Mặc dù rận là một
loài côn trùng chẳng lấy gì làm tốt đẹp, nhưng cái việc “Bắt rận” mà
được viết trên mặt giấy thì lại được coi là một thứ nghệ thuật hết sức
tao nhã. Điều này cũng rất đỗi tự nhiên như chuyện Vương Cảnh Lược nói
đến bắt rận mà cứ thản nhiên như không. Thành thử dùng ẩn ý này để đưa
vào tên sách lại khiến người ta có cảm giác thú vị như Lý Bạch say sưa
uống rượu họa thơ vậy.
Nhưng nghĩ kỹ lại ở đời loài rận cũng
chẳng phải hoàn toàn “vô duyên” như thế. Một ngày mùa đông của hơn bốn
mươi năm trước, khi tôi cùng với một quân đoàn kéo về từ phương Bắc,
trên người chẳng có gì chỉ còn sót lại những con rận từ ba tỉnh Giang
Tô, Chiết Giang và An Huy theo về, nếu cộng thêm một loạt học sinh, sinh viên từ các tỉnh khác, ngoại trừ đảo Đài Loan, thì các dân tộc rận từ
hai mươi chín tỉnh thành và các khu tự trị có thể đã tề tựu đông đủ một
nhà. Nhưng không hiểu sao lúc ấy chúng tôi lại không hề cảm thấy có cái
gì đó ngứa ngáy, khó chịu, có lẽ do lũ rận đông đúc lúc này còn bận bịu
tranh vương tranh tước với nhau, chẳng còn để ý tới những việc khác,
hoặc cũng có thể do “tư tưởng đấu tranh giai cấp” trong chúng tôi lúc đó đã đạt đến độ nghiêm chỉnh, lại đúng vào thời khắc tâm hồn nhạy cảm
đang “xúc động” khiến cho da thịt tê dại đến cực độ, chẳng còn biết đến
cảm giác gì khác nữa. Nhưng khi vừa bước tới cổng nhà, mẹ tôi ngay lập
tức bắt lột hết quần áo đang mặc trên người xuống, sau đó đun mấy nồi
nước sôi lớn, nhúng đi nhúng lại quần áo vào nước sôi sung sục trên bếp
tới mấy lần, lúc này chỉ thấy hàng ngàn, hang vạn con rận trôi nổi trên
mặt nước bỏng rẫy, thuận theo dòng nước mà chìm xuống, họ hang nhà rận
từ hai mươi chín tỉnh thành và các khu tự trị đã cùng sinh tử với nhau
như thế. Giờ ngẫm lại những kỷ niệm hồi đó vẫn thấy có nhiều điều tiếc
nuối: Mặc dù sống chung với rận suốt một thời gian dài, vậy mà tôi lại
bỏ lỡ cái duyên “bắt rận làm vui”, quả thực là đáng tiếc!
Cho
nên, hai chữ “bắt rận” ở đây chỉ là mượn cái ý vị trong câu “bắt rận nói hổ khách” của Vương tiên sinh từ hàng ngàn năm về trước để trang điểm
cho vẻ bề ngoài của câu chữ, thực chất hoàn toàn chỉ là nói chuyện phiếm mà thôi.
Ý nghĩa thực ở đây là “nói chuyện ma”. Nhưng “nói
chuyện ma” lại là việc “nói thì dễ mà làm thì khó”! Tô Đông Pha khi bị
lưu đày ở Hoàng Châu[1] thích nhất là nói chuyện ma, chính những câu
chuyện ma quỷ ấy lại chất chứa trong đó bao nhân tình thế thái, bao sự
đời được phản ánh một cách gián tiếp mà sâu sắc. Trong một tác phẩm của
mình, Tô Đông Pha viết: Bắc khách nhược lai hưu vấn sự, tây hồ huy hảo
mạc ngâm thi. Trong bài thơ tặng Quách công phụ có đoạn: Mặc hướng giang biên lộng minh nguyệt, dạ thâm vô số thải châu nhân. Thơ viết ra không
phải để ngâm, trăng trên cao không phải để thưởng, không gian tĩnh mịch
như vậy không phải để nói chuyện ma thì nói chuyện gì? Nhưng vào thời đó vẫn chưa thịnh hành lối nói chuyện ma quỷ, chưa có chuyện xây lên những “ô đài quỷ ám”. Nói chuyện ma quỷ cũng chỉ là những ẩn ý sâu xa, chỉ là những gợi nhắc thoáng qua mà thôi. Nhưng từ những gợi nhắc sơ sài, qua
quýt trong gần một ngàn năm trước ấy, đến thế kỷ XX lại trở thành một đề tài hấp dẫn được viết thành truyện.
[1] Hoàng Châu: một địa danh ở tỉnh Hồ Bắc
Những trò cấm ma bài quỷ trong những năm 50 của thế kỷ trước, chỉ là những mê tín dị đoan thuần túy, chứ tuyệt đối không có chút dụng ý sâu xa nào
khác, những suy nghĩ hồi đó cũng chỉ là những tình cảm tốt đẹp theo hình thức “yêu ghét kiểu trẻ con”. Tôi còn nhớ như in một kỷ niệm hồi nhỏ
khi xem kịch Cửu canh thiên, vở kịch dọa cho tôi sợ đến nỗi cả đêm không ngủ được, chỉ cần nhắm mắt lại là hình ảnh con ma không đầu lại hiện
lên, chạy đến kêu oan. Vì vậy, để đưa ra quyết định cấm đoán những hình
thức mê tín mù quáng kiểu như thế này, người ta cũng phải suy đi tính
lại đến đau đầu bạc tóc cả rồi, mục đích là để hạn chế những nỗi sợ hãi
đến mất hết lý trí như vậy. Nhưng đến năm 1957, thời kỳ “hữu khuynh”,
trên sân khấu lại xuất hiện Họa bì, một câu chuyện ma đầy tính xác giới
theo kiểu Liêu trai chí dị, biết bao bộ phim như thế xuất hiện cùng một
thời điểm, trong các rạp chiếu phim toàn là những phim câu khách kiểu
như vậy (số còn lại thuộc kiểu phim hài không được ăn khách cho lắm).
Sau khi xem xong, đêm về hễ cứ nhắm mắt lại là những con yêu quái “mặt
xanh nanh dài” lại hiện lên, so với con quỷ không đầu lần trước còn đáng sợ hơn nhiều. Nhưng hình ảnh ác quỷ giả dạng mỹ nhân là ám chỉ những
“phần tử hữu khuynh”, rất có thể từ sự ám ảnh, sợ hãi mà chúng ta lại
càng hiểu hơn về sự tàn nhẫn trong tư tưởng của phần tử quái hữu này.
Việc mượn chuyện ma quỷ để gửi gắm những ẩn ý sâu xa từ đây lại trở
thành một “bút pháp độc đáo” trong nghệ thuật, đó chính là một sự dụng
tâm sâu sắc: Đừng nghĩ rằng tôi nói chuyện ma quỷ là chỉ để nói tới ma
quỷ, mà qua chuyện ma quỷ tôi muốn nói tới chuyện con người, lấy ma quỷ
để răn đe con người. Nhưng làm thế nào để biết người ta đang mượn chuyện ma để nói chuyện người? Đến năm 1959, để công kích lại phái phản động
trong và ngoài nước, một loạt những câu chuyện cổ vũ cho tinh thần “Bài
trừ ma quỷ” đã đồng loạt xuất hiện trên các diễn đàn. Cùng lúc đó, tư
tưởng “mỗi người một dạ” của các phần tử trí thức có cơ hội được bộc lộ
rõ ràng, vì thế những vở kịch như Lý Tuệ Nương, Tạ Dao Hoàn lại có cơ
hội được trình diễn. Trong vở kịch, Lý Tuệ Nương đã nguyền rủa Giả Tự
Đạo, qua đó chỉ trích quốc vương Hải Thụy. Nhưng có vở kịch lại cổ xúy
cho tư tưởng ca ngợi “loài ma quỷ vô hại”. Điều này chẳng phải là công
nhiên đề xướng tư tưởng dùng ma quỷ để “chống đối Đảng” sao? Thì ra khi
nói tới chuyện ma quỷ, người nói đều có mục đích sâu xa cả. Và người cầm cờ khởi xướng là tác giả của một tác phẩm ký tên Lương Bích Huy được
đăng trên Báo văn hối của Thượng Hải, chủ đề ma quỷ vốn cấm kỵ, đến nay
chính thức bắt đầu được thừa nhận, lúc đó là vào năm 1963. Có người cho
rằng đây là một cuộc “đại cách mạng trong văn hóa nghệ thuật” mà trước
nay chưa từng có, góp một tiếng nói “tước ngôi Hải Thụy” trong vở kịch
trước đây. Điều đó cho thấy chủ đề “ma quỷ” đã chiếm giữ vị trí quan
trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh tư tưởng, có lẽ đó cũng là điều
hi hữu từ xưa đến nay.
Cho đến khi “kết thúc thời kỳ thái bình
thịnh trị”, nhà vua vô cùng phẫn nộ, lệnh cấm ma quỷ bỗng trở nên nghiêm ngặt hơn. Nhưng có lẽ lệnh cấm đó đã không còn hữu hiệu, vì ngay cả
người có quyền lực cách mạng tối cao, trên thực tế đối với những nhu cầu cơ bản về vật chất và tinh thần của người dân cũng không sao đảm bảo
được, vì vậy quyền lực bị mất đi hoặc xoay chuyển cũng là điều dễ thấy.
Sau năm 68, tôi về sống ở nông thôn. Ban ngày tôi chuyên tâm làm công
việc phê bình, buổi tối lại chuyên tâm viết truyện ma quỷ, hai công việc chẳng có liên quan gì đến nhau nhưng lại cùng chung một bối cảnh của
công cuộc Đại cách mạng văn hóa. Những người dân sống quanh tôi, họ hoàn toàn chẳng hiểu gì về chuyện hồn ma và “cách mạng văn hóa” (Ngược lại,
họ chẳng sợ cái gì cả, thậm chí họ còn tỏ rõ thái độ khinh miệt, một
tinh thần mới, nói một cách khác, họ cho những việc tôi làm chẳng khác
nào là “chuyện rỗi hơi”). Nhưng những đề xuất nông cạn của tôi lại gặp
gỡ họ ở cái “nhu cầu tâm linh” huyền bí. Đương nhiên tôi không thể có
cái tài làm cho ma quỷ sống lại, càng không có năng khiếu dùng chuyện ma mà lấp đầy cái bụng trống rỗng của họ, chỉ là tích góp mỗi ngày một
chút ít kinh nghiệm từ trời đất, làm một trận đại phê bình và với người
cũng thích đấu tranh, nhưng ngược lại không đạt được cảm giác thích thú
như mong đợi. Thế thì nói chuyện ma quỷ để tìm cảm giác gì ở trong đó,
không chỉ là thú vị, kích thích, mà còn có cảm giác không thể có trong
thực tế, cảm giác khiến người ta vừa sợ hãi lại vừa thích thú đến mê
hoặc. Nhưng cũng không thể không đề cập tới tác động không nhỏ của Cách
mạng văn hóa, trong đó cũng khó tránh khỏi một bộ phận không thích thú,
thậm chí là sợ hãi, như những oan hồn phục thù hoặc một số loại tương
tự.
Mở lối cho những lệnh cấm nói chuyện ma quỷ, tất nhiên phải
đến sau thời kỳ Cách mạng văn hóa, thậm chí nếu công khai nói chuyện ma
quỷ thì còn phải đợi đến một thời gian sau nữa. Trong ký ức của tôi, có
lẽ phải đợi tới gần mười năm sau, Phùng Ký Tài tiên sinh mới viết một
cuốn tùy bút đưa ra một đề xuất mang tính thăm dò: Có nên đi sâu nghiên
cứu về vấn đề “văn hóa nói chuyện ma quỷ”? Sau này, nhà xuất bản ở
Thượng Hải đã xuất bản một cuốn tiểu thuyết dịch có tên là Văn hóa ma
quỷ. Mặc dù “văn hóa u minh” của Trung Quốc và “văn hóa ma quỷ” của
phương Tây là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt, nhưng đã tạo điều kiện
cho những phong bế cấm kỵ nghiêm ngặt trước đây được dịp mở cửa hoàn
toàn. Từ đó đến nay, những lệnh cấm đoán nói chuyện ma quỷ đương nhiên
không còn tồn tại, chỉ cần lên mạng và tra cứu dòng chữ “liên bồng quỷ
thoại” là có thể thấy ngay tư tưởng đã được khai mở đến mức nào.
Từ nhỏ tôi đã thích nghe kể chuyện ma, vừa nghe vừa sợ, nhưng càng sợ lại
càng muốn nghe, đến khi tôi biết đọc, biết viết, tôi liền tự tìm đến
những cuốn sách ma để xem. Bây giờ có thể tự tin đọc được văn ngôn cũng
chính là kết quả của thời niên thiếu ham thích những cuốn sách kiểu Liêu trai chí dị. Đọc nhiều truyện ma quỷ cũng giúp ta có thêm nhiều hiểu
biết về thế giới u minh của người Trung Quốc, những câu chuyện xét về
một khía cạnh nào đó còn là biểu hiện cho quan niệm về một thế giới cô
hồn, thế giới của người chết theo phong tục lâu đời trong dân gian. Vì
những điều đó, mỗi tác phẩm như vậy ra đời không chỉ là sản phẩm của cá
nhân mà bao hàm trong đó là sự phản ánh nhiều kiểu quan niệm, suy nghĩ
phức tạp về con người và thế giới, qua đó cũng có thể định hướng một
cách thống nhất giữa những quan điểm rối ren, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Cái chung nhất có thể cảm nhân được chính là cảm giác trải qua nỗi sợ
hãi sau mỗi câu chuyện ma thú vị, nỗi sợ hãi ám ảnh khác hẳn với cái sợ
sệt vẫn thấy trong cuộc sống hằng ngày. Nói một cách hình ảnh hơn thì
chính những câu chuyện ma quỷ ấy lại có thể giúp người ta có được sự thú vị sâu sắc tận trong tâm hồn. Do đã đến cái tuổi nhàn rỗi đến nhàm
chán, cho nên đã nảy sinh cái thú vị nói chuyện ma quỷ làm vui.
Mặc dù vậy nhưng để có được một cuốn truyện ma được đăng trên tập san quả
thực cũng không phải chuyện dễ dàng, đó còn chưa kể đến lệnh cấm nghiêm
ngặt ở trên. Nhưng điều thôi thúc tôi đến với những câu chuyện ma nhất
chính là cảm giác kỳ ảo, ma quái, không thể nói thành lời toát lên từ
mỗi trang truyện. Quả thực có những thứ thực sự khó lý giải mà người ta
chỉ có thể tìm thấy tính hợp lý của nó ở trong những câu chuyện hấp dẫn
này. Vì thế, khi tôi thử đặt bút viết cuốn sách này, trong lòng cũng có
nhiều điều e sợ, sợ sẽ mang rắc rối đến cho người biên tập, càng sợ sẽ
gây thêm phiền phức cho gia đình. Cho nên khi gửi bản thảo đi rồi mà
nghe tin bị gửi trả hay một thông tin gì đó tương tự, tôi không hề cảm
thấy bất ngờ chút nào. Nhưng điều nằm ngoài sự mong đợi của tôi là tạp
chí Vạn Tượng không những mạnh dạn chấp nhận mà còn hào phóng đề nghị mở một chuyên mục kể chuyện ma trên báo. Nhờ có sự khích lệ đó mà chỉ
trong vòng hai, ba năm tôi đã nỗ lực không ngừng để có được một số lượng lớn các câu chuyện ma. Trong thời gian kể trên, bên cạnh sự hỗ trợ đắc
lực của tạp chí Vạn Tượng, tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên
không nhỏ của các độc giả, những người trẻ tuổi luôn yêu mến và cổ vũ
tôi để tôi có được nỗ lực và quyết tâm hoàn thành cuốn sách như ngày hôm nay. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Hiện nay, nhà xuất bản Văn học và Nghệ thuật Thượng Hải đang có ý định tập
hợp những câu chuyện kể về ma này với những sáng tác có cùng chủ đề nói
chuyện ma của những người bạn của tôi để xuất bản thành một bộ sách. Đây thực sự là một niềm vinh dự lớn đối với tôi. Như vậy, những câu chuyện
tản mạn về ma của tôi trong suốt hai, ba năm bao gồm cả những sáng tác
chưa một lần đăng tải trên tạp chí Vạn Tượng, cũng được tập hợp và sắp
xếp ấn định theo thời gian sáng tác, trong mỗi trang truyên có những câu từ còn chưa thực sự hoàn hảo, khi xem lại tôi đã xó sự điều chỉnh đôi
chút ở bên dưới, sau này có thể cắt gọt bớt đi cho hàm súc. Đồng thời,
trong quá trình viết truyện, khi viết xong mỗi chương đoạn tôi đều tạm
thời dừng lại, sau khi lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc rồi mới quyết định nên hay không nên viết tiếp, và nên lựa chọn viết như thế
nào.