Cơn mưa cuối tuần hôm đó như trút nước vào lòng, góc phòng xuất hiện một bóng nữ ngồi co rút. Không tivi, không internet, không điện thoại, tất cả chỉ có sách và sách. Nhìn mãi vẫn chẳng ra một căn phòng đầy đủ tiện nghi như vậy.
Đi học được đưa đón bằng ô tô, là con duy nhất được sinh ra ở gia đình bận rộn. Cứ nghĩ vậy là tốt, nhưng họ sẽ mãi không nhận ra con gái mình như được nuôi trong chiếc lồng gạch.
Ngân Vũ bị cách ly toàn bộ thông tin thế giới bên ngoài mà cha mẹ cho là tác động hại lên nàng.
“Cạch“. Tiếng cửa mở vô tình làm Ngân Vũ nhớ đến những trận đòn không nương tay. Một xấp hồ sơ bất mãn được ném thẳng lên bàn học:
“Chuyển trường ngay, bố rút hồ sơ rồi, hộ chiếu cũng xong nốt. Cho mày chọn nước đấy, thích đi đâu bố chiều miễn không ở gần cái loại yêu đương cấm kỵ đấy.”
Ngân Vũ liếc nhìn đống hỗn độn sẽ chia cắt mình và những người bạn kia. Phải chi năm đó không bất cẩn để ba mẹ biết nàng đọc truyện tranh Bách hợp, thì bây giờ ngay cả điện thoại cũng không trở nên quý giá như vậy.
Sét đánh giông bão làm Ngân Vũ ứa nước mắt, chuyện du học đã từng nghĩ qua nhưng khi đối diện sao lại đắng họng như thế? Vùng trời im lặng bao quanh căn phòng, người mẹ dù phản đối đến đâu cũng vẫn thấy thương con. Bà thỏ thẻ với người cứng rắn bên cạnh:
“Dù sao cũng cuối cấp, cho con nó học xong đã.”
Ánh mắt không hài lòng hăm dọa vợ, cuối cùng Ngân Vũ nhịn cũng đủ, bình thản lấy lại âm thanh vô hồn lạ thường:
“Con muốn học ở Thái.”
Đây là sự cương quyết khó hiểu mà Ngân Vũ ngầm bày tỏ. Người đàn ông lớn tuổi kia vì hài lòng nên vẫn không hỏi thêm tại sao lại chọn Thái thay vì các quốc gia Châu Á khác?
“Tốt, đánh vài trận mới chịu nghe lời. Để tao lo vé, chủ nhật bay ngay cho bố.”
Chủ nhật. Phải, là ngày Tường Chi đấu bóng rổ, trời thật trêu ngươi mà. Nhưng cho dù là ngày nào đi nữa thì Ngân Vũ vẫn mãi mãi không có mặt...
*
Trận thi đấu hôm đó đưa Ngân Vũ ra sân bay, mưa cùng nhau cản đường nhưng lại không đủ lớn để hoãn chuyến bay này. Tường Chi vẫn chưa biết chuyện gì, bộ đồ đội bóng màu cam tươi rói như gương mặt nàng khi thấy An Thanh xuất hiện.
Sân vận động trong nhà rộng rãi, nghe rõ âm vang của Triết đằng xa:
“Nhìn máy quay siêu rõ nét chất lượng này đi, tao vừa tóm được trong phòng ba tao.”
An Thanh đi bên cạnh khẽ bật cười không nói gì, sự vui nhộn này làm nàng nhớ lại thời vườn trường của mình đã qua.
Nai vàng phất tay gạc đi, nàng thừa biết Triết có năng lực mượn đồ rất giỏi. Nhưng lần này mượn được máy quay chẳng khác gì gián tiếp rằng Ngân Vũ không đến, vì mục đích là để người kia xem lại.
Cả ba đều thích bóng rổ nhưng Ngân Vũ không đủ chiều cao và kỹ thuật để vào đội.
Ngân Vũ... xong hiệp một mà vẫn không thấy người đâu...
Ba giờ chiều mà Triết vẫn ngồi trên khán đài la hét chí chóe, tay cầm máy quay không thành thục. Riêng An Thanh rất an nhàn xem thật thoải mái, nàng tập trung vào mỗi Tường Chi và nhận ra em ấy giành bóng rất giỏi. Tuy vậy kỹ thuật ném còn hạn chế khiến Thanh bỗng nhớ đến cái sân nhà mình..
Nếu lắp một rổ bóng kế hồ bơi để luyện ném thì sao nhỉ?
Giờ mới hiểu ra tại sao chiều cao không nổi trội mà con nai vàng ngơ ngác kia lại ung dung vào đội tuyển rồi. Nai vàng...? An Thanh tự suy nghĩ vu vơ rồi tự bật cười, khoác bộ áo cam lè như vậy cũng không khác con nai là mấy...
Cuối cùng trận tranh nhất nhì sắp diễn ra căng thẳng. Thầy thể dục luôn đem theo một thùng nước uống lạnh đủ loại cho học sinh. Riêng An Thanh chuẩn bị rất nhiều khăn lạnh thơm, làm cô bé khác lớp gần đó cảm kích mở lời:
“Chị của Chi chu đáo hết sức, lại giọng Bắc làm tao nhớ đến Ngân Vũ cũng y chang như vậy. Tiếc là con nhỏ đi du học rồi.”
Tường Chi giật mình nhíu mày như không hiểu, đầu óc lu mờ sau lớp khăn lạnh khi nhìn người bạn kia mở điện thoại xem giờ:
“Nghe nói ba giờ nó bay Thái, à qua luôn rồi nè.”
An Thanh nghe cái tên Ngân Vũ cũng chẳng có ấn tượng gì nhưng lại kỳ lạ nhớ đến hình nền điện thoại của Tường Chi. Đến khi quay sang thì em ấy đã bỏ chạy ra ngoài mưa rồi.
Mưa như tảng đá đè lấp tầm nhìn loạn bốn độ của Chi, tiếng máy bay bay ngang làm nàng gục ngã trước cổng trung tâm thể thao. Con chim sắt trên trời lạnh lẽo khuất bóng, tình bạn bao năm một giây tan vỡ, Chi òa khóc tại chỗ.
Đồng phục cam rộng rãi thấm mưa bó sát khiến Tường Chi trông càng ốm yếu. An Thanh và Triết vừa bước ra cửa đã thấy người dầm mưa ngoài đó, cảnh mềm yếu làm Thanh xót lòng. Không dù, không áo mưa, Thanh vội quơ áo khoác che tạm cho em. Con nai nhỏ gục ngã vào lồng ngực nàng, ôi...nàng đau lòng thay...
“Cứ khóc đi em.”
------------
Đêm chạng vạng ảm đạm mưa phùn, ngồi trên bàn pha chế nhà An Thanh mà ly chanh nóng nguội ngắt. Thật không hay nếu phải khóc liên tục tại nhà người khác như vậy, mặc dù An Thanh không nói gì.
Dáng cao cao xinh đẹp từ trong phòng lôi ra máy sấy tóc, Thanh nhìn Chi mặc đồ mình khá vừa vặn, thoáng chốc thấy gần gũi tựa như mình có em gái vậy. Dù sao là con một hai mươi ba năm nay, giờ có chút ảo giác cũng không lấy làm lạ.
Bàn tay mềm mại chạm vào mái tóc ướt không dài không ngắn kia mới cảm nhận được đôi vai gầy của Chi run rẩy. An Thanh bình thản sấy tóc cho em, gợi chuyện vui vẻ tự nhiên:
“Dù thiếu người nhưng đội em vẫn giải nhì đấy.”
Tường Chi quả nhiên ổn lại tinh thần, cái đầu nhỏ khẽ cúi xuống xóa hình nền điện thoại:
“Chị đừng chọc em nữa, em thiếu trách nhiệm.”
Nụ cười nhẹ như gió thoảng đáp trả Chi, An Thanh sấy khô tóc rồi về phòng mang ra một chiếc hộp lens mắt.
“Chị có hứa thi tốt sẽ nhận quà”
Tường Chi ngơ ngác nhìn vẻ mặt hào hứng của An Thanh, rồi lại nhìn về phần quà của mình. Bản thân chỉ nghĩ đó là lời nói vui nhưng không ngờ An Thanh lại làm thật. Người trước mặt kiên nhẫn mở ra:
“Là kính áp tròng loạn thị, biết em không thích đeo kính nên chị nghĩ món quà này hết sức hữu dụng”
Thực ra Thanh không cần giải thích vì Tường Chi biết rõ nó là gì, thậm chí là rất muốn có. Nhưng lý do khiến nàng bất động ở đây chính là giá cả.
“Chị Thanh...cái này mắc lắm”
An Thanh có chút ngớ ngẩn hết vài giây, nàng quên mất cô bé này có suy nghĩ thực tế. Đối với nàng chỉ là cỏn con, nhưng em ấy là học sinh, câu nói này không có gì lạ. Chỉ trách Chi quá hiểu chuyện mà thôi.
“Không nhận thì nghỉ việc.”
Lần này đến lượt Chi ngớ người ra, ôi chị Sếp trầm lắng kia, chị cũng biết đùa sao? Nhưng đùa cái này Chi cười không nổi đâu. An Thanh cười nhạt vì Chi hiền lành, lúc này không muốn chọc nữa:
“Chỉ là du học, bạn em không định cư nên vẫn quay về chỉ là sớm hay muộn thôi.”
Cô bé kia cầm chắc hộp lens trong tay muốn để thuận theo tự nhiên. Tường Chi điều khiển tâm trạng mình rất tốt, sự đơn độc tạo lên nàng kiên cường như hôm nay.
“Cảm ơn chị.”
Thấy Chi cười mà An Thanh cảm nhận như hàng chục con bươm bướm dâng lên trong lòng. Khẽ nhìn khóe mắt ươn ướt của em ấy khiến Thanh xuất hiện vài suy nghĩ vu vơ. Nếu nàng định cư ở Úc thật thì em có luyến tiếc như người bạn thân kia không?
Chắc không đâu...chúng ta chỉ mới bước tới ngưỡng cửa quá mới mẻ thôi.
Em nhỉ?...
***
Những ngày hôm sau là những buổi thực tập quay cuồng mất ngủ. An Thanh toàn nhận trực đêm và hơi ẩm của dầm mưa hôm trước bắt đầu đổ lên nàng. Đợt sốt cao thiêu cháy cơ thể của An Thanh, buộc phải nghỉ vài ngày. Đúng lúc hôm đó An Đào ghé thăm chỉ thấy Evy bơ phờ trong phòng nghỉ, bác sĩ khoa mắt lại ở đây cũng đủ hiểu nàng muốn tìm ai:
“Chị à Thanh nó sốt rồi vắng mặt hai ngày nay. Cuối tuần vừa rồi nó dầm mưa thành ra thế.”
Evy nói rất sỏi tiếng Việt vì trước kia cô giáo dạy học là giọng phổ thông. An Đào lo lắng thôi thúc trong lòng nhưng trách nhiệm của bác sĩ kiềm chân nàng lại. Người em họ trước giờ rất kỹ tính, việc dính mưa xảy ra thì không bao giờ. An Đào định bụng sẽ qua thăm sớm nhất có thể.
An Thanh nhốt mình trong phòng riêng với trận sốt cao không ngồi dậy được. Trong cơn mê sảng không hiểu sao nàng mơ thấy Tường Chi nấu cháo cho mình. Có lẽ đồ ăn tối nay Evy đem tới không có tác dụng giảm sốt, thuốc thì nhầm thành kẹo ngậm. Đúng là trời ban cho nàng một người bạn sét đánh mà.
Nhưng Evy cũng không khá hơn mấy khi hai ngày liên tục chỉ ngủ được khoảng tám tiếng. Cô bạn người Úc này cũng cần được uống thuốc đấy!
Giấc mơ làm Thanh mơ hồ ngủ đến sáng hôm sau thì điện thoại có người gọi đến. An Thanh dùng sức mới nghe được thì Tường Chi bên này hỏi ngay:
“Chị có nhà không?”
“...có”
Đầu dây bên kia im bặt một lúc mới đáp câu dứt điểm:
“Vậy mở cửa cho em đi”
Tắt cuộc gọi. An Thanh chưa tỉnh hẳn còn tưởng mình nằm mơ, nhưng cũng liều dậy mở công tắc cửa ngoài phòng khách, sau đó gục luôn tại sofa. Sáng sớm còn lạnh ngắt mặc dù gương đã được kéo rèm tối, mùi cháo thơm lan tỏa khắp nhà đến khi khăn lạnh đắp lên trán mới làm Thanh tỉnh hẳn.
Tường Chi tới được nửa tiếng, nghe qua giọng cũng biết có người bệnh. Thuốc được mang đến, cháo được hâm nóng, chỉ đợi chị Sếp dậy ăn thôi.
“Cháo này mẹ em nấu nên mới dám đem qua, em biết ở ngoài không đảm bảo dù có mua chị cũng không ăn đâu.”
Nai vàng còn không quên Thanh kỹ tính thế nào, quả nhiên tin tưởng không lầm người. Thanh tự lực ăn chứ Chi không đút, nàng còn cảm giác mùi vị cháo rất giống mẹ mình nấu ngày còn ở đây. Tường Chi mang đến một sự ấm áp gia đình qua nụ cười nghịch ngợm hiền lành đó.
“Em ăn chung đi”
“...em không thích ăn những thứ không nhai được.”
Lần đầu nghe một người trình bày thứ mình ghét bằng những câu từ quá đổi thật thà thế này, người hoa mỹ như An Thanh thấy rất thích. Từ sáng đến giờ cửa chưa khóa, cũng bởi vì thế ở ngoài bước vào một vị khách không mấy thân thiện. Đó là An Đào. Trên người vẫn còn nguyên áo blouse trực đêm qua, thần khí áp đảo vô cùng...
____________________
Mình cảm giác diễn biến hơi nhanh. Vote cho mình nhé