Sau giữa trưa ánh mặt trời sáng rỡ xuyên thấu qua màn cửa sổ chiếu vào trên tờ giấy, những vết loang lổ mang theo chút ấm áp, dần dần làm Uyển Như cảm thấy nóng, hoặc là nói, nàng đọc tình trạng thảm hại của Thôi Uyển Lan trong thư ca ca miêu tả, không khỏi cảm thấy hả lòng hả dạ, muốn mỉm cười.
Đừng trách nàng cay nghiệt lạnh lùng, kiếp trước khi tỷ tỷ gặp rủi ro thì không thấy người muội muội này đưa tay cứu viện, kiếp này bản thân gả cho tiểu tướng quân oai hùng nàng ta lại chẳng biết xấu hổ còn tới quyến rũ, những chuyện này đã sớm mài mòn đi tình tỷ muội rồi.
Hơn nữa, nếu không có Trương thị cố ý dẫn dắt thì Uyển Như lúc ấy cũng sẽ không đi đường tà đạo, hôm nay cũng chỉ là mẫu thân nợ nữ nhi trả mà thôi. Báo ứng sớm muộn gì cũng tới, dù là sau một kiếp.
Một ngày kia, Trương thị bị đeo gồng áp giải vào kinh, Thôi Uyển Lan bị dọa sợ đến sắp điên mất, thuở nhỏ nhìn mẫu thân ruột len lén chà đạp huynh tỷ khác, nàng ta có thể không biết phụ thân không thể nhờ vả được ư, chỉ có mẫu thân ruột mới thích đứa con của mình nhất.
Cho nên, khi Thôi Thừa Vọng gióng trống khua chiêng cưới dắng thiếp thì nàng ta đã khóc, có cầu xin, có náo loạn, có chống lại nhưng phụ thân lại dùng lý do “quan trên ban tặng không thể cự tuyệt” quyết giữ ý của mình, vẫn cưới nữ tử đàng hoàng xinh đẹp như hoa kia.
Quan trên, cái gọi là quan trên không phải là nhà chồng của Thôi Uyển Như sao! Nhất định là Tiếu gia đứng ở bên nữ nhi do nguyên phối sinh ra, có lòng tốt gì chứ?
Thôi Uyển Lan nghĩ như thế càng lo lắng hơn, sau khi dắng thiếp kia quản nội viện, nàng ta nhớ lại các loại thủ đoạn ngấm ngầm xấu xa được mẫu thân giảng dạy không khỏi sợ hãi khác thường, không chỉ hương liệu, áo lót chỉ mặc ngày trước, ngay cả một chút thức ăn đơn giản cũng kiểm tra tỉ mỉ.
Ăn không ngon ngủ không được, tất nhiên chỉ ngắn ngủn một tháng đã ngày càng gầy gò, chờ sau khi Trương thị ở kinh thành làm ầm ĩ một trận, rốt cuộc tổ mẫu phái người đến đón nàng ta vào kinh.
Quản sự đắc lực nhất bên Viên lão phu nhân là Vân Nương nhìn bộ dạng Thôi Uyển Lan tiều tụy không chịu nổi cũng có chút mềm lòng, khéo léo từ chối tôi tớ do dắng thiếp xinh đẹp của Thôi Thừa Vọng đưa, vội vàng dẫn nương tử rời đi.
Bà ta lại không biết rằng trong đám người dắng thiếp đưa có nữ phu tử được Thôi Thừa Vọng cố ý tìm để quản lý Thôi Uyển Lan, còn có mấy vú già thô kệch giúp phu tử quản lý nương tử.
Trời xui đất khiến, trên đường từ Tây Bắc lên đường trở về kinh, không có người quản lý nhất thời Thôi Uyển Lan từ như chim sợ ná biến thành con chim nhỏ thoải mái cất cánh, có thể nói là trời cao mặc chim bay biển rộng mặc cá bơi, tùy ý tự do vô cùng.
Ở dưới tình hình nơi này, nàng ta làm quen với một tiểu nương tử đi cùng đường.
Có lẽ bởi vì hai nhà cùng đi chung một đường nên thường ở cùng một khách trọ, trên đường đi lúc rãnh rỗi cũng gặp phải nhau, thậm chí, khi Thôi Uyển Lan thấy bầu trời xanh ngắt gió thổi nhè nhẹ đi cưỡi ngựa thì lại gặp phải tiểu nương tử và ca ca cùng dắt ngựa đi dạo.
Đồng hành như thế một tháng hai bên lại biến thành thành người quen, trong lúc vô tình gặp mặt tiểu nương tử này lại chủ động lấy lòng, Uyển Lan cũng đã thân thiết hơn.
Tất nhiên Vân Nương rất không chào đón với tình huống như thế, bà ta lại không thể trực tiếp chỉ trích Thôi Uyển Lan không tuân quy củ, chỉ có thể nói bóng nói gió khuyên nhủ: “Nương tử đừng quá chủ quan, cần đề phòng gặp phải đồ lừa gạt.”
“Tiểu nương tử kia mặc chính là váy Nguyệt Hoa, ngươi có biết váy Nguyệt Hoa cần bao nhiêu tiền một bộ không?” Thôi Uyển Lan trợn mắt nhìn Vân Nương một cái, dùng một loại giọng nói hâm mộ thở dài nói: “Cho dù là nhà quan có tiền trong kinh cũng không nhất định có thể mua được! Đồ lừa gạt mà mặc được váy này? Hơn nữa. . . . . .”
Hơn nữa, mặc dù tiểu nương tử vẫn mang khăn che mặt không thấy rõ mặt mũi, nhưng dung mạo huynh trưởng của nàng khôi ngô tuấn tú lịch sự, lúc hắn búi tóc thường cài trâm ngọc màu xanh óng ánh trong suốt, bên hông phối ngọc bội trắng, phong độ dịu dàng ôn hòa không lộ rõ này, khi giơ tay nhấc chân làm cho người ta như tắm gió xuân.
Nam tử dung mạo bất phàm, ngọc thụ lâm phong như vậy, sao có thể là đồ lừa gạt?
Thôi Uyển Lan thích mỹ nam tử lại thích hư vinh, liếc thấy trúng dung mạo của đối phương và cách ăn mặc, sau nhiều phen vô tình gặp được nàng ta đã sinh ra ảo tưởng “ngàn dặm gặp được nhân duyên” tốt đẹp rồi.
Cho tới khi nàng ta không cự tuyệt thư tiểu nương tử kia đưa tới, làm bạn qua thư từ, thậm chí còn đắc ý để Vân Nương xem chữ viết của đối phương, khen ngợi “người này chữ viết đẹp, nói năng không tầm thường có thể thấy được gia giáo không tệ, vả lại mơ hồ lộ ra khí phách, quyết sẽ không phải là lưu manh”.
Đi tới nửa đường, tới một chỗ nào đó, tiểu cô nương tự xưng là Trần tam nương tử lại viết thư mời Thôi Uyển Lan đến hậu viện của một miếu thờ nổi danh trên đường thưởng hoa sen thì nàng ta khẽ ửng đỏ cả mặt hớn hở đồng ý, âm thầm mong đợi có lẽ huynh trưởng của đối phương cũng sẽ ở đó?
Tiếc nuối chính là, đối phương lại tuân thủ nghiêm ngặt quy củ không đứng chung với nữ quyến, đưa muội muội đến cổ miếu thì một mình tìm chủ trì đánh cờ, chỉ cho Trần tam nương tử đi với Thôi Uyển Lan, hai người cười đùa thưởng hoa xong lại ở trong rừng dùng rượu từ cây mơ, thưởng thức rượu ngon nói về thơ họa.
Trần tam nương tử chừng mười bốn mười lăm tuổi ít hơn Thôi Uyển Lan, theo nàng ta thấy người này rất là đáng yêu, tính tình dịu dàng lại ít có chủ kiến, hình như là đóa hoa nhỏ được trong nhà nuông chiều, trong lời nói thường nghe nàng nói: “Ca ca nói. . . . . . Ca ca cho rằng. . . . . . Ca ca dạy ta. . . . . .”
Chỉ vài ba lời này, lại khiến Uyển Lan dần dần khắc nên hình tượng quý công tử học thức bất phàm ở trong lòng.
Sau lần đó chưa tới hai ngày, Thôi Uyển Lan lại mời lại Trần nương tử đạp thanh câu cá, trong lúc huynh trưởng Trần gia không cùng các nàng chơi đùa, chỉ từ xa tìm một nơi vẽ tranh, một bóng người dường như sáp nhập vào giữa núi sông nhìn hết sức động lòng người.
Không bao lâu, dưới sự khuyến khích của Uyển Lan tam nương tử bướng bỉnh chạy đi “cướp” bức tranh ca ca vẽ cho nàng ta thưởng thức.
Thấy bức tranh sông núi thủy mặc rầm rộ này, mong đợi trong lòng nàng ta càng tăng lên, sớm quên lời hứa sẽ không thân thiết với đôi huynh muội này với Vân Nương.
Thôi Uyển Lan muốn thăm dò đối phương rốt cuộc là người nào, thân phận có tương xứng với bản thân hay không, còn nữa, hắn đã có thê thất trong nhà chưa. Cho nên, không nhịn được tự giới thiệu nói: “Ta là thuộc chi thứ hai của Thôi thị ở kinh thành, chuyến này là trở về nhà sau khi theo phụ thân nhậm chức, các người thì sao?”
“Chúng ta là Trần thị Thanh Phong, lần này là theo chân ca ca vào kinh kiểm tra sản nghiệp trong nhà.” Trần tam nương tử đắc ý nói xong lại đột nhiên trợn mắt bụm miệng, hít sâu sau đó vội níu tay Uyển Lan lại cầu xin: “Phụ thân không cho nói, tỷ tỷ đừng nói cho người khác nghe nhá.”
Trần thị Thanh Phong? Uyển Lan sững sờ, cái này hình như nàng ta đã nghe qua rồi lại không quá quen thuộc, sau khi đồng ý với Trần tam nương lại suy nghĩ một lát, giờ mới hiểu được thân phận của đối phương.
Cái gọi là Trần thị Thanh Phong chính là danh gia thư họa tiền triều, hậu nhân của ẩn sĩ Thanh Phong, xuất thân cùng tộc với Trần Ngọc Dung kết thân cùng biểu huynh Tạ Tuấn Dật, thậm chí, Trần thị Thanh Phong mới là dòng chính ban đầu chân chính của vọng tộc Trần thị, chỉ vì lang quân Thanh Phong không muốn ở Đại Tề làm quan nên ẩn sĩ, nhân tài một chi này bởi vì ít có thân tộc đi lại bên ngoài mà thanh danh không hiển hách.
Nhưng mà, thư họa song tuyệt của Trần thị Thanh Phong dù là một nữ tử khuê các cũng đều biết truyền thuyết đó.
Đúng rồi, dòng chính Trần thị thì làm sao có thể hai bàn tay trắng quy ẩn rừng núi, nhất định có sản nghiệp, dù mai danh ẩn tích cũng có đệ tử đi lại bên ngoài. Không ra khỏi cửa trải nghiệm và cắt gọt mài giũa thì làm sao có thể làm ra được thư họa song tuyệt? Tạ Tuấn Dật kia còn thường xuyên đi lại giao du học hỏi đấy thôi!
Nghĩ đến Tạ Tuấn Dật thì Thôi Uyển Lan lại không khỏi suy nghĩ rộng ra, phụ thân của Trần Ngọc Dung dựa vào bối cảnh của gia tộc cũng làm được Thiếu Giám của Tương Tác Giám, chức quan không cao nhưng cũng là chức quan béo bở, nam tử con vợ cả của Trần thị Thanh Phong, tài hoa hơn người như thế thì làm sao con đường quan lộ của hắn không huy hoàng cho được?
Nếu Uyển Như ở chỗ này nói không chừng nàng sẽ nhổ một ngụm: người ta tự xưng là Trần thị Thanh Phong ngươi sẽ tin thật hả? Dù thật sự là Trần thị Thanh Phong, chỉ bằng một hư danh có thể bảo đảm hắn thuận lợi làm quan sao? Phụ thân của Trần Ngọc Dung có thể làm Thiếu Giám ở Tương Tác Giám là bởi vì ông ta cưới Quận chúa, quan hệ bám váy đàn bà có được hay không.
Bị hư vinh hoa mắt Thôi Uyển Lan không nhìn thấy những vấn đề thực tế nhất này.
Nàng ta chỉ biết rõ tôi tớ của đối phương như mây, xe ngựa rất xa hoa, ăn mặc và hương liệu dùng toàn đồ rất xa hoa lãng phí, tranh vẽ vần thơ của hai huynh muội đều xuất sắc, nam tử kia tác phong nhanh nhẹn quý khí mười phần, hơn nữa, Trần tam nương tử mơ hồ để lộ ra huynh trưởng của nàng lần này ra khỏi cửa ngoại trừ giám sát sản nghiệp ra, còn muốn chọn thê ở bên ngoài.
Nghe những tin tức này, hốc mắt của Thôi Uyển Lan cũng sắp nóng lên, nàng ta mê mẫn lại hoàn toàn quên mất tại sao ẩn sĩ Thanh Phong quy ẩn rừng núi không màn danh lợi này có thể ăn mặc như con cháu nhà giàu mới nổi.
Nàng ta không quan tâm đến Vân Nương khuyên can đừng nên thân thiết với huynh muội Trần thị, nghĩ hết tất cả biện pháp tránh tôi tớ tới gặp riêng, rốt cuộc, vào một đêm đưa tay không thấy được năm ngón.
Thôi Uyển Lan lấy lý do bàn về cổ cầm đi tới phòng ngủ của Trần tam nương tử, để ngọc bội bên người của mình ở dưới giường lang quân Trần gia.
Đúng, Thôi Uyển Lan còn chưa ngu đến mức sẽ hiến thân cho một người chỉ gặp ở trên đường, hoặc là nói nhờ có Vân Nương nhìn chăm chăm nên hai người không có cơ hội này, nhưng nàng ta lại làm tất cả các bước chỉ không vượt qua bước cuối cùng, còn giao cho đối phương vật có khắc tục danh của mình làm vật đính ước.
Thậm chí, sau khi về nhà nàng ta còn mong đợi đối phương chính thức tới cửa cầu hôn, tất nhiên Vân Nương ở trước mặt Viên lão phu nhân hung hăng tố cáo Thôi Uyển Lan không biết liêm sỉ, đại bá mẫu lập tức bắt nàng ta nghiêm túc thẩm tra chuyện này.
Sau khi nghiệm thân biết được nàng ta vẫn hoàn bích (*còn trinh) lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm, nhưng không chờ Thôi Uyển Lan bị giam ở trong tiểu viện chép xong năm mươi lần lần nữ giới, trong kinh lại truyền ra một vụ lớn.
Trần Ngọc Lang là một hái hoa tặc mặt dày ham mê sắc đẹp!
Hắn là con của một thương hộ ở Bắc Địa, gia sản rất phong phú, thuở nhỏ đi theo danh gia học chữ vẽ tranh có thể nói tài hoa hơn người, lại bởi vì thân phận có hạn không thể vào sĩ, thậm chí cũng không lấy được nữ tử quý tộc trong lòng.
Cái gọi là “không bùng nổ ở trong im lặng mà là khác thường trong im lặng”, Trần Ngọc Lang nhất thời tức giận bước lên con đường tội ác, đặc biệt quyến rũ nữ tử quý tộc, lấy việc trộm trinh tiết của nữ tử ham lợi tầm thường làm nhiệm vụ của mình, coi như không đoạt được trinh tiết cũng muốn lấy trái tim của đối phương, Thôi Uyển Lan đã mắc bẫy.
Hắn ta thật sự đi kinh thành kiểm tra sản nghiệp, thuận tiện hái hoa, cũng bởi vì trêu chọc nữ nhi của quận vương nào đó ở Bắc Địa mà chạy trốn.
Dù thế nào một quận vương cũng có chút thế lực chờ sau khi hỏi được dung mạo của hái hoa tặc thì không bao lâu đã điều tra được Trần Ngọc Lang, vị quận vương này là một người nóng nảy, trong mắt không tha cho bất kỳ một hạt cát nào, ông ta không để ý chuyện trong nhà không nên truyền ra ngoài mà phải đóng cửa bảo nhau, dứt khoát quả quyết ra lệnh cho nữ nhi làm ni cô, rồi sau đó phái người ở kinh thành bắt được hái hoa tặc đưa vào Đại Lý Tự.
Quận vương hận không thể thay trời hành đạo, diệt tai họa, Trần Ngọc Lang bị nghiêm hình khai ra không ít nữ tử thế gia, sau khi mơ hồ truyền ra lời đồn đãi dĩ nhiên mọi người lên tiếng phủ nhận, vụ án của hắn ta nếu không có chứng cớ phía quan viên cũng không truy cứu, nhưng cố tình sau khi tịch thu Trần gia thì đã phát hiện ra một hộp, bên trong có khá nhiều đồ vật bên người của nhiều nữ tử, trong đó rõ ràng nhất là ngọc bội trắng có khắc “Ôn Uyển Nhược Lan”.
Bị liên lụy vào chuyện này các thế gia đại tộc vốn hận không thể tìm ra được kẻ gây chuyện bên trong cố tình truyền ra để che đậy chuyện xấu của bản thân, bị chỉ đích danh lúc này Thôi Uyển Lang bị ép vào đường cùng.
Cõi đời này tuyệt không thiếu người bỏ đá xuống giếng, ai sẽ e ngại một tướng gia đã từ quan? Đã sớm gây ra chuyện xấu chi thứ hai của Thôi gia chỉ trong khoảnh khắc đã nổi tiếng một lần nữa trong giới quyền quý.
Uyển Như kinh ngạc xem thư, thật không ngờ chuyện lại phát triển thành như vậy, chuyện này tương tự như kiếp trước của mình, khóc lóc kể lể không hề thất thân chỉ là nhiều người nhưng không người nào tin, Uyển Lan còn thảm hại hơn một chút, đã bị truyền ra ngoài mất rồi.
Lần này, không biết tổ phụ sẽ xử lý tôn nữ không biết liêm sĩ này thế nào? Giống như mình kiếp trước tuyên bố “chết bất đắc kỳ tử” ư? Mặc kệ như thế nào, hi vọng đừng ảnh hưởng tới hôn sự ủa ca ca!