Thê Cư Nhất Phẩm

Chương 13: Chương 13: Cố gắng




Cháu gái của Lưu mẹ ltên là Chiêu Đệ tuy không thể thông minh khéo léo bằng Lam Tâm nhưng học cắt giấy cũng rất nhanh. Chiêu Đệ nước da ngăm đen, so với Lưu mẹ thì có vẻ ngượng ngùng hơn, không hay nói. Chắc chắn rằng lúc ở nhà Lưu mẹ đã dạy Chiêu Đệ nhưng đến trước mặt Đinh Nhu, Chiêu Đệ chỉ cúi đầu, tay túm lấy một góc áo hồng, mặc cho Lưu mẹ nói thế nào cũng không chịu ngẩng đầu lên. Đinh Nhu cười bảo để cho Lam Tâm dạy Chiêu Đệ cắt giấy.

Lưu mẹ thầm buồn bực rằng cháu gái mình thật thua kém nhưng bà cũng thương yêu cháu gái mình, đành nói với Đinh Nhu: “Làm phiền Lục tiểu thư rồi!”

Đinh Nhu cười khanh khách, lắc đầu bảo: “Không sao đâu! Ta thấy Chiêu Đệ rất tốt”. Cắt giấy thì giao cho Lam Tâm cùng Chiêu Đệ lo liệu, Liễu thị cũng có thể giúp đỡ. Nhưng với tài ăn nói của bọn họ thì không thể bán cắt giấy được. Thật ra Đinh Nhu không ngại đi bán, nhưng Liễu thị nhất định không đáp ứng. Tại Đại Tần, địa vị của thương nhân không cao. Đinh nhu dù nghèo thì cũng là Lục tiểu thư của Đinh phủ. Liễu thị chẳng nói gì nhiều mà chỉ nước mắt lưng tròng nhìn Đinh Nhu, Đinh Nhu đành thỏa hiệp. Đinh Nhu công nhận nước mắt của nữ nhân đúng là vũ khí hữu lực, không chỉ sử dụng được với nam nhân, mà cũng có lực sát thương không kém với nữ nhân. Ở trường hợp không xúc phạm nguyên tắc của Đinh Nhu thì nàng nguyện ý nghe lời Liễu thị.

“Lưu mẹ qua đây, ta có mấy lời muốn nói với bà!” Đinh Nhu quyết định tiến hành huấn luyện đơn giản với Lưu mẹ. Rượu thơm cũng sợ ngõ nhỏ sâu. Thủ đoạn buôn bán giản đơn cũng đủ để Lưu mẹ hiểu được. Lưu mẹ chăm chú nghe Đinh Nhu chỉ bảo, ghi nhớ kỹ những gì Đinh Nhu nói, sau cùng mới than rằng: “Lục tiểu thư, tôi phục rồi!”

Người ta đúng là tiểu thư nhà quan lớn. Kiến thức rộng rãi, ngay cả buôn bán cũng kiếm được tiền. Lãi ít nhưng bán nhiều, mua nhiều tặng thêm, mua nhiều chiết khấu… Những thứ này Lưu mẹ trong lòng thì hiểu rõ nhưng không thể nói ra dễ nghe dễ hiểu như Đinh Nhu.

Đinh Nhu thấy cũng không còn gì an bài nữa liền để cho Lưu mẹ tự lĩnh ngộ, còn mình thì ở một bên xem sách. Hiện giờ Đinh Nhu vội vàng muốn biết Hoàng đế cùng Hoàng hậu khai quốc của Đại Tần cũng chính là đôi vợ chồng xuyên qua kia đã thay đổi bao nhiêu thứ? Thứ nào Đinh Nhu có thể sử dụng, thứ gì nàng không thể dùng, không thể nói. Nếu không nhỡ xảy ra chuyện gì đáng cười thì Đinh Nhu nàng cũng không chịu nổi. Đinh Nhu lật sách ra xem. Chắc thư cục (hiệu sách) vẫn mở cửa vào ngày Tết Trùng cửu, chuẩn bị ít bạc vụn mua vài quyển sách về có lẽ Liễu thị cũng không tiếc.

Hiểu biết được tình cảnh thì mới có thể kiếm thêm càng nhiều bạc. Đinh Nhu cũng không để cho Liễu thị thêu túi thơm theo con đường tinh xảo nữa. Từ chỗ Lưu mụ tìm hiểu được tình hình người mua túi thơm thêu thùa thì Đinh Nhu đã xác định lại cho Liễu thị. Túi thơm tinh xảo tuy tốt, nhưng một là hại sức khỏe tốn tâm huyết, hai là người dân bình thường lại không dùng được. Tinh tế quá bọn họ không hiểu, có khi còn ghét bỏ. Đinh Nhu kết hợp với ký ức trước kia, cũng may gần tới tết Trùng cửu, nàng đưa ra mấy bản vẽ để Liễu thị thêu thử.

Đinh Nhu nói gì là Liễu thị nghe đấy, nữ nhi nói cái gì cũng đúng. Liễu thị dùng ít sức, thời gian làm cùng nguyên liệu cũng bớt đi. Liễu thị có chút lo lắng rằng không biết có bán được hay không. Việc giảm công sức, bớt nguyên liệu khiến nàng rất hổ thẹn.

Đinh Nhu thì không hề nghĩ tới, bao nhiêu tiền thì mua đồ chất lượng bấy nhiêu. Giá bán không phải là tiêu chuẩn để so sánh vật phẩm tốt xấu hay sao? Việc kiếm lợi này Đinh Nhu cũng từng làm qua, cũng không phải làm việc hãm hãi người khác. Đinh Nhu nói với Liễu thị rằng cứ thêu như nàng bảo là được.

Mặc dù trong lòng không ủng hộ nhưng Liễu thị vẫn làm theo lời Đinh Nhu. Vải vóc sử dụng kém đi, công sức cũng ít hơn nhưng phối màu sáng rõ, hình dạng đơn giản thanh thoát. Túi thơm dùng vải bố làm thành hoàn toàn không nhìn ra đường nối, Liễu thị quay ra nhìn Đinh Nhu đang đọc sách trên giường, càng thầm nhủ quỷ sai là đúng là người tốt, không chỉ để cho Đinh Nhu quay lại trần gian mà còn dạy Đinh Nhu rất nhiều thứ. Liễu thị quyết tâm rằng hàng năm ăn tết sẽ đốt tiền giấy, cúng trái cây cho quỷ sai.

Liễu thị không nhỡ rõ phụ mẫu mình là ai. Mỗi khi đến ngày lễ tết muốn đốt ít tiền vàng để trọn đạo hiếu mà nàng cũng không dám. Nàng sợ phụ mẫu mình vẫn còn sống, chỉ là vì gia đình nghèo khó mới bán nàng đi. Ký ức trước ba tuổi của Liễu thị rất mơ hồ, chỉ có nhớ rõ lửa lớn, một trận cháy lớn.

Trước tết Trùng cửu, Lưu mẹ tràn đầy lòng tin mang theo cắt giấy đi kinh thành. Trước khi đi, Đinh Nhu dặn dò Lưu mẹ vài câu. Cắt giấy là thứ lạ, có mất ít tiền cũng đừng đắc tội tiểu nhân, cũng đừng dễ dàng tranh chấp với người khác. Các nàng muốn cầu tài chứ không phải gây sự. Nếu có người thu phí bảo hộ hay mấy thứ tiền gì đó thì cứ giao ra. Triều đình Đại Tần thái bình hưng thịnh, dưới chân thiên tử cũng có điều kiêng kỵ. Thu phí bảo hộ, sinh ý cũng an ổn, kiếm ít đi cũng mong lấy ổn định.

Lưu mẹ là người khôn khéo, Đinh Nhu vừa chỉ điểm thì bà đã hiểu rõ, gật đầu đáp ứng. Lưu mẹ lăn lộn trên phố phường, hiểu rõ nhiều thứ hơn Đinh Nhu. Lưu mẹ ngồi xe lừa tới kinh thành, tiện thể để Chiêu Đệ ở lại giúp đỡ Đinh Nhu. Lưu mẹ tính toán để cho cháu gái tiếp xúc với Lục tiểu thư nhiều hơn để có thể tiến bộ. Lưu mẹ suy tính xem có nên để Chiêu Đệ hầu hạ Đinh Nhu hay không.

Lưu mẹ luôn luôn có cảm giác, Lục tiểu thư không phải người tầm thường, mà giống như trong sách từng nói qua, sẽ có cơ hội nhất phi trùng thiên*. Lúc này nương dựa vào Lục tiểu thư chứ đợi tới lúc Lục tiểu thư tôn quý rồi, muốn đến gần thì đã khó khăn. Nhà Lưu mẹ cũng không giàu có nhưng mấy đời đều là người dân, chưa từng làm người hầu. Để cho cháu gái hầu hạ Lục tiểu thư, Lưu mẹ cũng không quyết định được. Bán mình làm nô tỳ làm sao bằng ở nhà tự do tự tại. Lưu mẹ coi trọng cháu trai nhưng cũng sẽ không tùy tiện để cháu gái đi hầu hạ người khác. Bà nghĩ thầm chờ bán xong cắt giấy rồi tính sau.

Đinh Nhu tiễn Lưu mẹ đi, Liễu Thị và Lam Tâm rất khẩn trương, thường thường lo lắng hỏi rằng liệu Lưu mẹ có thể bán được cắt giấy hay không. Đinh Nhu an ủi hai người bọn họ, điều gì nên làm họ cũng làm rồi, nghĩ nhiều cũng không được gì, làm hết sức là được rồi.

“Tốn nhiều công sức, đương nhiên kết quả sẽ không kém. Thực ra điều sợ nhất là bỏ mặc cho số phận.” Đinh Nhu nhân cơ hội này nhắc nhở Liễu Thị cùng Lam Tâm. Đinh Nhu chán ghét nhất là bỏ mặc cho số phận, cho rằng mọi bất hạnh đều là ông trời bạc đãi, là sự trêu đùa của số phận. Tại sao bọn họ không nghĩ lại, bọn họ không nỗ lực thì tại sao ông trời phải đối xử tốt với bọn họ?

Đinh Nhu nhớ tới Đinh Mẫn. Đinh Mẫn luôn tự oán, xót xa khi có một người chị gái ưu tú xuất sắc. Hình như mọi người chỉ nhìn thấy Đinh Nhu mà coi thường, không để ý đến Đinh Mẫn.

Đinh Nhu thay đổi tư thế. “Tài năng của Đinh Mẫn cũng không kém, nhưng lại không biết nỗ lực, chỉ bằng vào tài năng ban đầu thì làm sao có thể trở thành nhân vật nổi tiếng được.”

Trong khi Đinh Mẫn ghen ghét, than vãn thì Đinh Nhu lại không hề dừng bước mà cứ tiếp tục đi tới. Chênh lệch giữa hai chị em càng ngày càng lớn, cứ tuần hoàn như vậy, Đinh Mẫn càng ngày càng tự ti.

Đinh Mẫn chỉ thấy cảnh Đinh Nhu thành công trước mặt người khác, được mọi người tán thưởng. Nhưng Đinh Mẫn lại không biết rằng Đinh Nhu đã nỗ lực biết bao nhiêu? Chỉ riêng những bút ký ghi chép của Đinh Nhu cũng xếp đầy vài hòm. Trong điều kiện không tốt, không thể mua được sách, Đinh Nhu đến tiệm sách để đọc ké, chịu sự trêu cợt của người khác, liều mạng ghi nhớ mọi thứ trong đầu, về nhà sao chép lại ra giấy. Bởi vì mỗi lần đứng đều rất lâu nên khi về nhà, chân Đinh Nhu đều thũng lên. Đinh Nhu day day trán, tại sao nàng lại nhớ tới những điều này?

“Tiểu Nhu, ăn thôi nào!” Liễu thị cười nói, Đinh Nhu buông sách, ngửi mùi thức ăn. “Nương, con tới đây.”

*Nhất phi trùng thiên: Một bước lên trời. Ý chỉ nếu có cơ hội sẽ làm nên sự nghiệp, tiền đồ tốt đẹp.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.