Thiết Huyết Đại Minh

Chương 463: Q.1 - Chương 463: Năm Mươi Năm Sau (1)




Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chỉ chớp mắt năm mươi năm đã đi qua, năm nay đã là năm thứ 333 lịch Đại Minh.

Năm thứ chín niên hiệu Long Vũ, do Vương Phác đề nghị, nội các đã chính thức phê chuẩn thông qua kỷ niên pháp (1) mới. Kỷ niên pháp mới lấy năm Hồng Vũ nguyên niên (1368) làm năm đầu tiên của triều Đại Minh. Cho tới hôm nay, vương triều Đại Minh đã trải qua được 333 năm, cách thời Long Vũ trung hưng hơn năm mươi năm.

Năm đó, một nhóm cựu thần trung hưng như Tôn Truyền Đình, Tiền Khiêm Ích, Lữ Đại Khí, Cù Thức Tỷ, Hà Đằng Giao..., đã qua đời từ lâu, những người năm xưa tuổi trẻ tài cao như Vương Phác, Lý Định Quốc... giờ cũng đã già đi, tới tuổi gần đất xa trời. Tuy vậy, những người trẻ Tôn Thừa Tổ, Vương Pháp, Lý Định Tây đã nhận lấy quyền lực từ bậc cha chú.

Lúc này, về chính trị, đế quốc Đại Minh xác lập được chế độ quân chủ lập hiến rất hoàn thiện.

Giai cấp tư sản mới trỗi dậy với sự cầm đầu của bốn đại gia tộc, đã hoàn toàn nắm lấy quyền lực của đế quốc, cái gọi là “bốn đại gia tộc” là chỉ Vương gia, Tôn gia, Chu gia và Trần gia.

Trong thời kỳ này, Vương gia là thế lực lớn nhất, gia chủ đương thời của Vương gia chính là Vương Pháp, con trưởng của Vương Phác.

Vương gia kiểm soát hơn chín mươi phần trăm ngành ngân hàng và hơn tám mươi phần trăm công nghiệp quân sự, hầu như lũng đoạn nền tài chính của đế quốc, công nghiệp sản xuất vũ khí, ngoài ra còn có những nông trường lớn ở châu Úc, Bắc Mỹ, nhiều mỏ vàng lớn ở Nam Phi và Chi Lê, thậm chí ngay cả Vương Pháp cũng không biết rốt cuộc Vương gia có bao nhiêu tài sản.

Tôn gia là thế lực đứng sau Vương gia, Tôn Húc - gia chủ đương thời của Vương gia là trưởng tử của Tôn Thừa Tổ, mặc dù trên danh nghĩa là chắt trai của Tôn Truyền Đình, nhưng thật ra là cháu ruột của Vương Phác, cho nên nói về huyết thống, thật ra Tôn gia và Vương gia là một nhà, tuy hai mà một.

Mặc dù của cải của Tôn gia không thể so sánh với Vương gia, nhưng hoàn toàn lũng đoạn ngành sắt thép, đóng tàu của đế quốc.

Ngoài Vương gia và Tôn gia, kế tiếp là Chu gia. Lai lịch Chu gia hơi đặc biệt, cũng là hoàng thân quốc thích, mang huyết thống của Thái Tổ hoàng đế.

Việc này đã được nói đến từ đầu, hoàng đế Sùng Trinh có bốn người con là hoàng đế Long Vũ, Vĩnh vương, Định vương và công chúa Trường Bình, trong đó hoàng đế Long Vũ không có khả năng sinh sản, Định vương chết bất đắc kỳ tử từ lúc còn nhỏ, Vĩnh vương nạp không ít hậu phi, nhưng liên tiếp sinh mười người con đều là công chúa! Hoàng đế Long Vũ bất đắc dĩ đành phải nghe theo đề nghị của nội các, đưa con trưởng của Công chúa Trường Bình và Vương Phác lên làm con thừa tự của mình, đổi tên là Chu Hòa Kham, cũng định lập làm Hoàng thái tử.

Đúng lúc đó, Vĩnh vương sinh đôi, hoàng đế Long Vũ lập tức đổi ý, đưa một đứa con của Vĩnh vương lên làm con thừa tự của mình, đặt tên là Chu Hòa Tái, cũng lập làm Hoàng thái tử, đây cũng là đương kim hoàng đế Vạn Lịch! Rốt cuộc, mặc dù Chu Hòa Kham, con của Vương Phác không được làm hoàng đế, nhưng thành thân vương, cũng lập thành môn hộ, đó chính là nguồn gốc của Chu gia.

Lai lịch của Trần gia cũng có nhiều điểm tương đồng.

Ngay vào năm Vương Phác viễn chinh Nhật Bản trở về, tức năm thứ bảy niên hiệu Long Vũ (1650), trong khi sinh con thứ ba, Trần Viên Viên mất vì sinh khó, Vương Phác đau đớn đến nỗi không muốn sống, vì vậy cho đứa con thứ ba của Trần Viên Viên đổi thành họ Trần, thứ nhất là lập môn hộ để thừa kế hương hỏa của nhà họ Trần, thứ hai là để tưởng niệm người vợ đã mất.

Bởi vậy, nói về ngọn nguồn, bốn đại thế gia Vương, Tôn, Chu, Trần cũng là con cháu của Vương Phác, gia chủ bốn đại gia tộc không phải là anh em thì cũng là chú cháu, căn bản mà nói là người một nhà, chỉ là khác họ mà thôi. Tất cả sản nghiệp thừa kế của bốn đại gia tộc đều được phân chia từ sản nghiệp khổng lồ của Vương Phác.

Về kinh tế, với sự tràn vào của số lượng rất lớn nhân công Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Á và nộ lê da đen châu Phi, kinh tế đế quốc Đại Minh phát triển vượt bậc theo hình thức chưa từng có, chỉ trong thời gian chưa tới năm mươi năm, đã hoàn thành quá trình cách mạng công nghiệp, từ nền văn minh nông nghiệp nhảy vào nền văn minh công nghiệp.

Hệ thống đường sắt như mạng nhện từ bán đảo trung nam xa xôi kéo dài đến vùng Tây Bá Lợi Á (Xiberia) rét lạnh, từ Tùng Sơn giáp biển đến sa mạc Qua Bích (Gobi) hoang vu, đâu đâu cũng là những ống khói cao vút, đâu đâu cũng là tiếng ầm ầm của máy móc, đâu đâu cũng là công trường bận rộn, ga xe lửa đông đúc, đâu đâu cũng nghe tiếng rao bán trái cây, bán báo, những đứa trẻ đánh giày len lỏi trong đám người đông nghịt...

Trên đường phố rộng rãi, những chiếc tàu điện to lớn xuôi ngược, còn có những chiếc xe con chạy bằng than.

Đế quốc Đại Minh đã xác lập hệ thống thương mại ngân bản vị, hầu như tất cả giao dịch đều được thanh toán bằng đồng Minh Nguyên do Ngân hàng trung ương Đại Minh phát hành, một Minh Nguyên tương đương với một lượng bạc. Các cường quốc kinh tế phương Tây như Anh Cách Lan (Anh quốc), Pháp Lan Tây (Pháp), Tây Ban Nha, Hà Lan...lần lượt biến thành nước chư hầu của đế quốc Đại Minh.

Đến năm 333 niên lịch Đại Minh (1700), GDP của đế quốc Đại Minh chiếm gần như toàn bộ tổng GDP của của thế giới, lúc ấy, tổng GDP của các cường quốc châu Âu còn chưa bằng một phần hai mươi của đế quốc Đại Minh, hầu như tất cả các sản phẩm công thương nghiệp đều do Đại Minh sản xuất ra.

Dân châu Úc, châu Mỹ La Tinh, Bắc Mỹ, châu Phi, chỉ có thể cung cấp sức lao động giá rẻ, hoặc chỉ có thể xuất khẩu tài nguyên với giá hạ.

Tình hình châu Âu tương đối khá hơn một chút, bởi vì khi đế quốc Đại Minh tiến hành cách mạng công nghiệp trước thời hạn, cách mạng công nghiệp châu Âu cũng nối gót theo sau, nhưng trong quá trình thực hiện, châu Âu lại bị tụt hậu so với Đại Minh, về phương diện hiệu suất sản xuất và chi phí nhân lực, những công ty của châu Âu không thể cạnh tranh nổi với các công ty của Đại Minh.

Những năm gần đây, châu Âu đang trải qua một khủng hoảng kinh tế, phần lớn công ty dồn dập bị phá sản, điều này càng khiến đẩy nhanh tiến trình lệ thuộc về mặt kinh tế của các cường quốc châu Âu đối với đế quốc Đại Minh, theo nghiên cứu của Viện chính sách (2) nội các, tối đa là năm năm nữa, đế quốc Đại Minh có thể từ kinh tế hoàn toàn khống chế mọi mặt ở châu Âu.

Về quân sự, đế quốc Đại Minh khuếch trương ra bên ngoài tới mức cao nhất.

Trên thế giới, đâu đâu cũng là thuộc địa của đế quốc Đại Minh, từ Xiberia lạnh giá, các ngưu tử bắc bộ đang vượt qua dãy Ô Lạp Nhĩ Sơn, tiến vào xâm chiếm bình nguyên Bắc Âu; ở Bắc Mỹ, lực lượng võ trang thực dân của đế quốc Đại Minh đang tranh giành lưu vực sông Mississippi với người Anh; ở Nam Mỹ, đế quốc Đại Minh đã cướp được vùng lưu vực sông Amazon từ tay người Tây Ban Nha.

Đối với châu Úc, cách đây ba mươi năm, nơi này đã trở thành thuộc địa của đế quốc Đại Minh, thổ dân sống trên lục địa này đã bị tiêu diệt từ lâu, hiện giờ có khoảng hơn bảy triệu người Hán đang sống ở nơi này.

Tiểu lục địa Nam Á cũng đã trở thành thuộc địa của đế quốc Đại Minh.

Người Ấn Độ vốn sinh sống ở khu vực này đã phải trải qua một cuộc cướp bóc và tàn sát mang tính hủy diệt giống như người Nhật Bản, hầu hết nam giới trưởng thành Ấn Độ sau khi bị thiến (?!), bị đưa tới Đại Minh bán làm lao công, phần lớn phụ nữ Ấn cũng bị bán sang Đại Minh, trở thành thê thiêp của người Hán, đóng góp phần công sức quan trọng vào sự tăng trưởng nhân khẩu nhảy vọt của dân tộc Đại Hán.

Đời sau, khi đề cập tới giai đoạn này, một nhà sử học đã nói một câu thế này: “Nền văn minh công nghiệp của đế quốc Đại Minh hoàn toàn được xây nên bởi mồ hôi và xương máu của nô lệ người Nhật, người Ấn và người da đen châu Phi”.

(1) Kỷ niên pháp: hệ thống ghi năm, có thể hiểu là lịch ghi năm tháng.

(2) Viện chính sách: tạm dịch hai chữ “Trí Khố” (Think tank: kho trí thức, kho tư duy) trong nguyên văn Hán Việt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.