Sống Lại Chờ Em Lớn Lên

Chương 3: Chương 3: Có một số việc không thể làm trái.




Sau giờ học buổi chiều, Hứa Đình Sinh về nhà theo con đường 11.

Lúc đầu, hắn cứ tưởng mình nhầm xe đạp, tìm mất một lúc lâu cuối cùng mới nhớ ra là khi đi Nham Châu, cơ bản không mang xe tới trường.

Chẳng trách mà trưa nay cha hắn nói có muốn chờ về cùng hay không.

Khi Hứa Đình Sinh về tới nhà, mẹ đã làm xong cơm chiều, đang trộn trứng với rượu. Cha hắn thì cầm ly trà ngồi bên bàn ăn, tiếp khách.

Khách có mặt hôm nay thật ra cũng chẳng phải là khách mà là tên nhóc Vương Tiến Phương ở bên hàng xóm.

Vương Tiến Phương là cái tên duy nhất được thầy Ngô chọn cho ở thôn Đại La. Thời này vốn vẫn giữ nguyên tắc con trai quý hơn con gái. Em gái của y tên là Vương Gia Thiên. Khi đó hai cái tên này được người trong thôn chấp nhận. Tuy nhiên đó lại không phải là hai cái tên mà thầy Ngô thích nhất. Ông nói hai cái tên này có đủ ý nghĩa, nhưng vẫn còn thiếu văn hóa.

Hai cái tên đắc ý nhất đối với thầy Ngô đó là cho một đôi anh em. Anh tên là Lý Từ Gia, em tên là Lý Từ Lương.

Khi ấy trong thôn không ai biết hai chữ này có nghĩa gì. Nhưng sau đó có một cô gái tới Quảng Đông vài năm trở về đã nói với Lý Từ Lương một câu rằng:

- Hai mà như một.

Hứa Đình Sinh rất cảm kích khi đó cha mình đã không tìm thầy Ngô đặt tên, mặc dù tên của hắn nhìn cũng khá được.

- Cha mẹ, con về rồi.

- Tiến Phương, ở lại nhé? Chút nữa ăn cơm.

- Em con đâu?

Hứa Đình Sinh cố gắng thể hiện một cách bình thường.

- Em con đang học trong phòng, con đi gọi nó.

Mẹ hắn nói.

Hứa Đình Sinh gõ cửa phòng em gái, không thấy ai trả lời.

- Học....chắc chắn là đang ngủ.

Hứa Đình Sinh thầm mắng sau đó đẩy cửa ra quả nhiên thấy muội muội đang ngủ gục trên bàn, trong mơ còn cười để lộ hai cái lúm đồng tiền. Em gái của hắn là một người rất thần kỳ, từ nhỏ đã tham ăn tham ngủ, nhưng dáng người lại khá, thành tích rất tốt. Kiếp trước, nếu không phải trong nhà xảy ra chuyện, chắc chắn nó sẽ mãi là một cô bé vui vẻ.

Khi gia đình rơi vào cảnh khó khăn, em gái hắn đành phải nghỉ học sớm, cố gắng làm lụng, độc lập kiên cường.

Sau này bạn có thích một ai chắc chắn sẽ hi vọng ngày nhỏ cô ấy không phải sống như vậy. Nhưng với điều kiện là bạn phải có khả năng giúp đỡ cô ấy.

- Thu. Đời này, anh sẽ cố hết sức, để em không phải sống khổ nữa, mãi mãi là một cô bé đáng yêu.

Hứa Đình Sinh lẩm bẩm.

- Hả...., anh nói gì vậy?

Em gái mơ màng tỉnh lại, vừa ngáp vừa hỏi.

- A...không có gì, mẹ bảo anh gọi em dậy ăn cơm. Nhanh lên, nếu không bị ăn đòn đấy.

Hứa Thu Dịch sợ hãi bật dậy, vội vàng chạy ra ngoài.

Vương Tiến Phương đồng lứa với Hứa Đình Sinh, là bạn hồi nhỏ của hắn. Nói đơn giản thì là đám bạn ăn trộm, hái táo hái dưa mà mỗi người đều có.

Ở kiếp trước, Hứa Đình Sinh còn nhớ sau khi tốt nghiệp sơ trung, Vương Tiến Phương không học tiếp mà ở nhà nuôi lợn, sau đó đột nhiên bán đàn lợn rồi đi lính. Đáng tiếc, từ sau khi đi lính cũng không có gì tốt. Sau khi xuất ngũ, Vương Tiến Phương không về nhà mà làm bảo vệ ở thành phố.

Kiếp trước khi hai người gặp nhau thì vương Tiến Phương đã kết hôn, còn có một đứa bé hai tuổi.

Y trở về là vì trốn nợ.

Vương Tiến Phương xuất ngũ, cưới vợ ở nơi đi lính. Già trẻ cả nhà vợ bám theo y để sống, không có việc làm, tất cả chi nhờ vào đồng lương của y. Vương Tiến Phương không còn cách nào khác, liền làm một đống thẻ tín dụng, quét thẻ qua ngày, lấy thẻ nuôi thẻ, cuối cùng trong số hai mươi cái thẻ, thiếu tới 40 vạn.

Khi ấy, Hứa Đình Sinh mới tốt nghiệp, đưa cho gã hai ngàn đồng, sau đó cũng không biết y thế nào. Chỉ vô tình nghe mẹ kể chuyện rằng y bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà, không biết đi đâu.

- Tính toán thời gian thì có lẽ Vương Tiến Phương chuẩn bị đi lính.

Hứa Đình Sinh nghĩ vậy.

Vương Tiến Phương tới tìm ông Hứa để nói về chuyện đi lính, muốn nghe ý kiến của ông. Thấy tới lúc ăn cơm, bà hứa đưa chén rượu và bát đũa, y cũng không khách khí, ngồi xuống cùng ăn cơm chiều.

Ông Hứa rót cho mình và Vương Tiến Phương ly rượu rồi nhìn Hứa Đình Sinh:

- Con thi xong hãy uống.

Đối với chuyện Vương Tiến Phương đi lính, đứng theo quan niệm của mình, tất nhiên ông Hứa hoàn toàn tán thành. Thậm chí ông rót ly rượu đó, nhiều ít cũng có chút đưa tiễn y.

Vương Tiến Phương và ông Hứa nâng ly, uống một ngụm rượu, ngập ngừng một lúc rồi nói:

- Đối với chuyện đi lính, lần trước cháu đi hỏi. Người trong đó nói với cháu, số lượng không nhiều, nếu muốn đi thì cần tới hai vạn. Cháu muốn hỏi chú Hứa xem thế nào?

Ông Hứa trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

- Có phải về chuyện tiền hay không?

Vương Tiến Phương vội vàng lắc đầu:

- Không phải. Hai năm qua cháu cũng tích được một chút tiền. Nếu còn thiếu, cháu sẽ bán đàn lợn, có lẽ cũng đủ.

“Hóa ra đây là nguyên nhân Vương Tiến Phương bán đàn lợn. Không biết kiếp trước vì sao mà mình không ngồi nghe cuộc nói chuyện này...chẳng lẽ lúc đó mình không về nhà?”

Hứa Đình Sinh nghĩ một lúc rồi ngắt lời:

- Vì sao không nuôi lợn tiếp?... Thầy giáo của mình nói bây giờ chuyện đi lính không còn là con đường tốt nữa. Tiến Phương mà cứ giữ đàn lợn thì không cần phải bỏ hai vạn kia. Mình thấy nếu đi tập luyện một chút thì được, nhưng bây giờ...không bằng tiếp tục nuôi lợn đi.

Vương Tiến Phương lắc đầu:

- Hiện tại, mình chỉ nghĩ tới đi lính. Cho dù thế nào, cuối cùng cũng là một con đường đi. Mặt khác bây giờ nuôi lợn quá khó khăn, giá thịt giảm liên tục. Tháng trước còn có người trả cho tôi ba vạn, do dự một chút, bây giờ chỉ còn một vạn sáu.

Hứa Đình Sinh lục lọi ký ức của mình nhớ lại, năm 2003, đúng là giá thịt lợn giảm xuống tới đáy. Rất nhiều nhà nuôi lợn không chịu được áp lực, hoặc là bán rẻ, hoặc là bị lái buôn chèn ép khiến cho sản lượng năm đó giảm xuống rất nhiều. Tuy nhiên con sóng nhỏ đó qua rất nhanh. Sau khi sự kiện đó xảy ra mấy tháng, với huyện Lệ Bắc vốn cách xa thành thị, sự sợ sệt đối với loại bệnh lở mồm long móng nhanh chóng biến mất. Giá thịt lợn bắt đầu tăng trở lại, thậm chí còn gần gấp đôi trước kia.

Cuối năm đó, vì dịch cúm gia cầm xuất hiện, thịt gia cầm tạm thời rời khỏi thực đơn của các gia đình khiến cho đám lái buôn lại đẩy giá thịt lợn lên rất cao.

Nghĩ tới chuyện này, Hứa Đình Sinh liền nói:

- Tôi nhe người ta nói, bệnh lở mồm long móng sẽ qua rất nhanh. Theo tôi thấy, nếu tiếp tục nuôi lợn, qua thời điểm này, có khi giá thịt lợn lại tăng mạnh hay không?

Vương Tiến Phương và ông hứa đều nhìn Hứa Đình Sinh với ánh mắt lạ lùng. Rồi ông Hứa lên tiếng hỏi một cách hiếu kỳ:

- Vậy ý con là thế nào?

Hứa Đình Sinh nghĩ một lúc rồi nói:

- Ý của con là nếu thế, tốt nhất nhân lúc này giá cả xuống thấp thu mua một chút, mở rộng quy mô. Như vậy, sau khi dịch bệnh qua đi, có khi lại phát tài.

Ông Hứa do dự một lúc rồi nói với Vương Tiến Phương:

- Tiến Phương, cháu thấy Đình Sinh nói thế nào?

Vương Tiến Phương gãi đầu, cười cười:

- Cháu cũng không biết, chỉ thấy mọi người bán thì cháu cũng bán theo.

Hứa Đình Sinh cảm thấy hơi lo lắng liền vội vàng nói:

- Vậy ngươi về nghĩ cho kỹ rồi quyết định. Tôi cảm thấy tình huống vừa rồi có thể xảy ra rất cao.

Vương Tiến Phương gật đầu, không nói thêm.

Ông Hứa cũng không nói gì nữa.

Sau khi Vương Tiến Phương đi, mẹ và em gái ngồi xem tivi, bên bàn ăn chỉ còn lại hai cha con. Ông Hứa do dự một chút rồi rót cho Hứa Đình Sinh hơn nửa chén rượu.

Hứa Đình Sinh bưng ly rượu lên rồi chạm với cha một cái sau đó hỏi:

- Cha, cha nghĩ Tiến Phương sẽ quyết định thế nào?

Ông Hứa cười cười:

- Tiến Phương khác với con. Thật ra quan niệm của nó cũng giống với thế hệ của cha. Thử một lần xong, rất khó có đủ can đảm để mạo hiểm. Đối với nó thì việc đi lính có lẽ ổn thỏa hơn.

Hứa Đình Sinh nghe được ý của ông Hứa. Mặc dù nói tới Vương Tiến Phương nhưng thật ra có khác gì ông đang nói mình đâu?

- Cha, con cảm thấy thật ra cha còn rất trẻ. Nói thế nào thì...vẫn còn có tương lai.

Hứa Đình Sinh cười nói.

- Tương lai...cái con chó.

Ông Hứa phá lên cười, đó lý ký ức về thời trẻ vẫn còn trong ông. Giờ phút này, ông Hứa cười nói:

- Bây giờ cha chỉ cần con và em gái con khỏe mạnh, học tốt là được rồi. Cái nhà này nhờ vào con... Còn cha, chẳng nghĩ tới gì nữa.

Nói tới nửa sau, nụ cười tươi trên gương mặt ông Hứa được thay bằng sự mất mát.

Hứa Đình Sinh nhìn thẳng vào mắt ông rồi đột nhiên nghiêm mặt nói:

- Nhưng cha không cam long. Năm mười tám tuổi đã dám mở xưởng, con không tin cha cam tâm như vậy.

Ông Hứa trầm mặc không nói.

Hứa Đình Sinh nói tiếp:

- Cha, con cũng không cam lòng. Con thích cha như trước kia, uống rượu bằng chén lớn, vừa nói vừa cười. Mẹ nói cha lúc còn trẻ luôn như vậy, thậm chí còn vẫy tay mời công nhân nữ ở xưởng gần đó xem phim, còn cố tình đưa vé xem cho mẹ... Khi đó cha mới thật là phong lưu.

- Dùng từ kiểu đó thì thi đại học kiểu gì? Phải nói là...kỹ thuật. Nếu không ngại ngùng khi theo đuổi mẹ con, con tưởng cha tự nhiên bỏ nhiều tiền như thế để mời mọi người xem phim à?

Ông Hứa nói xong liền cho Hứa Đình Sinh một cái tát, có điều nó chỉ như vỗ đầu hắn.

- Haiz, kỹ thuật....Dù sao thì trong hai năm qua con luôn nghĩ tới nó, cha không thể cứ vùi đầu vào đồng ruộng mãi được. Chỉ cần có cơ hội, là cha lại có thể làm lại từ đầu.

Hiển nhiên ông Hứa cũng động tâm, trầm ngâm một lúc ông mới nói thong thả:

- Đâu dễ như vậy. Hiện giờ nhà chúng ta có chút tiền, cha phải nghĩ cho con với em gái đi học, không đủ để cho cha làm lại xưởng. Cho dù có đủ thì cha cũng không thể mạo hiểm.

Hứa Đình Sinh vội vàng hỏi:

- Cha, cha có thể cho con biết, bây giờ nhà chúng ta có bao nhiêu tiền không?

Ông Hứa nhìn con trai rồi nói:

- Hơn ba vạn một chút. Con hỏi làm gì?

Năm 2003, con số 3 vạn nói nhiều chẳng phải nhiều mà ít cũng không phải là ít. Hứa Đình Sinh trầm ngâm một lúc rồi lên tiếng:

- Cha không phải nghĩ tới xưởng. Ba vạn đồng không đủ làm xưởng thì còn rất nhiều cách khác để làm ăn. Còn cụ thể làm gì, làm thế nào, chờ con thi vào đại học xong, hai cha con chúng ta sẽ thương lượng tiếp. Tóm lại là con hi vọng cha có thể lấy lại ý chí trước đây.

Ông Hứa nghĩ một lúc rồi mỉm cười:

- Vậy thì chờ con tốt nghiệp.

Nghe cha nói vậy, Hứa Đình Sinh cảm thấy rất vui, bưng ly rượu lên chạm với ông Hứa rồi uống cạn:

- Vậy lấy chén rượu này để kính trước. Chúc cha...trở lại, tung hoành khắp nơi.

Ông Hứa cười sang sảng, uống hết ly rượu một cách thoải mái.

... ...

Hứa Đình Sinh không biết lần này nói chuyện có làm cha xúc động không, cũng không biết cha mình quyết tâm thế nào. Ý nghĩ của hắn rất đơn giản, nếu cha hắn vẫn có thể quyết định làm lại vậy thì bản thân sẽ nghĩ cách, đứng đằng sau thúc đẩy thì chuyện khá lên cũng là điều đương nhiên.

Tục ngữ nói hiểu con không ai bằng cha nhưng thật ra con làm sao không hiểu cha. Hứa Đình Sinh biết, thật ra năng lực của cha mình rất mạnh, ít nhất còn mạnh hơn hắn ở kiếp trước, chỉ có điều thiếu tâm chí mà thôi.

Nhưng nếu...cha hắn vẫn do dự thì sao? Điều này Hứa Đình Sinh cũng đã nghĩ đến. Nếu thế thì qua sự cố gắng của mình để cha hắn an tâm thoải mái dưỡng lão.

... ...

Ngày hôm sau, Hứa Đình Sinh không thấy Vương Tiến Phương.

Tới chủ nhật, Hứa Đình Sinh ngủ tới trưa, khi rời giường đúng lúc Vương Tiến Phương tới nhà. Hứa Đình Sinh không kịp mặc quần áo chỉnh tề, vội vàng đi ra.

Vương Tiến Phương tới để từ biệt. Y vẫn quyết định bán đàn lợn để đi lính.

- Ngươi không nghĩ lại? Tôi bảo đảm, bệnh lở mồm long móng sẽ qua rất nhanh.

Trong lúc vội vàng, Hứa Đình Sinh vội vàng dùng từ “bảo đảm“.

Vương Tiến Phương cười:

- Ta đã bán đàn lợn rồi, tiền đã dùng xong, chuyện đi lính đã được quyết định. Chú Hứa, Đình Sinh, cháu đi đây, xuất ngũ về sẽ gặp mọi người.

Vương Tiến Phương đi rồi.

Hứa Đình Sinh chỉ biết vẫy tay trong ngơ ngác.

Hắn không thể thay đổi sự lựa chọn bán đàn lợn để đi lính của Vương Tiến Phương, cũng không biết số mệnh sau này của Vương Tiến Phương như thế nào.

Hắn chỉ cảm thấy hơi rối loạn.

Chỉ sợ bản thân sống lại nhưng các dự đoán chưa tới thì đã có một số người, một số chuyện không thể thay đổi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.