Sáp Huyết

Chương 358: Q.3 - Chương 358: Tai hoạ ngầm (1)




Thái Tương ngẩn ra.

Chẳng chỉ Thái tương sững sờ, cả triều văn võ đều bị kinh ngạc vô cùng. Ai cũng cũng không ngờ được Lã Di Giản nắm giữ triều chính bao nhiêu năm lại không hề phản kích lại những lời chỉ trích này, mà còn đề ra thỉnh cầu từ chức.

Thái Tương công nhiên chỉ trích Lã Di Giản ngồi không ăn bám, làm cho cục diện triều đình nhà Tống hiện giờ suy sút, quả thực chưa từng thương lượng qua với Phạm Trọng Yêm. Nhưng ông ta và ba người Vương Tố, Dư Tĩnh, Âu Dương Tu thương nghị riêng, trước giờ cho rằng phải thúc đẩy nhanh việc tiến hành cải cách, Lã Di Giản bảo thủ, chắc chắn sẽ là thế lực lớn nhất ngăn cản việc cải cách. Do đó Thái Tương hôm nay đã sớm hạ quyết tâm, chắc chắn muốn gạt bỏ Lã Di Giản ra khỏi những người thực hiện cải cách, ông ta đã chuẩn bị ứng phó với tình hình phản kích kịch liệt nhất, nhưng không ngờ rằng Lã Di Giản lại lập tức từ chức, Thái Tương tuy đắc thủ, nhưng trong lòng luôn cảm thấy bất an:

- Lã Di Giản là người thâm trầm, cay độc lão luyện, chiêu này chẳng lẽ là kế lấy lùi làm tiến? Nhớ năm đó Thái hậu về trời, lúc thiên tử đăng cơ, Lã Di Giản lùi một bước, nhưng chưa đến mấy tháng, lại phản kích lại Lưỡng phủ, lần này, ông ta cũng giở trò này sao?

Trong điện cuối cùng yên tĩnh lại.

Triệu Trinh đảo mắt đến Phạm Trọng Yêm nói:

- Phạm khanh gia, ý khanh thế nào?

Phạm Trọng Yêm hơi chau mày, trầm giọng đáp:

- Thần cho rằng, chỉ trích của Thái Tư Gián có phần không thoả đáng, Lã tướng hà tất phải từ chức.

Quần thần vừa nghe Phạm Trọng Yêm không ngờ có ý giữ lại, lại ồ lên. Đám người Vương Tố, Dư Tĩnh nhíu chặt mày, nháy mắt với Phạm Trọng Yêm, hy vọng ông ta đừng giữ Lã Di Giản lại.

Phạm Trọng Yêm làm như không thấy, lại nói:

- Chuyện cải cách, sự tình trọng đại, Lã tướng chấp chính nhiều năm, biết rõ lợi hại, thần còn phải dựa vào Lã tướng, xin Lã tướng nghĩ lại.

Quần thần vô cùng bất ngờ, không nghĩ đến Lã Di Giản từ chức, Phạm Trọng Yêm lại giữ lại. Vốn cho rằng Lã Di Giản sẽ xuống thang, không ngờ Lã Di Giản bình tĩnh đáp:

- Ý tốt của Phạm công, trong lòng thần đã biết. Nhưng ý thần đã quyết, xin thánh thượng ân chuẩn.

Thanh âm Lã Di Giản vững vàng, nhưng ý lại quyết tuyệt. Triệu Trinh nghe xong, thần sắc có chút bất thường, cuối cùng mở miệng nói:

- Nếu đã như vậy, trẫm ân chuẩn.

Quần thần xôn xao, đều không ngờ kết quả sẽ yên ả như vậy. Những viên quan trước giờ theo Lã Di Giản thấy thế, đều âm thầm cảm thấy hối hận, thầm nghĩ sao không sớm có chút liên hệ với Phạm Trọng Yêm?

Hạ Tủng một bên nghe, dương dương tự đắc, thầm nghĩ hễ Lã Di Giản đi, trong triều đình này, chính là thiên hạ của y với Phạm Trọng Yêm. Y sớm biết lần này thánh thượng muốn trọng dụng hai người Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ. Phạm Trọng Yêm và y lại không có mâu thuẫn, Hàn Kỳ cũng không có lí do gì phải gây bất lợi với ông ta, biết rõ lúc đầu, thảm bại tại Tam Xuyên Khẩu, là ông ta thay Hàn Kỳ gánh trách nhiệm, nhận toàn bộ trách nhiệm về mình.

Nếu đã vậy, Hạ Tủng y tham gia làm chủ Lưỡng phủ không còn nghi ngờ, đã là chuyện chắc chắn.

Sớm có xá nhân tuyên đọc thánh chỉ do Lưỡng chế định ra, Lã Di Giản từ chức, do hai người Chương Đắc Tượng, Yến Thù đồng giữ chức tể tướng, Phạm Trọng Yêm tham gia chánh sự, chủ quản việc cải cách.

Đạo thánh chỉ này tuyên đọc ra, quần thần có chút ngoài dự liệu, nhưng hợp tình lí.

Chương Đắc Tượng thân là nguyên lão hai triều, đức cao trọng vọng, mấy năm trước được Triệu Trinh đề bạt, làm chủ Xu Mật viện, lần này từ Xu Mật viện chuyển vào Trung Thư tỉnh, chẳng qua chỉ là bình mới rượu cũ, chỉ là biểu thị ý tôn sùng nguyên lão trong triều. Vả lại, Yến Thù vốn là ân sư của Phạm Trọng Yêm, tự sẽ ra sức ủng hộ Phạm Trọng Yêm, ba người này cùng tại Trung Thư tỉnh chấp chính, đương nhiên sẽ tề tâm hiệp sức thúc đẩy cải cách.

Quần thần đều đang nghĩ đến cách hành xử ngày sau, phân tích mối quan hệ của những nhân tuyển trên danh sách, chỉ có Địch Thanh để ý đến một chi tiết.

Địch Thanh đã lâu ở trong cung, đương nhiên biết thánh chỉ là Lưỡng chế định ra. Tống triều lưỡng chế, chính là cách gọi chung của Hàn lâm học sĩ viện và Xá nhân viện, phụ trách soạn thảo chiếu lệnh của hoàng đế, mà Xá nhân trước mắt chỉ chịu trách nhiệm tuyên đọc nội dung, tuyệt không thể sửa đổi, nói như vậy, trước khi Lã Di Giản chủ động từ chức, nội dung trong chiếu thư đã muốn đẩy Lã Di Giản ra khỏi Lương phủ rồi sao?

Lã Di Giản từ chức, trên mặt Triệu Trinh lại không có chút ngạc nhiên. Theo Địch Thanh biết, Triệu Trinh có thể đoạt lại quyền vị từ tay Thái hậu, Lã Di Giản mang công đầu ủng hộ, vậy mà Lã Di Giản lại chủ động từ chức, chắc chắn là đã có kế ước ngầm với Triệu Trinh.

Lúc này, danh sách bổ nhiệm và miễn nhiệm đã tuyên đọc xong, Xá nhân chuyển qua đọc việc điều động bổ nhiệm và miễn nhiệm Xu Mật viện. Hạ Tủng dỏng tai lắng nghe, đợi đến lúc nghe được năm chữ “Xu Mật sứ Hạ Tủng”, không khỏi thở phào một tiếng, âm thầm đắc ý.

Kết quả này tuy trong dự liệu, nhưng vẫn còn thấy bất tâm. Xem vẻ mặt khác thường của triều thần, lại nhìn vẻ mặt kinh ngạc của bọn người Thái Tương, Dư Tĩnh. Hạ Tủng chau mày, đoán được mấy người này quá nửa sự việc cũng không biết trước, mới có biểu lộ thế này. Đám người Thái Tương xưa nay ngay thẳng, lại là đảng phái của Phạm Trọng Yêm, sau này phải tạo quan hệ tốt với bọn họ mới được.

Phó sứ Xu Mật do hai người Hàn Kỳ, Phú Bật đảm nhiệm, Gián viện vẫn như cũ do bốn người Thái Tương đảm trách, Ngự Sử Trung Thừa vẫn do Vương Củng Thần đảm đương...

Thánh chỉ đọc xong, mấy nhà vui vẻ, mấy nhà ưu sầu, thông tin truyền ra, kinh thành chấn động, cũng chính thức tuyên bố bắt đầu cuộc cải cách trong những năm Khánh Lịch của Đại Tống. Triệu Trinh đợi Xá nhân đọc xong thánh chỉ, mới hỏi:

- Chúng khanh gia có gì dị nghị?

Bách quan trầm mặc, Thái Tương nhìn Hạ Tủng, vừa mới bước lên, có một người bước ra, thi lễ nói:

- Thần có dị nghị.

Quần thần nhìn lại, thấy thần sắc người kia sáng sủa, hai mắt hơi nhỏ, ánh mắt sáng ngời, chính là Ngự Sử Trung Thừa Vương Củng Thần.

Năm đó, Địch Thanh trong khoảng thời gian thất bại tại Ma Khám, Vương Củng Thần đã đỗ tiến sĩ đầu bảng trong thời gian Thiên Thánh. Những năm gần đây, con đường làm quan thuận buồm xuôi gió, như nay đã có vị trí cao trong hàng ngũ Gián lưỡng viện.

Triệu Trinh có chút hoang mang, hỏi:

- Vương khanh gia có gì dị nghị?

Vương Củng Thần trầm giọng nói:

- Thánh thượng kiên quyết cải cách, thiên hạ vui mừng. Nhân tuyển chấp chánh đa phần là hiền tài, sáng suốt, thế nhưng thần cảm thấy có một người vào làm chủ chấp chánh Lưỡng phủ vô cùng không ổn.

Quần thần kinh sợ, không nghĩ Lã Di Giản từ chức, chẳng qua là món khai vị của cuộc cải cách trong triều, Vương Củng Thần lại nghi ngờ danh sách Lưỡng phủ mà thiên tử đưa ra, y muốn nói đến vị nào?

Triệu Trinh nhíu mày, chậm rãi hỏi:

- Khanh cảm thấy ai vào Lưỡng phủ không thoả đáng?

Vương Củng Thần từng chữ nói:

- Thần cho rằng, Hạ Tủng không phù hợp tham gia vào việc chấp chánh Lưỡng phủ.

Một lời vừa nói ra, vẻ mặt của quần thần mỗi người mỗi khác.

Hạ Tủng vừa kinh ngạc vừa tức giận, không ngờ lại là Vương Củng Thần hoài nghi khả năng chấp chánh của y! Hạ Tủng biết Vương Củng Thần xem như môn sinh của Lã Di Giản, thuộc phái Lã Di Giản, tại sao Lã Di Giản xuống đài, Vương Củng Thần không công kích Phạm Trọng Yêm, ngược lại khai đao với Hạ Tủng y?

Triệu Trinh cũng như vậy có chút không ngờ, sau một lúc lâu mới nói:

- Tại sao Hạ Tủng không phù hợp tham gia chấp chánh Lưỡng phủ?

Vương Củng Thần nói:

- Thánh thượng để Hạ Tủng làm Xu Mật Sứ, hiển nhiên cho là ông ta tại Tây Bắc có công lao lớn, mới có thể nắm quân cơ đại quyền. Nhưng thần nghe Hạ Tủng sau khi đến Tây Bắc, cả ngày tìm vui hưởng lạc, không để ý đến việc quân, con người Hạ Tủng tà ác nham hiểm, tham tài háo sắc, đối với chiến sự với nước Hạ hèn nhát cẩu thả, đó là nguyên nhân thất bại chủ yếu của quân ta tại Tam Xuyên Khẩu. Loại người này nếu vào Xu Mật viện, không phải là trò cười lớn nhất sao?

Hạ Tủng giận dữ, trên trán đã nổi gân xanh, hận không thể đánh cho Vương Củng Thần một trận.

Trong lòng Triệu Trinh do dự, cũng tán thành với lời của Vương Củng Thần. Y chọn Hạ Tủng làm Xu Mật sứ là bởi vì Phạm Trọng Yêm đề cử. Nhưng những ngày gần đây, y luôn nghe biết được, bá tánh đối với Hạ Tủng rất xem thường, trong dân gian đồn đại, cũng cho là chiến công tại Tây Bắc là thuộc về Phạm Trọng Yêm, Địch Thanh, mà việc Hạ Tủng trong quân doanh uống rượu mua vui, cũng đã sớm truyền đến bên tai Triệu Trinh.

Tuy nói uống rượu mua vui ở Biện Kinh vô cùng bình thường, nhưng như vậy ở biên thuỳ, khó tránh để người khác có cảm giác “quân sĩ trước mắt không rõ sống chết, mĩ nhân trong trướng ca múa”.

Triệu Trinh nghĩ đến đây, đối với đề nghị lúc đầu của Phạm Trọng Yêm có chút nghi ngờ. Nhìn thấy Phạm Trọng Yêm như muốn lên tiếng, ánh mắt xẹt qua, nhìn về phía Thái Tương hỏi:

- Thái Tư Gián, ý khanh thế nào?

Thái Tương lập tức nói:

- Thần đồng ý với lời của Vương Trung Thừa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.