Sau khi Tiết Minh Viễn quay về từ nhà chính, y thuật lại cho Nhược Thủy nghe những "giáo điều" của Nhị thúc năm nay, Nhị thúc kia thấy bốn cửa hàng của Tiết Minh Viễn hưng thịnh thu nhiều lợi nhuận, ông ta nghe nói do nhờ công lao của mấy vị đại chưởng quỹ, thế là vô tư thốt ra rằng ông ta muốn mượn đại
chưởng quỹ vài ngày để truyền kinh nghiệm cho chưởng quỹ của nhà chính,
để bọn họ học hỏi thêm. Đương nhiên là Tiết Minh Viễn cự tuyệt, nếu như
muốn học theo nhà y thì trước tiên phải không ngần ngại chia phần cho
các đại chưởng quỹ, đến khi ấy để người bên y sang truyền thụ kinh
nghiệm cũng không muộn.
Nhị thúc nhà họ Tiết kia ngay đến huynh
đệ cũng không tin tưởng, huống chi là người ngoài. Vừa nghe Tiết Minh
Viễn nói xong ông ta đã lầm bầm: "Cũng chỉ có ngươi rộng lượng, dám giao sản nghiệp lớn của mình vào tay người khác." Tiết Minh Viễn biết nhưng
chỉ cười, lời cần nói cũng đã nói, những chuyện còn lại y không quản
nổi. Chưa kể lòng dạ thế kia đừng mong kiếm được phân tiền nào.
Trung tuần tháng hai là lúc Nhược Thủy sinh nở, dù gì đây cũng là lần đầu
tiên nên nàng khá luống cuống. Tiết Minh Viễn thậm chí còn lo lắng hơn
cả Nhược Thủy, di nương của Tiết Uyên qua đời vì sinh cậu bé, y có thể
không sốt ruột sao. Nhược Thủy rất hồi hộp nàng bỗng nhớ đến mẫu thân
của mình, tới gần ngày sinh, cứ tối đến là nàng lại chấm nước mắt khiến
Tiết Minh Viễn mỗi ngày đều như ngồi trên đống lửa.
Nhưng Nhược
Thủy có thể khóc còn Tiết Minh Viễn không được phép sợ hãi, y nhoẻn cười an ủi nàng: "Được rồi, lớn thế này còn tìm mẫu thân. Ta cũng lạ thật,
dạo trước cứ lên kinh đón nhạc mẫu đến thì tốt rồi. Sinh con cũng đâu có khác ngày thường, một hồi là xong thôi mà."
Mắt Nhược Thủy đỏ hoe, nàng nói: "Nhưng thiếp sợ."
Tiết Minh Viễn ôm nàng dỗ dành: "Đừng sợ đừng sợ, sức khỏe nàng rất tốt,
chúng ta sẽ mời bà đỡ có kinh nghiệm đến giúp, mọi chuyện đều ổn cả
thôi." Nhược Thủy ngoan ngoãn ngồi đó nghe Tiết Minh Viễn an ủi, đến đêm thì Nhược Thủy trở dạ. Nhược Thủy đánh thức Tiết Minh Viễn đang say
ngủ, Tiết Minh Viễn cuống cuồng khoác một cái áo mỏng xông ra ngoài gọi
người giữa tiết đông giá.
Tiết Minh Viễn phái người ra ngoài đón
bà đỡ, Đường ma ma thì sai đám người làm tất bật chuẩn bị. Khi bà đỡ đến thì tất cả đã chuẩn bị xong, lập tức vào phòng đỡ sinh ngay. Lúc này
Tiết Minh Viễn mới có thời gian quay về phòng khoác thêm tấm áo, sau đó
ra sân đứng chờ. Người làm khuyên Tiết Minh Viễn về phòng ngồi đợi,
ngoài trời lạnh lẽo lắm, Tiết Minh Viễn lại bảo mình đang nóng, lo lắng
đến nóng lòng. Thi thoảng y lại đứng bên cửa sổ ngóng tình hình bên
trong: "Thế nào rồi? Sao nương tử không kêu tiếng nào?"
Đường ma
ma ở bên trong nói vọng ra: "Tình hình rất tốt, cô gia đừng sốt ruột."
Tiết Minh Viễn cứ hỏi tiếp hỏi tiếp, cuối cùng Đường ma ma phải xốc mành đi ra nói: "Cô gia, sinh con cũng cần thời gian, tiểu thiếu gia không
thể lập tức tự chui ra. Ngài đừng gấp, bây giờ rất thuận lợi, Nhị nãi
nãi đang cắn lạt mềm nên không nói gì được, nếu nói sẽ rối loạn khí tức
ngay. Ngài không cần lo lắng." Tiết Minh Viễn cười hà hà: "Đã biết đã
biết."
Đường ma ma xoay người vào phòng, bà không nhịn được cười: "Đã là cha của ba đứa trẻ rồi cơ đấy." Càng quan tâm thì càng lo lắng.
Đến sáng, tiếng trẻ con khóc vang lên, Tiết Minh Viễn chạy ngay đến phòng,
lo lắng hỏi: "Con ta thế nào? nương tử có thể nói chuyện chưa? Nàng mau
nói gì đi chứ."
Đường ma ma giúp Nhược Thủy uống nước, nàng yếu
ớt nói: "Thiếp không sao." Đoạn, nàng dặn dò bà đỡ bọc kỹ đứa trẻ đưa ra ngoài cho Tiết Minh Viễn. Bà đỡ nhanh chóng ủ ấm đứa trẻ, vui vẻ ôm đứa bé ra ngoài cầu thưởng, vừa ra khỏi cửa phòng đã cười to: "Chúc mừng
Tiết Nhị gia sinh quý tử, trong nhà lại có thêm một cậu con trai, gia
tộc thịnh vượng."
Tiết Minh Viễn hào hứng cười: "Con trai, ta lại có con trai!" Mau lại đây phụ thân ôm một cái." Tiết Minh Viễn lóng
ngóng nhận lấy đứa trẻ từ tay bà đỡ, nhìn đứa trẻ hồng hồng da dẻ hơi
nhăn y hào hừng nói: "Con trai ta giống ta quá!"
Tiết Minh Viễn
gần ba mươi tuổi lại có thêm một cậu con trai, đây là đứa con đầu lòng
của y và Nhược Thủy, niềm vui này quá lớn, y đã sai người mời khách đến
dự tiệc chung vui. Đối với Tiết Hạo và Tiết Uyên, đứa trẻ này là một
điều tuyệt vời. Vừa về đến nhà bọn trẻ đã ùa vào đòi thăm đệ đệ. Tiết
Hạo và Tiết Uyên chụm đầu dòm đứa trẻ.
Tiết Hạo nói: "Phụ thân, sau này đệ đệ có đẹp lên không?" Sao đệ đệ nhìn như con khỉ hồng...
Tiết Minh Viễn cười nói: "Từ từ rồi đệ đệ sẽ dễ nhìn hơn, đệ đệ vừa chui từ
bụng mẫu thân ra mà. Lúc các con mới ra đời còn xấu hơn đệ đệ ấy." Nhưng quả thật trẻ con mới sinh rất giống con khỉ nhỏ. Tiết Hạo thấy đệ đệ
còn nhỏ nên không dám chạm vào, cậu bé vươn một ngón tay đụng nhẹ vào
chân em bé, thật là mềm mại.
Quả nhiên trăm ngày sau, em bé đã
lớn tròn như cái màn thầu, vừa trắng lại vừa mập mạp. Tiết Hạo và Tiết
Uyên rất thích chọt tay vào người em bé, Nhược Thủy dặn dò bọn trẻ không được đụng mạnh, đệ đệ sẽ bị đau. Hai đứa con trai rất biết nghe lời,
không một lần nào chúng làm em bé khóc, trái lại em bé vừa nhìn thấy có
người chơi cùng đã cười toe vui vẻ.
Tiết Minh Viễn được đặt tên
cho con trai, y muốn dành tất cả những điều tốt nhất cho con mình, nên
thấy dù thế nào cũng không đủ. Tiết Minh Hiên thay Tiết Minh Viễn chọn
một chữ "Tuấn", ý nghĩa trầm tĩnh thông minh.
Tháng tám, Tiết
Minh Hiên lên kinh thuật chức. Nguyên khí của Tiết gia đã khôi phục
không ít, Tiết Minh Viễn rút ra hai vạn lượng chuẩn bị cho Tiết Minh
Hiên. Tiết Minh Hiên cứ từ chối mãi: "Không cần nhiều thế đâu, ta lên
kinh thuật chức theo thông lệ thôi mà. Hơn nữa ân sư của ta đã về kinh,
ta lại không muốn thăng cấp, cứ theo quy tắc cũ là được rồi."
Tiết Minh Viễn nhét ngân lượng vào tay Tiết Minh Hiên: "Mang nhiều một chút
cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa ca ca cũng đừng tiết kiệm quá, ngoài chính
tích (*thành tích làm việc khi tại chức của quan lại) thì ngân lượng
cũng không thể thiếu, nếu không cùng đẳng cấp thì rất khó mở lời. Đâu
phải nhà ta không có tiền, nếu ca ca được cử đến Giang Chiết hay ở lại
bên này thì chúng ta có thể chiếu cố, hỗ trợ lẫn nhau."
Nhược
Thủy lấy ra một phong thư rồi cười bảo: "Đây là thư muội biên về nhà,
nhà mẹ muội có quen biết một số người bên Lại bộ, chắc sẽ giúp được một
tay. Huynh cũng đã gặp Tam ca của muội rồi, nếu ân sư không tiện gặp thì huynh cứ đi tìm Tam ca. Trên thư có viết địa chỉ, huynh cứ cầm thư đi
là được." Tiết Minh Hiên nhận lấy thư và ngân lượng, ngượng ngùng nói:
"Thân làm đại ca mà ta còn bắt mọi người lo lắng."
Nhược Thủy
cười nói: "Đại ca cũng quan tâm đến mọi người mà, nếu không có đại ca
giúp đỡ thì e là Tuấn nhi đến giờ còn chưa có tên. Minh Viễn nhà muội cứ đến lúc quan trọng là ngây ra." Tiết Minh Viễn ngồi bên cạnh mỉm cười
biện giải: "Tại ta muốn chọn cái tên đẹp nhất mà." Nhược Thủy trừng mắt, Tiết Minh Viễn lập tức im bặt. Tiết Minh Hiên dẫn theo ba kẻ hầu vào
kinh, giao đại tẩu và cháu trai cho Tiết Minh Viễn trông nom.
Sau khi Tiết Minh Hiên vào kinh, Tiết Minh Viễn vẫn đến cửa hàng nghiên cứu y thuật, bất chợt y nảy ra một cách kiếm tiền. Tiết Minh Viễn nhận thấy mỗi ngày có rất nhiều người đến hốt những thang thuốc đơn giản trị
những bệnh thường gặp, ví dụ như hôm trước rượu chè quá chén nên hôm sau biếng ăn, hay như tối hôm trước trong người nhiệt nóng nên ngủ không
yên giấc. Những bệnh này có thể dùng ngay một loại thuốc được pha chế
sẵn, như thế mỗi lần bị bệnh nhẹ người bệnh cũng không cần chạy đến tận
tiệm thuốc.
Hiện tại chỉ có hai loại pha sẵn thông dụng, thứ nhất là kim sang dược dùng trong chiến trường, loại này tuyệt nhiên không
thể thiếu, lúc uống vào lập tức công hiệu ngay, thuốc pha sẵn đa phần
dùng để trị thương; một loại khác chính là phương thuốc phối riêng cho
mấy người giàu sang, bởi họ đã quen dùng loại ấy.
Trong những
tiệm thuốc nhỏ rất hiếm thuốc pha sẵn dành cho những bệnh thường gặp
hàng ngày, Tiết Minh Viễn thấy đây là cách đáng để thử. Sau khi bàn bạc, lão đại phu và đại chưởng quỹ cũng cảm thấy cách này khả thi. Tiết Minh Viễn lập tức bắt tay tiến hành, trước tiên là những loại đơn giản, ví
dụ như giúp tiêu hóa, bổ khí an thần.
Tiết Minh Viễn nói với
Nhược Thủy về ý tưởng này, Nhược Thủy liền khen Tiết Minh Viễn biết suy
nghĩ, cái gọi là kinh thương đúng thật thần kỳ. Đi lại con đường người
khác đã đi thì khó kiếm được món lớn. Nhược Thủy phân tích: "Ưu điểm của thuốc pha chế sẵn là có thể dùng ngay, bớt được thời gian ra ngoài chẩn bệnh bốc thuốc. Chúng ta làm ắt sẽ có người đến mua."
Tiết Minh
Viễn mỉm cười gật đầu, Nhược Thủy nói tiếp: "Tuy nhiên không phải không
có nhược điểm, khi bốc thuốc người bệnh có thể nhìn rõ các loại dược
liệu. Thế nhưng với thuốc pha chế sẵn họ không thể thấy được quá trình
pha chế, cho nên chúng ta phải giám sát thật kỹ, ngàn vạn lần không được xảy ra sai lầm."
Tiết Minh Viễn vỗ vỗ tay Nhược Thủy mà rằng:
"Nương tử yên tâm, chuyện này các đại chưởng quỹ cũng đã nghĩ đến, bây
giờ chúng ta cũng đã làm vài loại. Nếu thuận lợi thì sau này ai cũng có
thể làm. Đến khi phương thức pha chế thành thục ta muốn làm ra vài
phương thuốc riêng, đó mới là thứ của chúng ta."
Tiết Minh Viễn
cố ý tìm một gian viện thật lớn, thuê hơn bốn mươi người chuyên làm
thuốc pha sẵn. Tiết Minh Viễn nhập về một số lượng lớn nhân lực lẫn vật
lực, chuẩn bị mất hai tháng. Cuối cùng thì nghề dược cũng là nghề chính
của Tiết Minh Viễn, tuy đầu tiên chỉ có bốn loại nhưng có thể dùng hằng
ngày, giá cả cũng phải chăng. Thế nên khi vừa tung ra đã tiêu thụ rất
tốt, mọi người ai cũng thấy rất tiện lợi. Tiết Minh Viễn thu về một
khoản không nhỏ.
Có vài người thấy Tiết Minh Viễn buôn bán có lời nên cũng theo gương, nhưng làm theo thì vĩnh viễn chỉ đi sau người
khác. Tiết Minh Viễn vừa thuê thêm người chế thuốc vừa nghiên cứu thêm
nhiều loại thuốc pha sẵn khác. Chẳng mấy chốc mà việc kinh doanh đã được ba tháng, việc tốt song hành, Tiết Minh Hiên cũng mang theo tin được
thăng chức trở về. Tiết Minh Hiên nhảy vọt ba cấp, hơn nữa nơi được phân bổ đến lại là Giang Chiết. Cùng với lần trở về này, Tiết Minh Hiên cũng có một số tin tức từ Diêu gia.