Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Nhân dịp lứa đậu đũa này vẫn còn non, buổi chiều hái thêm nhiều một chút để làm đậu muối chua. Đậu muối chua cũng không kém gì với củ cải ngâm, đều có thể ăn kèm với cơm hoặc cháo.
Giữa trưa cắt trước một ít đem đi xào, phần bánh bao trắng hấp còn dư thì về sau lại nói.
Đậu đũa xào trong bữa trưa tương đối thanh đạm. Từ Hương Quyên không cho Qua Qua chỉ ăn gà, uống canh gà, thỉnh thoảng sẽ gắp đậu đũa vào bát để cô bé ăn.
Sau này khi cuộc sống của bọn họ đã khá lên, đều chú ý đến việc ăn uống phải có chay mặn phối hợp.
Nếu mẹ gắp cho thì sẽ ăn, còn lại Qua Qua sẽ không chủ động ăn, vẫn ăn ó o mà mình thích nhất.
Sau bữa cơm trưa thì lấy bột nhào đã được ủ xong đem đi cắt thành từng nắm từng nắm bột mì nhỏ, Từ Hương Quyên vừa cho Ngưu Ngưu ăn xong, liền dẫn Qua Qua đến làm bánh bao.
Nổi hứng lên, Từ Hương Quyên còn nặn tạo hình cho cục bột mì nhỏ, dùng kéo cắt thành lỗ tai và cái đuôi, nắn lỗ tai và đuôi thành hình, lấy đậu xanh gắn ở phía trên làm thành con mắt, lại nắn nắn những chi tiết khác, con thỏ nhỏ đã thành hình.
Làm xong con thỏ nhỏ còn đưa cho con gái nhìn xem: “Qua Qua, đây là con thỏ, chờ một lát nữa mẹ sẽ hấp lên cho con ăn.”
Nghe thấy là để ăn, Qua Qua đành nhịn xuống suy nghĩ muốn bắt bé thỏ: “Mẹ yêu, ăn có ngon không?”
“Qua Qua ăn xong thì sẽ biết có ngon hay không.”
Một nửa số nắm bột dùng để làm con thỏ, một nửa khác thì làm thành bánh bao trắng bình thường, đặt ba tầng lên lồng hấp.
Bây giờ cô làm đồ ăn đều sẽ đưa về bên ba mẹ cô một phần, dù sao ba mẹ cô cũng thật tâm thương đứa con gái này.
Dù sao Qua Qua vẫn là con nít, không thể chờ đợi được lâu, cách nửa phút thì hỏi mẹ lúc nào có thể ăn bé thỏ: “Mẹ yêu ơi, lúc nào mới được ăn bé thỏ vậy.”
Trước tiên cho củi đã được chặt vào bên trong bếp lò, Từ Hương Quyên lấy hộp diêm ra, quẹt ra một mồi lửa rồi dùng lá vàng khô nhặt được để nhóm lửa: “Chờ một lát nữa, đang còn được hấp, Qua Qua có muốn đi cắt đậu đũa cùng mẹ không, giúp mẹ ôm đậu về, ôm về một lần thì có thể ăn thêm một bé thỏ nữa.”
Lứa đậu đũa này nếu còn không cắt thì sẽ gì mất, còn có, con gái của cô lúc còn nhỏ không thể ăn thành một bé con mập mạp được, bản thân mình ăn được nhiều, lớn lên còn oán trách người làm mẹ là cô đã cho con bé ăn thành mập, khi còn bé thì phải siêng vận động mới được.
Ba bọn trẻ mỗi ngày còn phải đi bộ một hai tiếng để kiếm tiền lương, con bé này đương nhiên không thể lãng phí lương thực trong nhà vô ích được.
Qua Qua bởi vì ăn, nên đã nhận việc chuyện đậu đũa.
Từ Hương Quyên cắt xuống một bó rồi dùng rơm rạ cột lại, trong nhà có rơm rạ, trước kia cô thường xuyên dùng để trói rau củ mang lên chợ phiên để bán, năm nay vừa sinh xong thằng nhóc nên không đi bán rau nữa, sang năm chờ đến khi đứa bé dứt sữa cũng không có ý định bán lại, bán cũng không được mấy đồng tiền, người nhà mình trồng để ăn là được rồi.
Cột xong một bó thì để Qua Qua đặt trên mặt đất phòng bếp. Hai tay Qua Qua bưng bó đậu đũa, bóng dáng nho nhỏ đi đường, nhìn xem cũng rất thú vị.
Chờ khi Qua Qua chuyển lần thứ hai, cô cũng theo Qua Qua quay về phòng bếp một chuyến, chỉnh chỉnh lửa, phần củi còn lại đã cháy gần hết.
...
Trường trung học ở thị trấn đã xây được xấp xỉ sáu năm, nhưng đến năm nay nhà ăn vẫn chưa được hoàn thiện, đầu năm nay bắt đầu xây nhà ăn thì bị dừng lại giữa chừng, học sinh và giáo viên đều mang cơm hộp riêng, học sinh và giáo viên nào có điều kiện tốt một chút thì một tháng sẽ đi đến quán cơm nhỏ ở bên cạnh trường học mấy lần để ăn thịt cá cải thiện.
Nhà ăn vẫn chưa xây xong, nhưng lại có tủ hấp cơm, để cho giáo viên có thể hâm hộp cơm của mình. Mỗi ngày chỉ mở một lần, thời gian thống nhất, hôm nay bỏ lỡ thời gian thì không còn mở nữa, lại còn không thể hấp lâu, chỉ có thể làm nóng cơm nhưng không thể nấu cơm.
Tiết học cuối cùng kết thúc, Chu Trình Ninh và mấy đồng nghiệp kết bạn đi ăn cơm nóng.