[Thập Niên 90] Một Chiêu Đệ Trọng Sinh

Chương 5: Chương 5: Cơm chiên trứng (1)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Tống Chiêu Đệ muốn đi đến nhà cô hai.

Cô hai lấy chồng ở thôn Thiên Thủy gần đó, đi đường đại lộ thì mất chưa đến nửa tiếng là tới nơi, nếu đi đường tắt từ cánh đồng sẽ nhanh hơn. Tên bà ấy là Tống Chí Đệ, bà ấy thân thiết với cô hơn chị cả Tống Thu Phượng và chị hai Tống Cải Phượng.

Sau khi băng qua cánh đồng và lên đường cao tốc, có thể nhìn thấy ngôi nhà hai tầng ở phía xa xa, đó chính là nhà cô hai.

Trong số tất cả họ hàng thân thích thì có lẽ gia đình cô hai là khá giả nhất, chồng của cô hai rất thông minh nên làm được việc lớn.

Ba năm trước, có tin tức nói quốc lộ trong huyện chuẩn bị sửa chữa, người khác nghe cũng chẳng để tâm nhưng chú hai đã đến ủy ban, mang quà cáp đến tặng, ngỏ ý muốn mua một khu đất bên cạnh quốc lộ. Tầng hai để người ở, còn tầng một làm cửa hàng tạp hóa.

Cả đoạn đường quốc lộ này chỉ có đúng một cửa hàng tạp hóa nhà chú hai, kinh doanh buôn bán rất tốt.

Lúc này người dân thôn Thiên Thủy mới thi nhau mở cửa hàng tạp hóa để buôn bán.

Tết năm nào về sum họp, cô cả cũng mặt nặng mày nhẹ* với cô hai.

*Mặt nặng mày nhẹ: có những cử chỉ lời nói tỏ ra khó chịu bực bội, tức tối với người khác.

Nói cô hai được gả cho con trai út trong gia đình nên không cần sống với cha mẹ chồng. Gả qua lại đẻ được cả trai cả gái.

Mới đầu còn phải lên thành phố làm công, sau đó có nhà mới, mở một cửa hàng tạp hóa thì không phải đi làm vất vả nữa, chỉ cần ở nhà trông hàng là được.

Được ở nhà, còn được sum vầy với các con, cùng con gái đọc sách, đánh đàn, ai trong thôn cũng khen cô hai số tốt.

Mỗi lần Tống Chiêu Đệ nghe thấy, cô đều thắc mắc. Ba cô Tống Đại Minh cũng không phải con trai cả, bà nội cô cũng không sống với gia đình cô, vậy sao gia đình cô cũng không giàu có bằng nhà người khác?

Thôn Tống Lý có hơn 200 hộ, do gần sông nên ai cũng trồng lúa, mỗi hộ có vài sào ruộng. Những thôn trên núi còn có chút đất rừng, nhà nào cũng trồng rất nhiều cây ăn quả.

Đa số thanh niên trai tráng trong làng ra ngoài làm công, buôn bán nhỏ ở quận lỵ, ít nhất cũng được một, hai vạn mỗi năm.

Có thể nói, thôn Tống Lý được xem là thôn tương đối giàu có và đông đúc.

Tống Đại Minh cũng đi làm công từ mấy năm trước, nhưng làm được hai năm thì ông ta nghỉ, lấy cớ là các anh chị đều đi ra ngoài làm, ông ta phải ở nhà chăm sóc cha mẹ.

Sau lại biết nhà xưởng Phương Nam đang tuyển nữ công nhân, Tống Đại Minh không thể đi được nên cho hai con gái đi, mỗi tháng hai người sẽ gửi về nhà một ngàn tệ, thấy vậy, ông ta cũng dứt khoát ở nhà hưởng phúc luôn.

Chị hai cũng đi ra ngoài làm công được một năm, Tống Đại Minh không ra đồng mà lấy tiền thuê người làm ruộng, từ đó ngày nào cũng rượu chè rồi đi đánh bài, vừa đánh bài vừa khoác lác.

Trong nhà có vợ và các con lo, ông ta cứ sung sướng như tiên.

Tống Chiêu Đệ còn chưa đi đến cửa, đúng lúc cô hai đẩy kệ hàng ra, nhìn thấy cô liền hỏi: “Chiêu Đệ sao? Cháu làm sao vậy.”

Cô hai dắt cô vào phòng, xem vết thương trên đầu cô.

“Ba cháu lại đánh cháu à? Đúng là đồ súc sinh!”

Miệng vết thương này nếu không xử lý thì sẽ bị nhiễm trùng.

Tống Đại Minh và Lý Quế Hương sẽ không quan tâm đến vết thương của cô, hơn nữa, trong nhà không có thuốc nên cô không biết làm thế nào. Đời trước, vết thương trên đầu Tống Chiêu Đệ còn bị nhiễm trùng, đến khi tới thành phố G chữa trị mới tốt lên, nhưng chỗ da đầu đó cũng không mọc tóc trở lại. Lúc còn trẻ thì không sao, nhưng sau khi sinh con. Tóc thưa dần, vết sẹo mới lộ rõ, mép tóc như lùi về sau mấy phân.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.