“Thiếu gia, người đang nghĩ gì vậy?”
Suốt dọc đường, Âu Bình thấy Âu Dương không nói một lời nào, nhịn không được mở miệng hỏi.
“Không nghĩ gì cả.”
Âu Dương cười và nói:
“Đúng rồi, Âu Bình này, chuyện kia ngươi đã suy nghĩ tới đâu rồi?”
“........Thiếu gia à, tiểu nhân cũng không biết nữa.”
Âu Bình gãi đầu gãi tai nói:
“Như thiếu gia nói đấy, làm gì có nam nhân nào chịu ở cùng một người phụ nữ mạnh mẽ như thế. Tiểu nhân luôn muốn tìm một nữ tử hiền lành, dễ thương. Nhưng mà.........”
“Nhưng mà lòng ngươi không sao buông bỏ người ta được chứ gì?”
Âu Dương thở dài, tuổi trẻ hoài xuân, may mà đã từng gặp sóng to gió lớn, còn có khả năng suy xét nữa:
“Thời gian không còn nhiều nữa, mười ngày nữa thì sẽ đến Hàng Châu, trong thời gian này ngươi bắt buộc phải cho ta một câu trả lời rõ ràng.”
“Thiếu gia, người nghĩ thế nào?”
Âu Bình hỏi.
“Còn cần ta phải nói sao?”
Âu Dương cười cười bất đắc dĩ:
“Nếu coi Chu cô nương là bạn làm ăn thì ta sẽ rất hoan nghênh cô ấy, hơn nữa cũng sẽ nguyện ý cùng cô ấy hợp tác, dù sao thì hợp tác làm ăn với một nữ cường nhân còn dễ chịu hơn nhiều so với việc hợp tác với nam nhân. Nhưng nếu Chu cô nương là em dâu của ta, thì ta không nỡ nhìn cô ấy ức hiếp ngươi.”
“Có lẽ.......Có lẽ chưa hẳn là sẽ chịu ăn hiếp.”
Âu Bình ngẫm nghĩ:
“Có lẽ tương lai là tiểu nhân ăn hiếp cô ấy mới đúng.”
“Có tinh thần để ức hiếp. Tất nhiên là cô ấy sẽ không đánh ngươi. Ví dụ: đột nhiên cô ấy nói với ngươi là cô ấy phải ra ngoài vài ngày, thậm chí là vài tháng, ngươi sẽ nghĩ thế nào? Ngày nay, người làm ăn đều là nam nhân, tướng mạo Chu cô nương lại xinh đẹp như thế, ngươi yên tâm để cô ấy ở bên ngoài với những nam nhân khác lâu như thế sao? Còn nữa, sau này sinh con, ngươi quản lý hay là cô ấy quản lý hả? Tình cảm của cô ấy với con cái sẽ hơn nhiệt tình của cô ấy với thương trường sao? Âu Bình, đời người chỉ có một, tuổi hai mươi cũng chỉ có một lần. Nếu ngươi tốn thời gian cả mười năm ròng mới phát hiện ra quyết định của mình là sai lầm, thì đó sẽ là một chuyện vô cùng tàn nhẫn. Cho nên trước khi muốn làm việc gì, ngươi nhất định phải suy nghĩ cho thật kỹ, ngươi đã chuẩn bị ổn thỏa cả chưa. Vì tương lai có thể nảy sinh bất kì hậu quả nào mà chuẩn bị làm cho trong chức trách và nhiệm vụ của mình trong hôn nhân chưa? Biết vì sao Bạch Liên lại có yêu cầu cao như vậy không? Là vì người ta không dám đối diện với những hậu quả có thể xảy ra trong hôn nhân sau này. Đương nhiên, con người rồi cũng sẽ thay đổi, không ai biết trước được điều gì. Có lẽ sẽ không rắc rối như vậy, có lẽ sẽ rất tốt.”
Âu Bình cau mày cả nửa ngày trời rồi lại hỏi tiếp:
“Thiếu gia, người nghĩ?”
“Sao lại còn bảo ta nghĩ xem chứ?”
Âu Dương lại thở dài:
“Thôi được rồi, ngươi nhìn ta đây này, ta cưới Hồng Ngọc, thì sẽ toàn tâm toàn ý tin tưởng cô ấy. Nhưng...... Dù sao chúng ta cũng đã từng trải qua sinh tử..... Hay là thế này, Chu đại trưởng quỹ muốn phái người đang trú ở Dương Bình xây dựng mối quan hệ giữa hai bên, ta sẽ để Chu Bình đến đó, các ngươi cứ ở đó mà nói chuyện, nếu cảm thấy hợp thì cứ như vậy mà làm, nếu cảm thấy không hợp thì cũng chẳng có tổn hại gì lớn. Ngươi thấy thế nào? Nhưng ta phải nói trước, chuyện chung thân đại sự của ngươi đừng bảo ta nghĩ thay ngươi nữa, ngươi phải tự mà quyết định lấy, hậu quả có tốt hay xấu gì thì ngươi cũng phải tự chịu trách nhiệm.”
“Cách này rất hay.”
Âu Bình vui mừng, trong lúc cùng Chu Bình nói chuyện cậu đã cảm nhận được chí hướng của người con gái này. Biết rõ Chu Bình tuyệt đối không phải là một người vợ tốt, nhưng lòng cậu lại không sao dứt bỏ được. Nay Âu Dương đã đưa ra một giải pháp vẹn cả đôi đường như vậy, thật là tốt biết bao.
“Tình đầu mà, không lâu sau sẽ chán thôi.”
Âu Dương nhìn Âu Bình, cười khoái chí rồi nói:
“Cái đẹp bao giờ cũng chóng phai tàn, như sao băng này, *** nữa này.”
“.........”
Âu Bình mặt đỏ tía tai, vội quay đầu nhìn lại đằng sau, may mà xe ngựa còn ở xa lắm. Có lần vì quá nhàm chán, Âu Dương đã viết ra mười điều xử nam nên biết tặng cho Âu Bình coi như là sự khai sáng tư tưởng.
Âu Bình biết những lời lẽ được dùng ở trong đó, nên cầm mảnh giấy ghi mười điều ấy trong tay mà nửa muốn xem nửa lại không dám, loay hoay cả mấy ngày trời.
......
Đến Lư Châu, Âu Dương giao đám phạm nhân cho huyện lị. Sau khi bàn bạc với chậu lị, châu lị đã điều những người này đến biên cương. Đám người Âu Dương tiếp tục Nam hạ, đến sông Hoài, đi đường thủy đến Dương Châu và cuối cùng là Hàng Châu.
Nhìn cảnh này của Hàng Châu ngày này, chỉ có thể hình dung bằng một chữ: Loạn. Vừa mới bước vào cổng thành thì đã thấy một trận cãi vã diễn ra ngay trước mặt, hóa ra là đội vận chuyển gỗ và đội cần chuyển hàng ra bến tàu đánh nhau.
Hai bên đều có khoảng hai mươi mấy chiếc xe chở hàng hóa, đường xá vốn để cho người đi lại giờ bị một đám người muốn ăn tươi nuốt sống nhau này phá hỏng. Khi mọi người nhìn thấy một đám người do Âu Dương dẫn đến choán hết con đường thì càng khó chịu hơn.
Theo quy định thì xe chở hàng phải đi vào cửa Đông và ra ở cửa Tây. Nhưng vị trí của bến tàu này lại nằm ở cửa Đông, hàng hóa được vận chuyển lại là hàng nhà quan, nên khi chuyển hàng đương nhiên sẽ không ngừng hối thúc.
Còn bên vận chuyển gỗ cũng là hàng của nhà quan, tính tình nóng nảy cũng không kém. Hai bên tranh chấp rất lâu, ai cũng không chịu nhượng bộ, càng cãi càng hăng, mọi người đều đã bắt đầu xắn tay áo lên chuẩn bị cho việc ẩu đả.
“Chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thôi, xem tại hạ xử lí nó này.”
Không biết Âu Dương lấy đâu ra một nắm đá vôi, bốn tên nha dịch xếp thành một chữ, Âu Dương ở trung lộ rải đá vôi, chia con đường làm hai. Sau khi đã vẽ xong dải phân cách, Âu Dương nói:
“Các bên lần lượt điều khiển đội xe của mình, sau đó hướng bên trái mà đi, khi đi không được vượt qua đường kẻ màu trắng này. Như vậy thì ai cũng sẽ có đường để đi.”
“A, vị tiên sinh này thật có bản lĩnh.”
Hai bên đồng thanh khen ngợi, sau đó bảo đội quân của mình ở đằng sau di chuyển qua một bên.
Lương Hồng Ngọc nhìn chằm chằm bên cạnh, cảm thấy có chút khó hiểu:
“Quan nhân, lẽ nào trước đó họ không nghĩ tới cách làm này sao?”
“Phu nhân không biết đó chứ, việc dựa vào tính tự ràng buộc của con người và việc áp dụng các quy tắc để bắt họ làm theo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Vốn dĩ là không có đường để đi, nên nếu mọi người không ra sức chiếm tiện nghi một chút thì sẽ cảm thấy thiệt thòi, cho dù là có cách đi chăng nữa thì họ cũng sẽ nghĩ: vì sao ta phải nhường cho ngươi. Mà nay đã có quy tắc rồi thì đương nhiên sẽ có chuyện đúng - sai. Qua đường chính là làm sai rồi, cứ tiếp tục như thế, mọi người đều tuân thủ quy tắc, dựa theo quy tắc mà hành sự, đường phố tự nhiên sẽ thông suốt thôi.”
“Quan nhân, người thật là giỏi.”
Lương Hồng Ngọc ngẫm nghĩ thì thấy đúng là có chuyện như vậy. Cũng giống như lưu trình của Hoàng Gia báo, kí giả có thể viết sai từ, nhưng người biên tập không phát hiện ra thì đó là lỗi của người biên tập, nếu in sai thì phải đến tìm chỗ in ấn.
Nếu không có những quy định như vậy thì mọi người đều sẽ đổ hết trách nhiệm lên kí giả, nói kí giả viết sai. Vậy thì việc kí giả phải viết tốc kí khi phỏng vấn làm gì có yêu cầu cao như thế chứ?
“Âu đại nhân.”
Chu An dẫn theo vài người đến nghênh đón:
“Vừa nghe nói đại nhân đã đến cổng thành, tại hạ liền tức tống cử người đến khơi thông đường xá. Không ngờ người vừa tới thì đại nhân đã giải quyết mọi chuyện xong xuôi cả rồi.”
Chu trưởng quỹ quá khách sáo rồi.”
Âu Dương xuống ngựa chào hỏi.
Chu An vội nói:
“Mời đại nhân đi bên này.”
Lập tức có người đến nhận buộc ngựa.
Đội xe vừa đi thì hai bên bắt đầu bàn tán:
“Người này là đại nhân như thế nào mà cần Chu đại trưởng quỹ phải đích thân ra cổng thành nghênh đón chứ? Lần trước Hộ Bộ đến đây, người ta cũng chỉ đón tiếp ở trước châu phủ mà thôi.”
“Ngươi không biết rồi. Đây chính là Âu Dương - Âu đại nhân, Liên Trung Tam Nguyên, người được Hoàng Thượng ban cho đình đại công của Hàng Châu chúng ta đó.”
“Thảo nào lại trẻ tuổi như vậy. Thật là hậu sinh khả úy. Nhưng sao đến một lệnh bài cũng không chịu giơ lên nhỉ?”
Xem ra Âu Dương vẫn rất có tiếng tăm ở Hàng Châu này.
.......
Tri châu ra mặt tiếp đãi Âu Dương, tri châu là người Hàng Châu, y đánh giá rất cao Âu Dương. Âu Dương không chỉ được đưa vào huyện chí của tân thành, mà còn được đưa vào châu chí của Hàng Châu nữa.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù sao thì huyện chí kia còn có uy tín hơn nhiều so với châu chí. Châu chí đại diện cho sắc thái của nhà nước, còn huyện chí thì lại mang hơi thở của dân gian.
Tuy Hàng Châu phát triển như vũ bão, đặc biệt là có được đơn đặt hàng lớn với lô hàng gồm trăm chiến thuyền của triều đình, đưa kinh tế Hàng Châu bước lên một nấc thang mới.
Tri huyện chỉ có cổ phần chứ không can dự vào việc quản lý thương nghiệp, đây là ý kiến trước đó của Âu Dương. Tri châu cứ yên tâm làm người chế tạo thuyền ở phía hậu đài, chỉ có điều là số liệu gì đấy có chút không rõ ràng, vì xưởng đóng tàu dân gian vẫn không quen sử dụng các bản vẽ tinh tế. Cũng may là đã có vài kiến trúc sư do công ty kiến trúc cử đến với danh nghĩa của Âu Dương giải quyết vấn đề này rồi.
Cũng giống như cân tiểu li vậy, cân tiểu li vốn xuất hiện từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhưng tính chuẩn xác của nó lại không cao, lại không có sự bảo dưỡng chuyên nghiệp cùng với sự tinh vi, tỉ mỉ của cân số, cho nên không đáp ứng hết nguyện vọng của con người.
Mà bản vẽ cũng giống như vậy, trước đây các thợ cả thường phải hét khan cả cổ, rồi từ từ ghép từng mảng lại với nhau. Âu Dương lại bảo kiến trúc sư giúp vẽ các vật sao cho có được độ nổi.
Đặt tên cho các vật liệu cần thiết phải có ở mỗi một vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ dày đều được nêu ra hết, như vậy mới có thể tiến hành làm việc theo dây chuyền sản xuất bán nguyên thủy.
Nhưng việc thiết kế trước mắt vẫn còn tồn tại một vấn đề nan giải, đó là bản thiết kế này lấy sức chiến đấu làm chủ hay là lấy thuyền viên làm chủ.
Như các loại vũ khí hiện đại, nếu do nước Nga chế tạo thì sẽ chú trọng đến tính chiến đấu, còn Mỹ thì lại chú trọng đến điều kiện sinh hoạt của binh sĩ. Cách nghĩ của Âu Dương chính là: sau khi trang bị được sức chiến đấu cơ bản rồi thì sẽ có thể suy nghĩ đến điều kiện sinh hoạt sao cho thỏa đáng.
Sức chiến đấu căn bản sẽ là hai bên mạn thuyền của mỗi chiến thuyền có thể lắp được tối thiểu mười lăm cửa đại bác, tốc độ vận chuyển khi thuận gió không được ít hơn hai lăm dặm Trung Quốc/nửa canh giờ, khi ngược gió thì tốc độ không được ít hơn tám dặm Trung Quốc/nửa canh giờ.
Âu Dương lại nhấn mạnh thêm một lần nữa, tiền không phải vấn đề, có nhiều mặt hàng chất lượng thì đương nhiên sẽ có giá cả tương đương.
Mọi người đều biết Âu Dương không có hứng thú gì với mĩ tử, chỉ nói chuyện nửa công nửa tư, sau đó đến sản nghiệp dưới danh nghĩa của Chu An nghỉ ngơi một lát. Gần tối, Chu An bày rượu thịt ở trong phủ, mời Âu Dương qua dùng bữa.
Trong tiệc rượu hai người đều không nói gì đến chuyển của Chu Bình và Âu Bình,
như thể cả hai đều đang do dự nhiều điều vậy. Trọng điểm cuộc nói chuyện của hai người là bàn về đề xuất mở nghiệp vụ bưu chính của Chu An. Nghiệp vụ bưu chính thì Dương Bình cũng có triển khai, nhưng chủ yếu là do báo Hoàng Gia thiết lập, dân chúng muốn gửi thư tín cũng phải đợi tới khi chiến sự Tây Bắc diễn ra mới bắt đầu được sử dụng.
Kế hoạch của Chu An như sau: ví dụ lộ trình vận chuyển thư tín từ Hàng Châu đến Đông Kinh tầm một tháng, mỗi bức thư sẽ thu phí năm trăm đồng, đến Thọ Châu thì ít hơn một chút, khoảng bốn trăm năm mươi đồng, từ đó mà suy rộng ra. Phương hướng triển khai là sẽ đi theo bốn đường bưu điện, mỗi châu xây dựng một trụ sở làm viêc, nhận và gửi thư tín.
Âu Dương gật đầu, vấn đề này vẫn có chút hạn chế. Ví dụ như việc phần lớn đều lấy châu làm đơn vị, còn cấp huyện thì phải xem tình hình thế nào rồi mới quyết định được, nhưng cũng không thể nói là không có sự tiến bộ.
Chu An dự định sẽ liên hệ với Nam Bắc, cánh tay của ông ấy có dài cũng không sao với tới phương Bắc, nhưng nếu chỉ mở bưu chính ở phương Nam không thì lại quá hạn hẹp. Cho nên ý của ông ấy là hùn vốn với hiệp hội thương nghiệp Dương Bình.
Hai bên sẽ cử ra mỗi bên một người phối hợp cùng nhau quản lý công việc ở Nam Bắc, sau đó lại cử một ông chủ lớn, cũng chính là bsp; Âu Dương đồng ý, nếu triển khai trong tương lai cũng có thể giúp báo Hoàng Gia một tay, nên hăn đã viết một bức thư bảo hiệp hội thương nghiệp Dương Bình cân nhắc xem sao.
Tiếp theo đó là việc cử ra người liên hệ của mỗi bên, Âu Dương nói đó là chuyện của Âu Bình, Chu An đồng ý để cho Chu Bình tạm thời đến Dương Bình đảm nhận chức trưởng quỹ của trụ sở hiệp hội thương nghiệp Đông Nam ở nơi này. Sự thành hay không thì cứ để cho bọn họ tự bàn với nhau.
Ngoài ra còn một chuyện khác nữa là việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển của Chu An. Nay hàng hóa đã đến Giao Chỉ rồi. Giao chỉ còn có tên gọi là nước Đại Việt, An Nam.
Đây là thuộc địa của Đại Tống, bây giờ vào triều Lý. Mấy mươi năm trước, Đại Tống còn lập một quận để quản lý, nhưng trước mắt đều là người của họ tự quản lý. Quan hệ với Trung Nguyên cũng khá tốt.
Ý của Chu An là muốn lấy vùng đất này làm trung tâm, cùng với các quốc gia như Lào tiến hành tiêu thụ thương phẩm.
Nhưng Âu Dương lại cho rằng nên lấy trọng điểm là ở Lưu Cầu, Ma Dật. Đặc biệt là quần đảo Lưu Cầu, Đại Tống vốn đã có gốc rễ, vào thời Tam Quốc, Tôn Quyền đã phái một vạn binh sĩ đến trú đóng ở nơi này.
Theo lý giải của Âu Dương thì nhân khẩu của Đại Tống hiện nay đang ngày một tăng cao, sớm muộn cũng sẽ có ngày khai thác thị trường này. Đất đai ở đó cũng rất màu mỡ, khí hậu ấm áp, thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi gia súc, còn có phát triển ngư nghiệp nữa.
Quan trọng nhất là không hề thu thuế dù chỉ một đồng. Hơn nữa khoảng cách so với Trung Nguyên cũng không quá xa, một khi hạm đội vận chuyển được hình thành thì việc vận chuyển vật tư ở bên trong sẽ có rất nhiều triển vọng.