[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu

Chương 37: Chương 37: Đợt sóng này chưa tan, đợt sóng khác đã đến (3)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

“Được, được, được.” Dì Tiếu gật đầu, nhưng lại lấy làm lạ, Văn Thanh không có cảm giác gì với Kỷ Ngạn Quân sao? Dì Tiếu không nghĩ ra, nhưng dựa vào kinh nghiệm từng trải của bà ấy, dựa vào biểu hiện của Kỷ Ngạn Quân, chắc chắn Văn Thanh và Kỷ Ngạn Quân còn chưa kết thúc.

“Dì Tiếu ơi, hết chỉ đỏ trong máy may rồi.” Tiếng nói của Văn Thanh khiến dì Tiếu hoàn hồn, dì Tiếu vội vàng trả lời: “Ừ, để dì đi lấy.”

Sau vụ việc Kỷ Ninh Chi làm ầm ĩ, một buổi sáng tích tụ lại rất nhiều việc, vì vậy trong hai tiếng tiếp theo, dì Tiếu không ngơi tay, Văn Thanh không ngơi tay, ngay cả máy may cũng không ngừng nghỉ.

Toàn bộ tiệm may dì Tiếu trải qua một buổi sáng trong âm thanh 'lách cách' của máy may và tiếng nói chuyện của khách hàng.

Mãi cho đến buổi trưa ăn cơm, tiệm may dì Tiếu mới coi như yên tĩnh lại.

Cho dù Diêu Thế Linh mang cơm cho Văn Thanh, dì Tiếu vẫn mua gà và thịt, nấu một đĩa to, khăng khăng đổ vào trong cái âu sứ trắng của Văn Thanh, Văn Thanh không từ chối nổi.

Nửa cái âu sứ trắng toàn là gà chiên và những miếng thịt xen lẫn cả nạc lẫn mỡ, Văn Thanh nhớ tới dáng vẻ tham ăn của em trai Văn Bằng, cô không nỡ mà để lại mang về nhà cho hai em trai ăn.

Văn Thanh vừa mới đậy nắp âu sứ trắng lại thì dì Tiếu đi ra từ phía sau màn, đưa cho Văn Thanh một nắm tiền.

Văn Thanh sợ hết hồn: “Dì Tiếu, dì như này...”

“Đã nói tiền giày là của cháu rồi, dì lấy ba hào là được.”

Văn Thanh nhìn qua đống tiền, ước chừng khoảng vài đồng: “Dì Tiếu, từng này nhiều quá.”

“Không nhiều, không nhiều đâu.” Dì Tiếu cười: “Nếu không nhờ cháu thì có lẽ dì còn bị lỗ vốn nữa, chiếc váy này mười sáu đồng, giày tính là chín đồng, dì lấy ba hào, cháu cầm tám đồng bảy.”

“Dì Tiếu, chừng này thực sự quá nhiều ý ạ.”

“Không nhiều, không nhiều đâu, mau cầm lấy đi. Phụ nữ ấy à, vẫn phải có chút tiền, có tiền thì mới không bị người khác xem thường, nói chuyện cũng có tự tin hơn.” Dì Tiếu kiên quyết nhét tiền vào trong tay Văn Thanh: “Sau này cháu cứ tùy ý dùng cái máy may này của dì, không cần phải khâu mũi giày gì gì đó bằng tay nữa.”

Văn Thanh nghe hiểu ý nghĩa trong câu nói của dì Tiếu, trong lòng cảm động không thôi, lập tức gật đầu: “Vâng ạ, cháu cảm ơn dì Tiếu.” Cô cũng nhận lấy tám đồng bảy hào kia.

Lúc này mới dì Tiếu mới nở nụ cười: “Sau này chúng ta làm việc chăm chỉ, kiếm nhiều tiền chút.”

“Nhất định phải kiếm nhiều một chút mới được.” Văn Thanh cũng cười.

Hai người đang nói chuyện thì chỗ cửa của tiệm có một người phụ nữ trung niên đi tới, người đó nhìn ngó xung quanh, hỏi: “Tiếu Vân, Tiếu Vân có ở đây không? Trời đất, tôi không biết chữ đâu, trên đầu cái này viết gì thế?”

“Tiếu Vân, Tiếu Vân có ở đây không?” Người phụ nữ lại hô.

“Gọi dì đấy.” Dì Tiếu vội vàng đi ra cửa, cười chào hỏi: “Chị cả Tôn đấy à, sao chị lại đến đây thế, mau vào đây ngồi đi.”

“Tiếu Vân ơi, thật là Tiếu Vân à, tìm thấy em rồi. Tiếu Vân à, mẹ chồng em bảo chị chuyển lời cho em, nói là con trai em bị bệnh rồi, bảo em mau về thôn xem thế nào.”

“Bệnh gì vậy ạ?” Dì Tiếu hoảng hốt hỏi: “Chẳng phải vẫn đang khỏe mạnh sao?”

Nghe vậy, Văn Thanh đứng lên đi đến cửa.

Chị cả Tôn nói: “Không biết bệnh gì nữa, dù sao thì bây giờ đang nằm trên giường không dậy nổi, mẹ chồng em đang khóc lóc ở nhà đấy.”

Dì Tiếu lảo đảo, suýt nữa thì ngã xuống.

Văn Thanh vội vàng đỡ lấy: “Dì Tiếu, dì Tiếu, dì đừng hoảng hốt, trước tiên cứ dẫn con trai đến bệnh viên kiểm tra xem là bệnh gì đã, đúng bệnh hốt thuốc.”

“Đúng, đúng, đúng, không được hoảng sợ.” Dì Tiếu luôn miệng nói, nhưng đã mất đi lý trí rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.