Thiên Tống

Chương 214: Chương 214: Chương 166: Chuyện vặt hồi hương - Thượng




Chu An biểu thị sự đồng tình, nhưng cũng nói rõ suy nghĩ của mình. Nếu việc vận tải trên đường biển có thể được như những gì Âu Dương nói, thì cuộc làm ăn này đương nhiên có thể thành. Bản thân cũng có thể trở thành chúa.

Nhưng nếu như việc vận chuyển đường biển không thể triển khai, thì chỉ là người si nói mộng mà thôi. Chu An nói với Âu Bình, ông ấy sẽ cử người đến những nơi này khảo sát, xem xem có giá trị trong tương lai hay không rồi mới tính tiếp.

Nhưng trong lúc nói chuyện, Chu An rất tò mò, Âu Dương nói Đông nói Tây, nhưng tại sạo lại không nói đến Nhật Bản. Nên liền nhắc đến vấn đề này. Nhật Bản là tên nước được hình thành sau thế kỷ thứ VII, còn trước đó đều gọi là Uy quốc. Nhưng lúc đó tên gọi ấy không có ý nghĩa gì xấu cả.

Âu Dương lắc đầu:

“Từ triều Đường đến nay, rất nhiều lần Nhật Bản phái sứ giả nhà Đường đếnTrung Nguyên. Nhưng theo như những gì được ghi chép trong các tài liệu lịch sử thì năm đó Nhật Bản xếp nhà Tùy, nhà Đường và Tân La vào họa ngoại xâm.

Lí do là vì cái gì ư? Là vì nhà Tùy thống nhất Trung Nguyên, mà Tân La Cao Ly lại thâu tóm Nhật Bản vào trong cứ điểm của Cao Ly. Theo ta thấy, đất nước này có lòng dạ lang sói. Tuy hiện này họ đều lấy danh nghĩa quân - phụ để đối đãi với Tống triều, cung kính có thừa, nhưng ta cảm thấy đất nước này có gì đó không thích hợp, không tiêu diệt thì không yên tâm một chút nào cả.”

“Đại nhân là là người tài trí, nói không thích hợp thì tức là không thích hợp. Ta chỉ là nghe nói rằng nơi đây có sản xuất bạc.”

“Tin tức của Chu trưởng quỹ thật là nhạy bén.”

Âu Dương cười và nói:

“Yên tâm, một khi hạm đội Hàng Châu được thành lập, ta sẽ dốc toàn lực để đối phó với uy thế của Nhật Bản. Sau đó thì sẽ tiến hành liên thủ giữa hiệp hội thương nghiệp Đông Nam của Chu trưởng quỹ với hiệp hội thương nghiệp Dương Bình, lúc đó không phải là bạc sẽ cuồn cuồn mà đến sao? Vả lại, Chu trưởng quỹ thấy đấy, người chết trong quá trình khai thác quặng ở Trung Nguyên nhiều như thế, có thế nào thì quan phủ cũng phải quản đến, nhưng bên kia.....”

Âu Dương còn chưa nói hết ý thì Chu An đã hiểu ra, điều Âu Dương muốn nói đến chính là hành vi cướp giật, trực tiếp dùng vũ lực để buộc Nhật Bản buộc Nhật Bản phải cướp đoạt mỏ bạc.

Đây không đơn giản là thập lợi bách lợi, nếu như thật sự có thể làm được, thì đó chính là nghìn lợi, vạn lợi. Chu An nhanh chóng mở lời:

“Đại nhân yên tâm, ở Đông Kinh, Chu mỗ có quen biết vài người, chính là những người có đi lại với các quan đại thần. Khi thời cơ chín muồi, chúng ta sẽ cũng nhau hợp lực, nhất định sẽ xúc tiến để chuyện của hạm đội Hàng Châu đi đến thành công. Nhưng ta vẫn có điều lo lắng, trong triều đình có mấy lão già hủ bại quá chừng, luôn tự cho mình là đại diện của lễ nghi Trung Nguyên, nên tất nhiên sẽ can thiệp sâu sắc vào chuyện này của chúng ta. Như đại nhân biết đấy, việc dùng bình ở đường Tây Bắc, giành lại quê hương, trong triều đình lại cứ tranh đấu không dứt, cái này thì....”

“Tiền không phải vạn năng, nhưng không có tiện thì cái gì cũng không thể làm.”

Âu Dương nói:

“Ta đồng ý với nhận định của Chu trưởng quỹ, nếu triều đình muốn làm như vậy thật thì hầu như là không có khả năng. Nhưng nếu Hoàng Thượng thích đao to búa lớn, phong thiện Thái Sơn, vậy thì tiếng tăm sẽ vang vọng tứ bề, thì chưa chắc Hoàng Thượng lại không muốn làm. Mấu chốt là mối quan hệ giữa Đại Tống và Nhật Bản bây giờ quá tốt đẹp, quá suôn sẻ. Tục ngữ nói: không đánh vào người đang mặt mày tươi tắn, nên muốn triều đình dụng binh thực sự là rất khó.”

“Có thể cho người tiến hành ám sát.”

Chu An nói:

“Lý do chính là Nhật Bản lo sợ sự anh minh của Hoàng Thượng, càng sợ tương lai sẽ không có lợi với Nhật Bản. Khi đó coi như là đã có danh phận rồi, Hoàng Thượng lại khoan dung nên cũng không dám không tin. Có một thành ngữ gọi là “hưng sư vấn tội”, bọn họ ám sát Hoàng Thượng, Hoàng Thượng phái hạm đội đến hỏi tội cũng là lẽ tất nhiên. Đến lúc đó chúng ta lại tạo nên một chút tai nạn nho nhỏ nữa là xong. Còn nữa, trong tương lai, những người phạm tội có thể sẽ không bị điều tới Lĩnh Nam nữa, mà trực tiếp được cử tới Nhật Bản. Dần dần Nhật Bản sẽ trở thành nơi chủ đạo của người Trung Nguyên.”

“Chu trưởng quỹ đúng là gừng càng già càng cay.”

Âu Dương nâng chén và nói:

“Cạn chén! Mừng cho việc bạc vô như nước trong tương lai.”

“Cạn chén.”

“Chu trưởng quỹ, các võ tướng trên các phương diện của hạm đội Hàng Châu sẽ được tuyển chọn vào đợt võ cử sang năm, nếu có thần tài á thì... Chu trưởng quỹ chắc biết phải làm như thế nào rồi.”

“Ta biết, ta biết mà, haha.”

.........

Mấy ngày ở Hàng Châu, Âu Dương đi tham quan xưởng đóng thuyền, thị trường trung chuyển hàng hóa, bến tàu vận tải đường biển. Âu Dương cảm thán, dù sao thì Dương Bình cũng có một kênh rạch nhỏ là sông Thanh, nếu phải đối mặt với biển cả thì chỉ cần mình dùng tiền là đủ để đạp cho Liêu - Kim phải nằm bò trên đất rồi.

Âu Dương cũng đưa ra vài kiến nghị, ví dụ như xây dựng nơi chiêu mộ công nhân. Lưu dân ở các nơi có thể đến đó mà chờ đợi, tiến hành chiêu mộ một lần cho thống nhất. Còn nữa, người đông nên phải nắm vững tình trạng vệ sinh, nếu không rất có thể sẽ sản sinh các bênh truyền nhiễm. Xây dựng cơ quan chuyên phụ trách quản lý thị trường v..v.

Huyện không thể sánh được với châu, châu lị luôn có trang bị quân đội chuyên môn. Trong danh sách của Hàng Châu có khoảng hơn năm vạn sương quân. Tỉ lệ này là rất cao. Sương quân Đại Tống hiện nay tuy cũng có gần một triệu người, nhưng Hàng Châu có thể chiếm được tỉ lệ này thì chắc chắn là phải có một bản lĩnh không nhỏ.

Xưởng đóng thuyền lớn được xây dựng ở Dương Châu, Âu Dương cũng chẳng có hứng thú mà đi vòng vèo làm gì, chỉ nói là lần sau trở về Dương Bình có tạt qua rồi lại nói tiếp. Mà Hồng Châu, một trong ba góc của tam giác lại trở thành căn cứ để gia công gỗ.

Lượng gỗ mà hai châu Hàng, Dương cần đến là phần lớn đều do Hồng Châu cung cấp. Công nghiệp của khu tam giác phát triển như vậy khiến nhân khẩu của ba châu này tăng đến chóng mặt. Thêm vào đó, năm ngoái sông Hoài diễn ra trận đại hồng thủy, nạn nhân nhiều, nên ba châu này nhiễm nhiên trở thành lựa chọn của các nạn dân.

Chu An cũng không quá cứng nhắc, làm tổng tài hành chính của hiệp hội thương hội Đông Nam cũng phải có sự phân phối công việc hợp lý, ví dụ như Tân Thành là nơi chuyên trồng trà, mà gần huyện lại là nơi gia công lá trà. Hai bên vận chuyển bằng đường thủy thì có thể đến thẳng một huyện của Dương Châu.

Sau đó huyện này sẽ phụ trách việc đóng gói, hoặc là chuyển lên thuyền của Dương Châu để bán đến các nơi khác, hoặc là đưa vào nhóm thị trường ở Hàng Châu để tiến hành trao đổi, buôn bán. Mỗi huyện hoặc là sẽ làm ra giấy, hoặc là đốn củi, v..v. Bao giờ cũng có một nhiệm vụ của riêng mình.

Âu Dương rất nể phục sự sắp xếp này của Chu An, nếu đổi lại là hắn chắc hắn không có cách nào để có thể làm tốt hơn như thế được. Am hiểu của hắn nghiêng về sự mở rộng, còn cái này lại là cố định, ba châu hợp lại làm một. Đương nhiên, ông ấy có thể ngồi lên được vị trí này thì ông ấy không thể giống với những người bình thường được rồi.

Thương nhân không phải là quan nhân. Con đường làm quan là phải trải qua thi cử, có thể vượt qua được hay không có quan hệ đến rất nhiều nhân tố, như vận may chẳng hạn. Làm thương nhân lại cần phải có thực lực tổng hợp.

Nếu so sánh hai cái này với nhau thì phải nói rằng địa vị ngày hôm nay của Chu An không cao, nhưng sự gian nan trong quá trình để lên được địa vị ấy tuyệt đối không thua kém gì Thái Kinh.

Vì Âu Dương dù sao cũng chỉ là quan bát phẩm tép riu, để phòng có người lời qua ý lại, nên tri châu không dám ra mặt trọng đãi. Vài ngày sau, Âu Dương rời đi, Chu An sắp xếp đội kỵ mã đưa Âu Dương đến Tân Thành.

Theo logic thông thường thì khi kinh tế phát triển rồi, thì tỉ suất nảy sinh cướp giật ở quy mô lớn sẽ ít dần đi, với lại đoàn người của Âu Dương cũng không phải là những kẻ ngồi không xơi nước, không cần Chu An phải cho người đưa đi như thế.

Nhưng Chu An vẫn rất kiên định, theo lời của ông ấy thì đoạn đường chính ở đây đang trong giai đoạn sửa chữa, cũng là đoạn đường chính để nối với đất liền, có người của ông ấy đi cùng thì lộ trình sẽ suôn sẻ hơn một chút.

Do nền kinh tế là một khối thống nhất, nên các huyện đều sẽ điều những nông dân nông nhàn ở trong huyện mình đi tu sửa những tuyến đường chính. Đây là cách làm mà họ học hỏi được của Dương Bình, nông nhân có thể tăng thêm thu nhập, sau đó lại chuyển đổi thành phí tiêu dùng, kéo theo đó là sự phát triển của kinh tế.

Mới lập xuân, cây nông nghiệp vẫn chưa được ra đồng, nên tuyến đường chính rất là lộn xộn. May mà có mười mấy người do Chu An cử theo, luôn luôn điều tiết ở phía trước nên đoàn người của Âu Dương cũng không mất quá nhiều thời gian, ở nơi đông đúc, các đoàn vận chuyển hàng hóa đều ưu tiên để cho người của Âu Dương đi qua trước.

Lương Hồng Ngọc bước ra hít thở không khí trong lành rồi nói:

“Quan nhân, việc tu sửa đường này mất bốn tháng, dùng đường trong tám tháng, rất không thỏa đáng a.”

“Việc sử dụng con đường này quá độc ác, hơn nữa lại chỉ là con đường được rải bằng những viên đá nhỏ trên đất vàng. Đừng nói là những hàng hóa có trọng lượng lớn, cho dù chỉ là khách qua đường hoặc là trời mưa thôi cũng đủ để khiến cho con đường này có chỗ lồi chỗ lõm rồi.”

Đây cũng là vấn đề chung của cả Đại Tống. Mà hiệu dụng lớn nhất của bộ binh sương quân chính là sửa đường. Âu Dương cảm thấy thật đáng xấu hổ, không biết phải xử lý bùn đất như thế nào, cũng không biết làm sao để tạo ra nhựa đường, chứ đừng nói gì đến việc làm ra bánh xe cao su.

Bên này còn ổn hơn một chút, Tần Phượng lộ chiến tranh liên miên, vì vận chuyển vật tư mà vận dụng đến mấy mươi vạn sương quân và lao công. Việc sửa đường cho rộng rãi, thoáng đãng cũng tốn khoảng mấy chục vạn quan tiền. Nói cách khác là: nếu đất nước không có chiến tranh thì người bị đánh chính là hậu cần.

“Theo như ta thấy thì trà và gạo không nói làm gì. Nếu như là gà, vịt hay là trái cây, thì chỉ cần nán lại một chút thời gian trên con đường này thôi, tiền sẽ giống như dòng nước ngược cho mà xem.”

“Đông Nam còn đỡ hơn một chút vì ngoài đường bộ còn có đường thủy nữa. Phương Bắc mới đáng để phiền lòng.”

Âu Dương cười và nói:

“Ngươi đừng coi ta là người vạn năng, đối với con đường này ta thực sự không có cách nào để giải quyết cả.”

Do việc xây dựng công nghiệp mà dẫn đến sự xuất hiện của một lượng lớn các xe chở hàng. Dùng súc vật cũng có mà lợi dụng sức người cũng có, cho dù là có người dẫn đường đi chăng nữa thì đoàn người Âu Dương cũng mất chừng mười ngày mới đến được Tân Thành.

Âu Dương đã suy nghĩ kĩ rồi, khi trở về có đánh chết hắn cũng sẽ đi đường thủy. Lần đi đường bộ này chẳng qua là để được một lần hồi tưởng lại cái cảm giác tự do khi rời khỏi nhà lúc trước mà thôi.

Đội ngũ đón tiếp bọn họ khi đến Tân Thành thật là hùng hậu, đến chiêng, trống, dây pháo v..v. cũng bày ra hết. Những thân hào nông thôn có mặt mũi đều đến đón tiếp Âu Dương. Bề ngoài như vậy là khá ổn.

Dù sao thì đây cũng là chuyện nên làm. Không kể chuyện Âu Dương đang làm quan, chỉ cần nghĩ đến chuyện người này đã đầu tư mười vạn quan để địa phương trở thành nơi thu hái trà thì động thái này của họ đã là chuyện nên làm rồi. Số tiền đầu tư này không chỉ là mười vạn thôi đâu.

Mười vạn mà Âu Dương đưa cho họ chính là số vốn đầu tư để trở thành cổ đông, đồng thời cũng sẽ do thương nhân bên phía Dương Bình quản lí. Cứ luân chuyển như vậy thì tiền tự khắc sẽ nhiều lên.

Một sản nghiệp sẽ kéo theo một chuỗi sản nghiệp, khi đó giá trị cũng sẽ không đơn giản là một cộng một nữa. Mà quan phủ địa phương cũng biết Âu Dương là vị thấp nhưng quyền cao, vả lại, Tân Thành giàu có sẽ khiến cho họ có năng lực coi đồng tiền chỉ là đống rác rưởi, nên họ cũng sẽ tiếp đãi khá niềm nở.

Lương Hồng Ngọc ở bên cạnh Âu Dương và tươi cười:

“Đây chính là áo gấm về làng.”

“Sai rồi, là sách lược với hoàng ân rộng mở của các trang báo do Huệ Lan biên tập.”

Bá mẫu của Âu Dương chỉ là nằm bất động ở trên giường, chứ không phải là bệnh sắp chết. Âu Dương đáp lại yêu cầu của Huệ Lan mà trở về. cô ấy miêu tả bản hắn như là một kẻ háo danh. Lúc Triệu Ngọc vừa nhìn thấy liền nghĩ: thì ra ngươi thích điều này, vậy thì dễ xử lý rồi. Do vậy mà ngày sau của Âu Dương cũng dễ sống hơn

Nhân vật đầu tiên phải đến thăm hỏi nhất định là thầy giáo, nếu lần này về quê và đi qua cửa nhà thầy giáo mà không vào thì rất có khả năng sẽ bị hạch tội. Điều này không được quy định trong luật pháp, nhưng việc toàn dân coi trọng lễ nghi và đạo đức lại là điều không thể thiếu. Thầy giáo sớm đã ở trong Quốc Tử Giám đợi Âu Dương đến thăm. Âu Dương bước vào làm đầy đủ các bậc lễ nghĩa nên thầy giáo cũng khá hài lòng.

Nhưng thầy vẫn răn dạy như trước:

“Năm ấy ta dạy ngươi cái chữ là vị sự học to lớn, cũng vì nghĩ ngươi không câu nệ tiểu tiết, học tất cả những gì có thể học được ở trong thiên hạ. Bất cứ việc gì cũng phải học trước mới hành sau, như vậy thì chúng ta mới nắm được ba phần chắc chắn ở trong tay. Tuy nay ngươi chỉ là một viên quan nhỏ bé, nhưng vẫn có thể coi như là rường cột của nước nhà. Nhất định không được vì những vật ngoài thân mà làm lỡ tiền đồ của mình.”

“Thầy dạy chí phải.”

“Có chút trăng hoa cũng coi như là tiểu Nhã*. Nhưng ta nghe nói trong thời gian ngươi ở Tây Bắc, lưu luyến thú vui kinh doanh, thì đây lại là chuyện không nên chút nào cả. May mà có công nên mọi sự mới qua đi, về sau nhớ phải cẩn thận hơn nữa.”

*Tiểu Nhã: Tên gọi chung cho các bài thơ thuộc Kinh Thi được sử dụng trong các buổi tiệc không quan trọng lắm-> Tật xấu không đáng ngại.

“Lời thầy dạy là chân lí.”

“Còn nữa, trung quân ái dân là bổn phận của người làm quan. Ngươi kháng chỉ bất tuân, tuy quân lệnh ở bên ngoài có chút bất thụ, nhưng bất kì chuyện gì cũng phải chú ý đến cái gọi là nhân quả. Lần này ngươi bình an không có nghĩa là lần sau cũng sẽ như thế. Ta tặng ngươi bốn chữ “thao quang dưỡng hối*”, ngươi cũng nên biết suy xét thiệt hơn. Đây đều là đạo lý đối nhân xử thế của kẻ làm quan.”

“Thầy dạy chí phải.”

“Còn nữa, trung quân ái dân là bổn phận của người làm quan. Ngươi kháng chỉ bất tuân, tuy quân lệnh ở bên ngoài có chút bất thụ, nhưng bất kì chuyện gì cũng phải chú ý đến cái gọi là nhân quả. Lần này ngươi bình an không có nghĩa là lần sau cũng sẽ như thế. Ta tặng ngươi bốn chữ “thao quang dưỡng hối*”, ngươi cũng nên biết suy xét thiệt hơn. Đây đều là đạo lý đối nhân xử thế của kẻ làm quan.”

“Thầy dạy chí phải.”

* Thao quang dưỡng hối: Trong chữ Hán cổ có chữ: thao hối 韜 晦 nghĩa là có tài có trí mà giữ kín đáo không cho người ta biết mình (Từ điển Thiều Chửu, tr.679).

Trung Quốc thực hiện phương châm ấy của Đặng Tiểu Bình như ta biết, tránh “vác cờ đi đầu”, “xuất đầu lộ diện”, đưa kinh tế vượt lên, chuẩn bị quân sự, tuy nói là không có ý “tranh bá”, nhưng rõ là họ đang “chờ thời“.

“Uhm!”

Thầy giáo rất hài lòng với thái độ này của Âu Dương:

“Hôm nay ngươi hãy ở lại đây dùng bữa nhé.”

“Vâng!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.