Sau khi cùng bà Lý hàng xóm chào hỏi xã giao qua một câu, Trương Văn
Trọng liền dùng chìa khóa mở cửa, bước vào trong căn phòng của mình.
Ở trong tay của Trương Văn Trọng ngoại từ phần cơm Dương Châu mua tại
tiệm ăn nhanh ra, thì còn có giấy vẽ Tuyên Thành cùng mực nước và bút
lông. Hắn định dùng mấy thứ này, đích thân làm ra một món quà sinh nhật
xa xỉ cho Vưu Giai đi mừng ông nội.
Ăn qua loa vài
miếng cơm xong, Trương Văn Trọng dọn dẹp mặt bàn sạch sẽ. Theo sau đi
xuống dưới phòng bếp bỏ dược liệu vào trong ấm đất, vặn nhỏ bếp ga, bắt
đầu sắc thuốc cường thân kiện thể.
Sắc một nồi thuốc
cần phải mất bốn mươi lăm phút, tuy rằng khoảng thời gian này không tính là dài nhưng Trương Văn Trọng cũng không muốn lãng phí. Hắn tính toán
lợi dụng khoảng thời gian nhàn rỗi này, làm luôn món quà sinh nhật cho
Vưu Giai đi tặng ông nội.
Vì thế hắn quay trở lại
phòng khách, đem giấy Tuyên Thành, mực nước và bút lông vừa mới mua được kia, lấy tất cả ra khỏi túi ni-long, đặt chỉnh tề ngay ngắn ở trên mặt
bàn.
Vốn dĩ Trương Văn Trọng cẩn thận trải giấy xong, lại dùng thủy bình nhẹ nhàng đè lên trên mép giấy. Theo sau mới cầm lấy bút lông nhúng vào mực nước, cổ tay nhẹ rung, bắt đầu họa chữ như du
long hí thủy, chơi đùa ở trên mặt giấy.
Sau khi đoạt
xá trùng sinh, đây là lần đầu tiên Trương Văn Trọng sử dụng bút lông họa chữ thư pháp, cho nên đường nét vẫn còn cong vẹo, không chỉ phi thường
khó coi. Mà thậm chí muốn nhìn ra chữ gì cũng đều là vô pháp.
Hiện giờ hắn dùng bút lông họa thư pháp, cùng với người mới học tập
viết chữ thư pháp, chỉ có xấu hơn chớ không dám khen đẹp hơn.
Mặc dù đường nét chữ viết hết sức khó nhìn, nhưng biểu tình của Trương Văn Trọng thủy chung vẫn hờ hững như trước, không có tản mát ra diễn
cảm thất vọng. Hắn lại cuộn tờ giấy Tuyên Thành vẽ hỏng kia lên, ném vào trong thùng rác ở dưới mặt bàn.
Theo sau Trương Văn
Trọng trải một tấm giấy Tuyên Thành khác lên trên mặt bàn, lại bắt đầu
họa thư pháp. Lúc này chữ hắn viết cũng rất khó coi nhưng so sánh với
bức tranh trước, thì vẫn tốt hơn rất nhiều.
Nguyên
lai Trương Văn Trọng thuần túy chỉ là đang tìm lại cảm giác mềm dẻo của
cổ tay mà thôi. Cho nên hắn tựu không quan tâm đến nội dung bức tranh là cái gì, cũng không cần biết đến tột cùng thì chữ đẹp hay chữ xấu.
Cứ như vậy huy động cổ tay khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ, những nét mực trên tờ giấy Tuyên Thành chồng chất lên nhau dày đặc, cuối cùng Trương
Văn Trọng đã tìm lại được cái loại cảm giác huy động tự nhiên nơi cổ
tay. Một nụ cười thản nhiên thoáng hiện ở trên khóe miệng Trương Văn
Trọng, bởi vì hắn biết trạng thái lúc này của mình, đã có thể bắt đầu
chế tạo phần quà sinh nhật cho Vưu Giai đi tặng ông nội rồi!
Đúng như vậy, quà sinh nhật mà Trương Văn Trọng chuẩn bị cho Vưu Giai, chính là một bức thư pháp! Một bức Bách Thọ Đồ do đích thân hắn thủ
bút.
Cái gọi là Bách Thọ Đồ, chính là do một trăm chữ thọ ghép lại tạo thành tranh chữ, mang dụng tâm chúc phúc bách niên
giai lão. Nghe thì vẽ bức Bách Thọ Đồ này có vẻ đơn giản, nhưng muốn
viết một trăm chữ thọ có phong cách tư vị bất đồng, thì quả thực là một
chuyện phi thường nan giải.
Lúc này đây Trương Văn
Trọng trải giấy lên trên mặt bàn xong, cũng không có vội vàng múa bút
họa chữ, mà híp mắt trầm ngâm. Bình tâm định khí đứng trước mặt bàn,
trong đầu dần dần hiện ra một trăm chữ thọ với phương thức bất đồng.
Lẳng lặng đứng im khoảng năm phút đồng hồ, Trương Văn Trọng bất thình
lình mở mắt. Một nụ cười tự tin thoáng xuất hiện trên khóe miệng của
hắn.
Theo sau hắn động.....
Cánh
tay phải của Trương Văn Trọng chậm rãi vươn ra, cầm lấy chiếc bút lông ở bên cạnh, đem ngòi bút nhúng xuống nghiên mực nước. Nhãn tình khẽ nhíu
lại, tốc độ huy động bút lông nơi cổ tay đột nhiên trở nên nhanh chóng,
ngòi bút di động lưu loát như nước chảy mây trôi.
Chữ thọ hùng tráng khỏe khoắn, đôn hậu chất phác tự nhiên nhưng lại đoan
trang tỉ mỉ. Đó chính là hành văn thời kì xuân thu chiếc quốc, bút pháp
mang theo hương vị cổ kính làm cho người xem phải say mê không thôi.
Chữ thọ nghiêm cẩn chặt chẽ, nét phác trọn trịa, chính là bút pháp của Lý Tư đời Tần. Để cho người xem cách xa ngàn năm văn hóa, mà vẫn rõ
ràng nhận thấy được phong thái oai hùng năm xưa của Tần thừa tướng.
Chữ thọ kết cấu ngay ngắn, vuông vắn khỏe mạnh, chính là thể lệ hành văn của Thái Ung đời Hán.
Còn có chữ thọ tuần luật sâm nghiêm, âm dương hài hòa kia, cũng chính là của thi tiên Lý Bạch đời nhà Đường......
Còn có chữ thọ hành văn tiêu sái phóng khoáng của Giang Nam đệ nhất
tài tử, Đường Dần. Cả đời ngâm thơ họa chữ, thật sự đúng là một kiếp
phong lưu!
Những danh gia thư pháp nổi tiếng trong
lịch sử cổ đại. Ở một khắc thời gian này đều sống lại dưới ngòi bút điêu luyện của Trương Văn Trọng.
Huy động cổ tay thêm vài nét, rốt cuộc Trương Văn Trọng đã họa xong chữ thọ cuối cùng trong bức
tranh. Hắn liếc mắt đánh giá tổng thể một cái, đột nhiên cười phá lên ha hả. Tiêu sái đặt chiếc bút lông xuống nghiên mực, toàn bộ động tác quả
thật hơi có vài phần phóng khoáng giống như danh sĩ thời Ngụy Tấn, buông thả vô độ.
Không thể hoài nghi Trương Văn Trọng đối với bức Bách Thọ Đồ này, phi thường hài lòng.
Đủ một trăm chữ thọ trong bức Bách Thọ Đồ, hoặc là mang theo phong
cách cổ kính, hoặc là nghiêm luật phóng túng, không có bất luận chữ nào
giống với chữ nào. Mà khiến cho người ta phải kinh ngạc không thôi chính là, mỗi chữ thọ trong bức Bách Thọ Đồ này, đều xuất hiện bút tích của
những danh gia thư pháp ở các triều đại khác nhau, tựa hồ như chính bọn
họ đã tự tay họa thư.
Không thể nghi ngờ, bất kỳ một
người nào có nghiên cứu qua về thư pháp, sau khi chứng kiến được bức
Bách Thọ Đồ này khẳng định là sẽ bị kinh sợ không thôi.
Thậm chí ở trong lòng bọn họ còn không hẹn mà đồng thời nảy sinh ra
loại một ý niệm: “Bức Bách Thọ Đồ này, liệu có phải là do một trăm vị
danh gia thư pháp nổi tiếng, cùng nhau liên thủ vẽ ra hay không?”
Căn bản sẽ không một ai tin tưởng, trên đời này còn có người tinh
thông cả một trăm loại bút tích danh gia, cư nhiên lại có được cái thần
trong chữ.
Đồng thời tinh thông cả một trăm loại thư
pháp...Chuyện như vậy, thật sự là không dám tưởng tượng, mà cũng làm cho người ta không thể tin được.
Chú thích: Giấy Tuyên
Thành mượn theo tên của Tuyên Thành ở An Huy. Tuy nhiên chỉ có vùng phụ
cận của Tuyên Thành mới sản xuất loại giấy này. Nhiều nơi cũng sản xuất
giấy thư pháp rồi cũng lấy tên là Tuyên Thành hay còn gọi là Tuyên Chỉ
và Phỏng Tuyên. Việt Nam gọi là Xuyến Chỉ. Loại giấy Tuyên được ưa
chuộng nhất hiện nay là Ngọc Bản Tuyên...làm từ gỗ dâu, rạ, và vỏ cây
Đàn Mộc ngâm tro, vì vậy giấy hút rất nhiều mực, nét chữ đậm đà.
Bách Thọ đồ: Là bức tranh thư pháp với một trăm loại chữ Thọ khác nhau.