Nhìn thấy tiểu cô nương đứng trước mặt, Tào Bằng một lần nữa lại thầm chửi rủa trong miệng.
Thằng nhãi Cát Huyền này mới sáng sớm đã bỏ đi, phất phất ống tay áo, bỏ lại một đống phiền não phía sau. Sau khi tiểu cô nương tỉnh lại, điều đầu tiên cô bé làm là khóc một trận thật to vì không nhìn thấy Cát Huyền đâu cả, sau khi hiểu rõ sự tình thì lại ngồi một mình trầm mặc, giống như bị câm điếc, một câu cũng không nói…
Đối với Tào Bằng, điều này là một dấu hiệu cần phải đề phòng.
Thế cho nên khi Tào Bằng hỏi câu gì, cô bé cũng nhất định không trả lời, làm cho Tào Bằng cực kỳ đau đầu.
Củ chuối thật, cô bé này quả là có cá tính.
- Chu Hạ, Cát sư huynh không phải là người trần, nên cần phải cắt đứt hết tất cả duyên trần, huynh ấy để con ở lại đây không phải là không cần con nữa mà bởi vì ở đây, ta có thể chăm sóc cho con. Chờ sau khi chúng ta về thành Hứa Đô, con sẽ có thêm rất nhiều người bạn nữa, nhìn thấy rất nhiều người khác nữa, bọn họ đều rất yêu thương con. Gia cảnh của Cát sư huynh không được tốt, hơn nữa lại ở Giang Đông vô cùng xa xôi. Trước khi huynh ấy đi, còn dặn dò ta, phải chăm sóc thật tốt cho con. Con xem, con bây giờ không ăn không uống, không nói một câu nào, không phải làm cho Cát sư huynh càng thêm lo lắng sao? Ngoan, ăn một chút gì đi, rồi ta đưa con đi cưỡi ngựa, đợi đến lúc đó, chúng ta sẽ ăn thêm nhiều món ngon hơn nữa.
Tào Bằng nói những câu này, tự mình cũng cảm thấy mình không ra gì.
Giống như lừa tiểu nha đầu này đi xem ngư quái ở Thục Tần vậy, khiến hắn cảm thấy thật là quỷ dị.
Chu Hạ trừng mắt lên nhìn Tào Bằng trong ánh mắt như muốn nói “ Ta mà tin ngươi mới là lạ đấy” khiến cho Tào Bằng không biết nên làm thế nào. Bàng Thống đứng bên cạnh, bộ dạng như đang chế giễu, không một ai trong đó đến giúp đỡ, khuyên bảo Chu Hạ giúp cho Tào Bằng.
Thật là vất vả mới khuyên bảo tiểu nha đầu này ăn một bát cháo, bây giờ đã qua giờ thìn rồi.
Tuyết ngừng rơi, gió ngừng thổi, nhưng nhiệt độ trong không khí lại ngày càng giảm.
Tào Bằng lấy trong hành lý ra chiếc áo da cừu dày nhất khoác lên người cho Chu Hạ, sau đó ôm tiểu nha đầu, lên ngựa.
Chu Hạ không chống cự, để cho Tào Bằng lẳng lặng ôm, sự cảnh giác đề phòng trên khuôn mặt đã bớt đi rất nhiều.
- A Phúc!
- Gì vậy?
- Sau khi suy nghĩ một đêm, ta đã quyết định sẽ lưu lại đây!
Bàng Thống và Tào Bằng đi ngang nhau, trầm giọng nói.
Tối hôm qua Tào Bằng đã từng nói một lần, nhưng hắn vẫn còn một số thứ do dự, đến khi nghe Cát Huyền nói, lại khơi lên nỗi lòng trong lòng của Bàng Thống. Với tình huống hiện tại của hắn thì ở lại Kinh Châu đúng là không thể phát triển được, hơn nữa cũng không có việc gì làm cả, chi bằng cứ làm từ chỗ nhỏ từ từ tích lũy kinh nghiệm.
Quan trọng nhất chính là, Cát Huyền nói nếu như đi tây nam, thì chắc chắn sẽ có tai ương chết chóc.
Kinh Tương…tiếp giáp với tây nam.
Ý tứ của Cát Huyền rất rõ ràng, nếu Bàng Thống muốn hóa giải cái kết cục bị chết thì nhất quyết phải rời xa Tây Xuyên. Nếu như đã như thế, thì Kinh Châu cũng không còn ý nghĩa gì cả. Còn về Giang Đông, dù cho chỗ đó tốt, nhưng không phải là nơi mà Bàng Thống mong muốn. Cho nên, cuối cùng hắn cũng quyết định, ở lại bên cạnh Tào Bằng.
Cát Huyền không phải đã nói rồi sao?
Tào Bằng là người có đại khí vận!
Không nói đến vận khí của Tào Bằng, mà tiểu nha đầu trong lòng hắn dù không phải là nữ vương nhưng vận khí của nó ít nhất có thể bảo vệ cho Tào Bằng và Bàng Thống.
- Quyết định thật thông minh!
Tào Bằng tươi cười, gật đầu tỏ vẻ khen ngợi.
- Vậy ngươi định sắp xếp cho ta như thế nào?
- Ta bây giờ chỉ có một thân một mình, cũng không có tư cách gì mà nói là sắp xếp. Ta có vài cách lựa chọn, ngươi có thể chọn một cái, thứ nhất, tỷ phu của ta hiện đang làm đảm nhiệm chức Toan Tảo Lệnh, Diên Tân Hành, Điển Nông Giáo Úy. Ta có thể giới thiệu ngươi sang bên đó. Với tài năng của Sĩ Nguyên, vậy có thể dễ dàng bắt đầu, đợi chờ thời cơ tốt, nhất định sẽ có cơ hội thăng chức rất nhanh. Con đường thứ hai, phụ thân của ta hiện giờ là Thái Phó thừa, Chấp Kim Ngô thừa, cũng cần có người tương trợ. Tuy nhiên ở bên ông ấy chỉ phần lớn là những việc lặt vặt cũng không thể làm việc gì long trời lở đất. Nhưng các mặt thuận lợi chính là, ở thành Hứa Đô có thể tiếp xúc với tất cả loại người, từ vương công quý tộc, đến những người buôn bán nhỏ, có thể thông qua đó quan sát tìm hiểu được cuộc sống của dân tình, tìm hiểu được những khó khăn của người dân…. Con đường thứ ba: Ta tiến cử ngươi cho Tư Không. Nếu ngươi ở Tư Không phủ nhất định sẽ có tiền đồ. Chuyện này là chuyện tự nhiên không cần nói năng nhiều, chỉ có điều nếu ở phủ Tư Không thì cần có kinh nghiệm và lí lịch. Gã Điền Dự kia từng phụ tá cho Lưu Bị , quản lý Từ Châu, trợ giúp cho Công Tôn Toản đóng tại Bắc Cương. Nhưng khi đến phủ Tư Không thì chỉ là một Quân mưu duyện. Nếu không phải may mắn gặp cơ hội, hắn chưa chắc đã có thể ngồi lên chức Việt Kỵ Giáo Úy. Sau khi đến phủ Tư Không, ngươi có thể học được rất nhiều thứ, nhưng ta cũng không thể giúp đỡ cho người nhiều được. Con đường thứ tư: Ta giới thiệu cho ngươi vài nhân vật lớn, có thành công không, là dựa vào bản thân ngươi. Con đường thứ năm, ở lại Tào Phủ, giúp ta dạy bảo các môn sinh. Tuy nhiên với tài hoa của huynh trưởng, chỉ sợ cái tài của ngươi không được trọng dụng.
Tào Bằng chậm rãi nói, Chu Hạ nằm trong lòng Tào Bằng, tò mò nhìn Bàng Thống.
Không thể không nói rằng, Tào Bằng vì Bàng Thống mà suy xét một cách chu đáo, hơn nữa giọng nói cũng hết sức thành khẩn.
Nếu như nói nơi nào tốt nhất để đi thì đó chính là đi giúp Đặng Tắc. Sang bên đó giúp nhất định có thể dễ dàng lập được công. Tào Tháo bây giờ đang rất mạnh mẽ việc thi hành đồn điền, cũng đã bắt tay vào làm kế hoạch tập trung quân lính. Đặng Tắc có giàu kinh nghiệm ở đồn điền Hải Tây, có thể làm ít vẫn lập được công lớn…. Hơn nữa, Diên Tân cách chiến trường không xa mấy, nếu như Viên Thiệu có tấn công ngạn Hà Nam thì tất nhiên Diên Tân cũng là nơi dễ dàng có thể lập công nhất.
Có điều, cuối cùng thì Bàng Thống sẽ có lựa chọn như thế nào đây?
Cái đó còn phụ thuộc vào quyết định của hắn.
Tào Bằng đã nghĩ ra nhiều con đường như thế cho hắn, đủ thấy Tào Bằng đối đãi với hắn như thế nào rồi.
Sau một hồi trầm ngâm, cuối cùng Bàng Thống cũng ngẩng đầu lên nói:
- Ta ở lại Hứa Đô.
- Ồ?
- Ta chọn đường thứ hai và cuối cùng.
Bàng Thống cười hì hì nhìn Tào Bằng, trầm giọng nói:
- Không biết A Phúc có thể bỏ những thứ mình yêu thích đi được không?
Tào Bằng mỉm cười.
Một lựa chọn thông minh, chỉ có người thông minh mới có thể chọn được một lựa chọn thông minh như thế….
Con đường đầu tiên thực sự là tốt nhất, nhưng với cái tên Đặng Tắc, chưa chắc Bàng Thống có thể làm thuộc hạ dưới trướng của y được, hơn nữa Bàng Thống không phải là nhân tài trên nội chính, hắn có lẽ thuộc về loại nhân tài về phương diện mưu lược hơn.
Tuy Diên Tân là nơi gần với tiền tuyến, nhưng Viên Thiệu đang thảm bại, tạm thời không có khả năng chiến đấu. Nếu so với những nơi khác cũng không bằng, chi bằng cứ lưu lại thành Hứa Đô, dù sao thì Hứa Đô cũng là kinh đô của đất nước, có thể tiếp xúc với các mối quan hệ lớn. Nếu làm từ nhỏ mà lên, còn cái gì có thể bì được với sự cẩn thận và tỉ mỉ của Thái Phó và Chấp Kim Ngô chứ?
Quan trọng nhất là, ở lại thành Hứa Đô, mối quan hệ giữa Tào Bằng và Bàng Thống càng trở nên chặt chẽ.
Dù sao, lúc này Bàng Thống quyết định ở lại đây, chính là vì Tào Bằng.
Nếu như đi Diên Tân không ở lại Kinh Châu, nói không chừng lại có thể phụ trách quản lý một phương…, con về con đường thứ hai của Bàng Thống chính là lựa chọn đứng vào đội ngũ.
Bàng Thống thông qua cách này để xác định hướng tương lai cho mình. Dù rằng giờ hắn vẫn làm việc cho Tào Tháo nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với Tào Bằng.
Tào Bằng nói:
- Nếu như đúng ý nguyện của Sỹ Nguyên, thì ta tránh được không ít sự buồn phiền.
Dứt lời cả hai người cùng nhìn nhau cười.
Trong nụ cười kia lộ ra sự hiểu ý không mấy người hiểu được….
Chu Hạ co rụt người trong lòng Tào Bằng, bàn tay nhỏ bé ấm áp đặt lên áo Tào Bằng như muốn nói: Vị đại ca này, cũng tốt đấy chứ!
Dĩnh Xuyên thành lớn nhất quận Tần Xuyên.
Nó nằm ở đại lục Trung Nguyên, cứ đi theo đường thủy là đến thời kỳ Đông Hán.
Thư viện Dĩnh Xuyên, có lẽ không thể so với trường Thái Học, nhưng danh tiếng của nó thì không kém trường thái học là mấy.
Những nhân vật lừng lẫy cuối những năm Đông Hán, phần lớn đều có dấu vết của thư viện Dĩnh Xuyên, hoặc là được học tập ở thư viện Dĩnh Xuyên như đám người Tuân Úc, Tuân Du, Trần Quân hay được dạy học ở thư viện Dĩnh Xuyên như những nhân vật đại nho nổi tiếng Lý Cố Thái Ung, Thái Bà, ai cũng từng giảng dạy ở đây.
Bên ngoài cửa thư viện Dĩnh Xuyên, có một tấm bia đá.
Trên mặt có khắc rất nhiều thơ văn của những người nổi tiếng, được kẻ sĩ tôn kính.
Đến bia đá này, dù cho người cao ngạo như Bàng Thống cũng phải tự giác đi xuống, dắt ngựa đi vào.
Đám người của Tào Bằng thấy như thế mặt đều biến sắc. Từ khi Hứa Đô nổi lên, danh tiếng “đệ nhất đại huyện – huyện lớn nhất” của Dĩnh Xuyên đã sớm mất đi. Nhưng khi mọi người đi đến Dĩnh Xuyên, mỗi người vẫn có thể cảm nhận được hơi thở cổ xưa của tòa thành cổ này, vì thế mà đều tự giác tỏ ra kính trọng.
Đám người của Tào Bằng việc đầu tiên làm là tìm chỗ ở ở quan dịch này.
Tuy rằng Tào Bằng đã bị tước chức quan, nhưng vẫn giữ lại được cấp bậc của quan Kỵ Đô Úy.
Hơn nữa hắn giờ cũng không phải là “Hạng người vô danh tiểu tốt” cho nên trưởng quan dịch, không dám vì Tào Bằng không còn chức vụ gì mà chậm trễ ra ra đón tiếp. Ai mà không biết rằng, Tào gia ( ở đây chỉ nhà của Tào Bằng) đã không còn là gia đình cửa nhỏ nghèo khổ nữa rồi. Theo tiếng lành của Tào Bằng được đồn xa, Tào Cấp và Đặng Tắc cũng không ngừng thăng quan. Bây giờ vị thế của Tào gia ở thành Hứa Đô cũng vào loại máu mặt, chủ yếu vẫn vì nhân số còn ít. Nhưng theo thời gian dài, chờ khi Tào Bằng được khôi phục lại, tiền đồ chắc chắn sẽ rất tươi sáng.
Huống hồ Tào gia và các đại gia tộc ở Dĩnh Xuyên có mối quan hệ mật thiết.
Sau khi dàn xếp xong mọi chuyện, việc đầu tiên là Tào Bằng sai Hạ Hầu Lan đưa Chu Hạ vào trong thành tắm rửa sạch sẽ và mua một vài món đồ.
Cát Huyền đã giao Chu Hạ cho Tào Bằng, tất nhiên Tào Bằng không thể không lo chu đáo, vài ngày nữa khi trở về Hứa Đô chắc chắn sẽ sai người mời thợ may tốt nhất thành về để may quần áo cho Chu Hạ… còn bây giờ thì chỉ là tạm thời, mua sơ sơ một vài món là được rồi.
Tào Bằng và Bàng Thống thay trang phục trên người, rồi mang theo hơn mười người Phi Mạo, rời khỏi quan dịch.
Trước khi Bàng Thống rời khỏi sơn trang Thủy Kính. Từ Thứ đã miêu tả tỉ mỉ nơi mà gã ở. Cho nên, bọn họ không mất nhiều công sức đã tìm được đến Từ Thứ gia.
Mẫu thân Từ Thứ đang ở trong nhà nghiền đậu hũ..
Sau khi Từ Thứ ra ngoài đi học, mẫu thân Từ Thứ dựa vào bán đậu hủ mà sống, ở nơi này dù so với đậu phụ đời sau thì gấp trăm lần.
Mỗi buổi sáng sớm, sẽ có các tửu quán mua đậu phụ của Từ mẫu, sau đó mười ngày tính tiền một lần, tính cả một tháng cũng có thể thu được hai, ba quan tiền. Chỉ có điều năm nay giá cả đều tăng cao, một đấu lương thực trị giá một trăm hai mươi tiền, đối với một gia đình bình thường, cũng không phải là một gánh nặng nhỏ. Thêm nữa lại thêm Từ Thứ học ở bên ngoài, tuy không xin tiền của mẫu thân, nhưng mẫu thân vẫn quen việc góp nhặt tiền khi nào có người đi Kinh Châu liền gửi cho con. Cảnh thường thấy ở các trường đại học đời sau là con cái đi học, có thể ăn mặc hoa mĩ nhưng cha mẹ ở nhà thì tiết kiệm ăn mặc. Các bậc cha mẹ từ trước đến giờ đều thế.
Nghe nói Bàng Thống là bạn học của Từ Thứ, Từ mẫu cực kỳ vui vẻ, nhiệt tình chiêu đãi.
Nhìn mẹ Từ Thứ bộ quần áo chằng chịt vết vá, nhìn thấy đôi bàn tay của bà đỏ ửng lên vì lạnh, Tào Bằng không khỏi cảm thấy bùi ngùi.
- A Phúc sao không nói gì cả thế?
Nhìn Tào Bằng vẫn đang trầm mặc Bàng Thống không nhịn được hỏi.
Tào Bằng hít một hơi sâu, trầm giọng nói:
- Mẹ hiền, sợi chỉ trong tay,
May con áo mặc những ngày đó đây.
Sắp đi, may mũi dầy dầy,
Sợ con chậm chậm, trễ ngày về thôi.
Bảo lòng tấc cỏ, than ôi!
Nắng ba xuân dễ đền bồi được chăng?!... (1)
Sĩ Nguyên, nếu huynh có rảnh thì xin mang bài thơ này đến cho Nguyên Trực, chắc gã sẽ hiểu.
Bàng Thống ngẩn người ra, trong lòng thầm nhắc lại những câu thơ này trong lòng.
1. Du tử ngâm (Nguyên tác: Mạnh Giao)
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy ...
Thuỳ ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy.
Ngẩng đầu, nhìn bóng dáng tất bật của mẫu thân Từ Thứ, tự nhiên mắt đã ươn ướt!
- A Phúc, bài thơ này của đệ đã nói hết được sự vĩ đại của người mẹ!
Mẫu thân của Từ Thứ ngoài bốn mươi tuổi, là một người thẳng thắn, nhiệt tình.
Bà đi vào phòng, thấy trên bàn ăn đồ căn còn chưa động đến, không kìm nổi nói:
- Hai vị tiên sinh, đồ ăn không hợp khẩu vị sao?
- Không không, bá mẫu người đừng tất bật làm nữa, ngồi xuống cùng ăn cơm đi.
Mẫu thân Từ Thứ cũng không khách khí.
Tuy rằng miệng mẫu thân Từ Thứ nói hai người là tiên sinh, nhưng dù sao thì cũng học cùng trường với Từ Thứ, nên bà coi như là vãn bối của mình.
Chỉ có điều, Tào Bằng thực sự quá phô trương, khiến cho bá mẫu không thể nào biết được thân phận thực sự của hắn là gì. Bàng Thống chỉ nói hắn không học cùng trường với Từ Thứ, vì thế mà khi bá mẫu ngồi xuống, gắp rau cho hai người, rồi tò mò hỏi thăm về cuộc sống của Từ Thứ ở Kinh Châu.
- Còn chưa biết danh tính vị tiên sinh đây là…
- Tại hạ là Tào Bằng, không phải bạn học cùng trường với Nguyên Trực. Nhưng là bạn tri kỷ với Nguyên Trực đã lâu, từng nhận được sự quan tâm của Tiểu Bàng Thượng Thư, cho nên có thể nói là huynh đệ với Sĩ Nguyên… bá mẫu, đồ ăn của bá thật là ngon. Nguyên Trực đi phiêu bạt bên ngoài, chắc bá nhớ lắm. Cháu nghe nói là gã đã học thành tài, tại sao vẫn chưa quay về?
- Thằng nhỏ đó nói, là nó muốn đi du ngoạn đó đây, để mở mang đầu óc..
- Hàm hồ!
Tào Bằng giận tím mặt quát:
- Không biết rằng cha mẹ vẫn còn sống thì không được đi xa sao? Đi xa phải về sớm sao? Nguyên Trực cũng là người lớn rồi, phải có trách nhiệm, sao lại chỉ biết có mình mà không để ý đến việc này? Đây không phải là hành động của người hiền. Nếu cháu gặp Nguyên Trực, chắc chắn sẽ phải trách hắn…
Mẫu thân Từ Thứ hoảng sợ.
Sự giận dữ của Tào Bằng, khiến cho bà cảm thấy hết hồn.
Dù sao, Tào Bằng cũng từng làm quan, cũng từng cai quản mười mấy nghìn dân.
Hắn ở trong quân phong lâu, khí thế của kẻ bề trên này lại mơ hồ lộ ra.
Không chỉ mẫu thân của Từ Thứ hết hồn, mà đến Bàng Thống cũng cảm thấy sợ hãi, có một tia sát khí khiến cho Bàng Thống im luôn.
- Tào Bằng, xin hỏi có phải là Tào Bát Bách nổi tiếng khắp nơi không?
- Hả… Bá mẫu cũng biết tên cháu ạ?
Từ mẫu nghe thấy vội thay đổi sắc mặt, vội vàng nói:
- Tào Bát Bách, sao lão không biết chứ? Không ngờ Nguyên Trực nhà ta lại có thể kết bạn với danh sĩ như Tào công tử. Tào công tử hiểu lầm rồi, không phải là Nguyên Trực bất hiếu, mà là lão không đồng ý. Trước đây Nguyên Trực từng nghĩ đến việc về nhà, nhưng lão cảm thấy, nó cần thêm kinh nghiệm, cho nên lão không cho nó về. Xin Tào công tử đừng trách tội con lão.
Tào Bằng tuy giờ không phải là bác học hay đại nho, nhưng cũng là người có danh tiếng.
Nếu hắn công khai chỉ trích Từ Thứ, thì Từ Thứ chắc chắn sẽ không thể rửa sạch tội được, cả đời cũng đừng nghĩ đến việc ngẩng cao đầu…
Bàng Thống, đứng một bên lắng nghe, trong lòng này sinh xúc động, lần này Nguyên Trực sợ rằng sẽ chỉ có đường chui vào bẫy của Hữu Học rồi!
Tào Bằng liên tục xin lỗi, lại tiếp tục nói chuyện với bá mẫu.
Cách nói chuyện của hắn, vượt qua kiến thức của lứa tuổi, tuy rằng Từ mẫu và hắn tuổi chênh lệch khá lớn, nhưng mỗi một câu nói, đều như khắc vào tận trong tâm khảm của Từ mẫu.
Đến khi trời đã tối đen, Tào Bằng và Bàng Thống cáo từ.
- Bá mẫu, mong con thành tài là chuyện tốt, nhưng Nguyên Trực cần hiểu được, là con thì cũng cần phải có trách nhiệm. Hiện giờ, thiên hạ hoang phế cần xây dựng lại, đúng là lúc cần nhân tài như Nguyên Trực ra tay. So với việc cứ làm những việc bình thường, lúc này sao không vì đất nước mà đóng góp? Về công, có thể đền đáp cho đất nước, giúp đỡ nhân dân. Về tư, cũng có thể làm tròn trách nhiệm của người con, gần gũi chăm sóc cha mẹ… nếu như Nguyên Trực thực sự có lòng, gã có thể đến Hứa Đô tìm cháu, cháu sẽ tiến cử hắn.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa mà nói, thì Từ mẫu hận Tào Tháo đến tận xương.
Nhưng thực tế thì sao? Từ mẫu cũng không ghét Tào Tháo sâu đậm lắm, từ khi Tào Tháo làm chủ Dự Châu đến này, thực sự đã làm được rất nhiều việc tốt cho dân chúng.
Cho dù là lập đồn điền trồng trọt lương thực hay là lắp đặt Tào Công xa (guồng bơm nước do Tào Cấp phát minh), Từ mẫu đều có thể thấy hết những việc Tào Tháo đã làm.
Nghe Tào Bằng nói chuyện, Từ mẫu cũng có một chút động lòng.
Người làm cha mẹ nào mà không hy vọng con cái luôn ở bên cạnh mình chứ? Từ mẫu cũng biết, Từ Thứ dù bây giờ có trở về, với tình trạng bây giờ hoàn toàn là một người không có thanh danh gì, kinh nghiệm cũng không, trong thời kỳ này, muốn trở nên nổi bật, cũng không phải là một chuyện dễ dàng gì. Sở dĩ bà để Từ Thứ ở lại Kinh Châu cũng là có ý định riêng của mình. Bà hy vọng Từ Thứ có thể kết giao với nhiều danh sỹ, sau đó con đường công danh, tiền đồ sau này mới có thể có chút hy vọng được. Vì thế mà Từ mẫu tình nguyện hy sinh, chấp nhận vất vả, tiết kiệm, hiện tại cũng không hy vọng Từ Thứ sẽ quay lại.
Nhưng nếu Tào Bằng đồng ý tiến cử, tình huống này chắc chắn là khác rồi.
Tuy nhiên bà vẫn không hiểu được hiện tại Tào Bằng đang làm chức gì, chỉ biết rằng hiện giờ thanh danh của Tào Bằng là lớn nhất, ít nhất thì không có trẻ con nào ở huyện Dĩnh Xuyên không biết danh hắn.
Không nói đến những thứ khác, ngay cả đám tiểu tử trong thôn này đều có thể thuộc lòng đọc mấy câu “ Nhân chi sơ tính bản thiện…” càng không nói đến “ Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang…”. Có lẽ không có nhiều người biết cái tên Tào Bằng, nhưng Tào Bát Bách, nhất định là biết.
Nghe nói, đến đầu năm mới, rất nhiều thư viện lân cận đều muốn lấy các tác phẩm của Tào Bằng để dạy học.
Từ đó cũng có thể thấy được, ảnh hưởng của Tào Bằng trong lòng dân lớn đến mức nào.
Trong thời đại này, mọi người không giải trí nhiều lắm.
Sau khi ra đời, “ Tam tự kinh” của Tào Bằng rất được người đời tán dương. Có người từng đến Tùy Dương mời Trương Thái biên soạn “ Nhạc phủ” để tạo thành ca khúc, cũng nhanh chóng được truyền ra ngoài. Mọi người có thể không biết Tào Bằng là ai, nhưng nếu không biết Tam tự kinh, Bát Bách Tự Văn, thì đúng là chưa từng đọc qua sách. Đây chính là thế lực ảnh hưởng của Tào Bằng. Từ mẫu biết, nếu Tào Bằng tiến cử, Từ Thứ nhất định sẽ có tương lai sáng láng.
Sau khi rời khỏi Từ gia, dọc đường Bàng Thống và Tào Bằng không ai nói gì cả.
Đợi đến khi rời khỏi quan dịch, Bàng Thống đột nhiên nói:
- Hữu Học, đệ biết xu thế trong thiên hạ chứ?
Tào Bằng ngẩn người ra, chợt hiểu rõ ý tứ của Bàng Thống.
Đây là Bàng Thống muốn thử thách hắn sao…
Trầm ngâm một lát, Tào Bằng hạ giọng nói:
- Ta chỉ biết rằng, trong thiên hạ này, hợp rồi sẽ tan, tan rồi sẽ hợp.
Bàng Thống nghe được những lời này chợt ngây cả người, một lúc lâu cũng không nói câu gì.
Y vốn muốn thử Tào Bằng về thời thế, nào ngờ Tào Bằng chỉ dùng vỏn vẹn đúng tám chữ, nói được hết ý tứ từ xưa đến nay.
Hợp rồi sẽ tan, tan rồi sẽ hợp!
Chỉ vỏn vọn tám chữ, khiến cho Bàng Thống nhận được nhiều hơn thế.
Bất giác, hắn kéo ngược dây cương, đi chậm nửa người so với Tào Bằng.
Hữu Học tài cao hơn ta gấp mười lần!
Hắn thầm xúc động một tiếng trong lòng, trong lúc vô ý, đã chấp nhận sự tồn tại của Tào Bằng trong bầu trời đen tối!
Gió lạnh ùa đến, mang theo hơi nước.