Khi Tiết Uyên đến
phòng Nhược Thủy, nàng bèn cười hỏi: "Uyên nhi ở trong phòng đang làm
gì?" Tiết Uyên lễ phép đáp: "Dạ, con đang sắp xếp đồ dùng học tập cho
ngày mai." Nhược Thủy cười nói: "Ấy chà, con làm sao tự tìm được đồ tốt
chứ. Mẫu thân có mang từ bên nhà đến hai cái nghiên mực, lát nữa lấy cho con với Nhị ca dùng. Ngươi tên Hồng Loan phải không?"
Hồng
Loan lập tức cúi đầu trả lời: "Dạ bẩm Nhị nãi nãi, nô tỳ chính là Hồng
Loan." Nhược Thủy cười nói: "Nề nếp không tệ, Thanh Tố, em đưa Hồng Loan đến khố phòng tìm hai cái nghiên mực xem ta để ở chỗ nào." Thanh Tố mỉm cười nói: "Nãi nãi không cần phải bận tâm, hai chúng em sẽ đi tìm một
chút. Hồng Loan muội muội cũng lại giúp ta một tay chứ." Nói xong, Thanh Tố bèn nắm tay kéo Hồng Loan đi, trong phòng chỉ còn Nhược Thủy và Tiết Uyên bé nhỏ.
Thanh Tố kéo tay dắt Hồng Loan đi đến sương
phòng phía tây, hai phòng nách bên cạnh sương phòng cũng là kho chứa đồ
cưới của Nhược Thủy. Thanh Tố lấy chìa khóa mở cửa, Hồng Loan thấy có
mấy cái giá bày ngang dọc bên trong, bên trên xếp đầy những rương rất
ngay ngắn, ba ngăn tủ bằng gỗ sát tường thì chẳng biết xếp gì bên trong. Thanh Tố vừa bước vào sương phòng đã đem một cái ghế đến cho Hồng Loan, nàng ta cười bảo: "Muội muội ngồi đi, đồ dùng của nãi nãi cũng nhiều,
nhất thời ta không nhớ ra đã để đâu, muội muội đừn nóng lóng để ta tìm
một lát."
Hồng Loan nghe vậy bèn ngoan ngoãn ngồi xuống, khẽ
cười rồi ngó nghiêng. Thanh Tố thoáng nhìn lướt qua cũng khẽ gật đầu,
sau cất tiếng nói chuyện phiếm mấy câu như hỏi xem nàng ta bao nhiêu
tuổi, nhà ở đâu. Thanh Tố giữ chân Hồng Loan bên này để Nhược Thủy có
thời gian trò chuyện thoải mái với Tiết Uyên bên kia.
Nhược
Thủy thấy trong phòng không còn ai, nàng bèn nhón lấy một nhúm hạt thông đặt vào tay Tiết Uyên, vừa cười vừa nói: "Uyên nhi đang làm gì trong
phòng?" Tiết Uyên cười đáp: "Con chuẩn bị đồ dùng mai học với Hồng Loan
tỷ tỷ." Nói xong, cậu bé lập tức bỏ hạt thông vào miệng. Nhược Thủy nhấp một ngụm trà nói: "Ta nghe phụ thân các con nói, con với Nhị ca trước
đây từng học cùng với Đại ca, nhưng trong lớp lại phá phách, nghịch ngợm phải không? Nói cho mẫu thân nghe xem nào." Tiết Uyên lí nhí nói:
"Chúng con không có."
Nhược Thủy nói tiếp: "Con không định
nói với mẫu thân sao? Vậy thì trước kia, các con không chịu học thuộc
bài là vì khó quá không hiểu được hay là vì nhiều quá thuộc không nổi?"
Tiết Uyên bĩu môi nhưng chẳng nói gì. Nhược Thủy cười cười, tiếp tục
hỏi: "Vậy còn bài văn thầy dặn làm, là con quyên không làm hay ham chơi
chưa kịp viết? Con nói cho mẫu thân nghe một chút, con không nói làm sao mẫu thân biết được nguyên nhân. Mà nếu không biết nguyên nhân, mẫu thân sẽ tự đoán mò đấy."
Tiết Uyên tức giận nói: "Chúng con có
nói cũng chẳng ai tin, ai cũng nghĩ là tụi con nói dối cả!" Nhược Thủy
thu lại nụ cười vốn dĩ, nghiêm túc nói: "Uyên nhi nói mẫu thân sẽ tin,
chỉ cần con chịu nói, mẫu thân sẽ tin." Tiết Uyên vừa định lên tiếng thì Nhược Thủy đã nhẹ nhàng dùng một ngón tay che ngang cái miệng nhỏ của
cậu bé, nàng bảo: "Thế Uyên nhi đã nghe qua chuyện sói đến chưa, nói dối sau cùng chỉ làm hại bản thân thôi. Cho nên chúng ta phải có chịu trách nhiệm với những lời mình nói ra."
Nhược Thủy khôi phục lại
dáng vẻ tươi cười, nhẹ nhàng hỏi: "Bây giờ Uyên nhi có thể nói cho mẫu
thân biết rốt cuộc là vì sao không?" Tiết Uyên bỏ mấy hạt thông còn
trong tay lên bàn, nghiêm trang nói: "Thực ra có khi thầy không dặn con
và Nhị ca học thuộc hay làm văn gì hết, thế mà hôm sau thấy lại bảo đã
nói từ hôm trước. Sau còn mách với phụ thân, đến cả Đại ca cũng nói
huynh ấy có nghe thầy dặn như vậy, phụ thân hay chuyện liền mắng chúng
con. Mặc kệ chúng con có giải thích thế nào cũng không có ai tin cả,
cũng chẳng một ai quan tâm."
Tiết Uyên càng nói càng tủi
thân, nước mắt lưng tròng, cuối cùng òa lên khóc lớn. Nhược Thủy đau
lòng kéo Tiết Uyên sát vào mình, vỗ về sau lưng cậu bé, dịu dàng an ủi:
"Đừng khóc, ngoan nào, mẫu thân tin hai con. Hai con đều là cục cưng
ngoan của mẫu thân, đừng khóc nữa nào." Cuối cùng cũng có ngày một vòng
tay ấm áp xuất hiện để Tiết Uyên dựa vào, cậu bé nép sát vào lòng Nhược
Thủy, vùi mặt ôm nàng thật chặt.
Nhược Thủy mỉm cười nói: "Vị thầy giáo kia vẫn đang dạy Đại ca của con sao?" Tiết Uyên gật đầu.
"Được rồi, mẫu thân hiểu rồi. Ô kìa, sao Thanh Tố tỷ tỷ và Hồng Loan tỷ
tỷ vẫn còn chưa quay lại nhỉ, tìm mãi mà không xong. Mẫu thân gọi bà vú
đến đón con về trước nhé. Đợi khi hai tỷ tỷ tìm thấy rồi ta sẽ dặn Hồng
Loan tỷ mang về cho con, có được không?" Nhược Thủy dỗ ngọt.
Tiết Uyên lại lắc đầu nói: "Con ở đây chờ Hồng Loan tỷ tỷ với mẫu thân rồi
cùng về." Những lời này khiến Nhược Thủy ngẩn ra, lẽ ra đối với mấy đứa
nhỏ, bà vú phải là người thân thiết nhất bên cạnh sau thân mẫu mới phải. Sao đứa nhỏ này lại không gần gũi với bà vú chứ? Đến đây, nàng chợt nhớ ra vú em của Tiết Uyên chính là mẹ ruột của nha hoàn hầu hạ Thẩm Mộ
Yên, thì ra ngọn nguồn là đây. Nhược Thủy lại hỏi Tiết Uyên thêm một số
chuyện khác, đúng lúc này thì Thanh Tố dẫn Hồng Loan cầm nghiên mực quay về, Nhược Thủy bèn thả người đi.
Việc ngày hôm nay vốn chỉ
là cái cớ Nhược Thủy bày ra để có thể riêng tư nói chuyện với Tiết Uyên, so với Tiết Hạo cùng tuổi nhưng trưởng thành sớm thì Tiết Uyên tính
tình đơn thuần này dễ dàng trò chuyện hơn, đứa bé ở nơi ít người cũng dễ buông lỏng cảnh giác hơn. Nhược Thủy khẽ thở dài, hẳn là Thẩm Mộ Uyên
giở thủ đoạn lừa bịp người khác, chiêu này cũng chẳng mới lạ gì. Nhưng
đối phương lại là hai đứa trẻ không có lực bật trả, thế có phải là quá
hèn hạ rồi không.
Hơn nữa Tiết Đinh cũng hùa theo gạt người,
rốt cuộc trong đầu đứa nhỏ này suy nghĩ cái gì? Bản thân nó hiểu được
cái lợi cái hại của việc này, hay chỉ đơn thuần cảm thấy chơi như vậy
rất vui? Nhược Thủy chau mày liễu, những chuyện khác nàng chẳng buồn bận tâm, đơn giản là thấy chiêu gỡ chiêu mà thôi. Còn đứa nhỏ Tiết Đinh kia đúng là có điểm không trong sáng. Để xem xét rồi hẵng nói sau.
Hôm nay Tiết Minh Viễn vẫn về sớm như trước, cười hỏi xem Nhược Thủy ở nhà
làm gì. Nhược Thủy vừa giúp Tiết Minh Viễn thay y phục vừa cười đáp,
"Hôm này gặp mặt Chu tú tài chàng gọi đến, học vấn ra sao thì chưa rõ
nhưng ít ra tiên sinh ấy cũng coi trọng công việc này, hôm nay còn cố ý
đem sách học đến, thiếp thấy rất tốt."
Tiết Minh Viễn thấy
Nhược Thủy hài lòng, bèn vừa cười vừa đáp lại: "Người ta gọi đến nào có
sai được, mặc dù tính tình có hơi cổ hủ. Phải rồi, cũng sắp đến cuối
thu, tuy không lạnh như trong kinh thành, không cần mặc xiêm y bằng da
nhưng vẫn cần đến áo bông. Đồ nàng mang đến cũng không nhiều lắm, vừa
hay lúc này may thêm vài món, ta thấy nàng mặc màu đỏ rất đẹp, làm thêm
vài món màu đỏ đi thôi."
Nhược Thủy nghe xong bèn bật cười,
sau lại vờ như hờn giận: "Nào có ai thường ngày cũng mặc màu đỏ chứ."
Tiết Minh Viễn cười nói: "Đẹp thì mặc thôi, để ý đến người ta làm gì,
bọn họ thích nói sao thì cứ để họ nói." Nhược Thủy nghe vậy bèn dịu lại, những lời này cũng rất giống nguyên tắc làm việc thường ngày của Tiết
Minh Viễn. Kính trà không khấu đầu là một ví dụ, người nghiêm khắc coi
đây là không theo nề nếp, nhưng Nhược Thủy lại thấy chàng làm việc rất
thật lòng, cả đời ung dung tự tại. Quy củ đều do người định, cũng là
những thứ những người đang sống dùng để làm khó nhau.
Tiết
Minh Viễn và Nhược Thủy trò chuyện bên này thì Thẩm Mộ Yên bên kia cũng
hay tin Tiết Hạo và Tiết Uyên được mời thầy dạy riêng. Nàng ta chẳng sợ
người khác biết chuyện trước đây nàng ta sai khiến thầy dạy của Tiết
Đinh vu cáo hãm hại Tiết Hạo và Tiết Uyên, chuyện này chỉ là lời nói
suông, không bằng không cớ, dù là ai cũng không nắm được nhược điểm của
nàng ta. Chỉ cần hai người chết cũng không nhận thì ai mà buộc tội được
chứ.
Những chuyện mà bản thân nàng ta vất vả lại bị Nhược
Thủy hóa giải trong mấy ngày ngắn ngủi, trong lòng thực sự rất tức giận. Mấy năm nay cũng coi như nàng ta thuận lợi hành động phía sau, phá hỏng hình tượng của Tiết Hạo và Tiết Uyên bằng nhiều cách, khiến Tiết Minh
Viễn cảm thấy không thể trọng dụng hai đứa con này, hòng nắm chắc vị trí người thừa kế sản nghiệp sẽ về tay Tiết Đinh con nàng ta.
Không được, không thể ngồi chờ chết thế này, nỗ lực nhiều năm của bản thân
không thể cứ thế tan thành mây khói. Thẩm Mộ Yên sai người gọi ma ma
quản gia Trương Hiển đến, chẳng biết hai người nhỏ to với nhau những
chuyện gì.
Sáng ngày hôm sau, hai bên đã bắt đầu đi học.
Nhược Thủy dặn nhà bếp làm chút điểm tâm, lần lượt đem đến từng phòng.
Trước tiên đương nhiên là bên chỗ Tiết Hạo và Tiết Uyên, hai đứa nhỏ
đang ngồi viết chữ. Nhược Thủy vừa cười vừa bảo: "Học đã lâu rồi, mau
lại nghỉ ngơi một lát. Chu tiên sinh, ngài cũng đến nếm thử điểm tâm nhà chúng ta đi." Chu tú tài vừa thấy Nhược Thủy đã đỏ mặt, đứng lên thi lễ tự cho là mình tiêu sái, mỉm cười đáp: "Đa tạ Tiết phu nhân."
Nhược Thủy cười đáp lễ rồi xoay người đi xem hai cậu con trai viết chữ. Vừa
nhìn qua chữ viết, tuy rằng có hơi xiêu vẹo nhưng cũng không phải đứa
nhỏ nào vừa cầm bút đã viết ra được. Nhược Thủy xoa đầu hai con nói:
"Học được gì, nắm chắc rồi thì nói với thầy, không nhất thiết phải mỗi
ngày học từng này từng này, chẳng phải thánh nhân đã nói học cũng phải
tùy khả năng mà dạy sao?"
Thăm bên này xong, Nhược Thủy dẫn
theo người đến bên chỗ Tiết Đinh. Tiết Hạo và Tiết Uyên học ở sương
phòng trong viện của hai đứa, chỗ Tiết Đinh học lại là phòng bên cạnh
thư phòng của Tiết Minh Viễn. Vốn dĩ đây mới là phòng học của bọn nhỏ,
nhưng vì Tiết Đinh đã chiếm trước, nên bọn Tiết Hạo đành tìm một gian
phòng khác.
Thầy dạy Tiết đinh chính là một vị cử nhân họ
Tào, vào kinh liên tục mấy năm nhưng đều thất bại, lại không có tiền tài quyền thế như Tiết gia nên không thể vớt vát lấy một chức quan nhỏ. Sau cùng để nuôi sống gia đình đành đi làm thầy dạy học. Học vấn của bản
thân không thể nói là quá tốt nhưng đa phần đều dạy vỡ lòng cho con cái
của các gia đình giàu có. Nhà này vài đứa, nhà kia vài đứa.
Nhược Thủy thấy Tào tiên sinh đang chau mày dạy Tiết Đinh học thuộc lòng,
không giống với dáng vẻ hăng hái đặc hữu của một thanh niên như Chu tú
tài, dường như đây chỉ là vì miếng cơm manh áo. Nhược Thủy lắc đầu, nàng bước đến gõ cửa nói: "Làm phiền rồi, tiên sinh vất vả quá, thầy trò học cũng đã lâu, nên nghỉ ngơi một lát chứ nhỉ." Theo lời Nhược Thủy, hạ
nhân cũng đã bưng điểm tâm và trà lên bày ra, Tào tiên sinh chắp tay,
sau mới buông sách bốc lấy một miếng bánh.
Tiết Đinh bên kia
cũng đã dùng xong điểm tâm, Nhược Thủy cầm lấy tờ giấy viết chữ của Tiết Đinh lên nhìn những con chữ chi chít bên trên, nàng cười hỏi: "Đinh nhi đã học xong Thiên tự văn, vậy mẫu thân hỏi con, 'Võng đàm bỉ đoản, mỹ
thị kỷ trường. Tín sử khả phục, khí dục nan lượng', những lời này giải
thích thế nào?" Bàn tay đang cầm điểm tâm của Tào tiên sinh hơi run lên, ông ngẩng đầu đã bắt gặp nụ cười đầy thâm ý của Nhược Thủy.
--- ------
Dịch nghĩa:
Đừng đi bàn tán điểm yếu của người khác, cũng đừng ỷ mình có điểm mạnh mà không có chí tiến thủ.
Những lời thành thực phải khảo nghiệm qua thời gian; còn trình độ quá lớn khiến người ta khó mà đánh giá được.
Không rõ dịch giả