Thịnh Đường Tiểu Nữ Quan

Chương 8: Chương 8: Quách Ấu Minh (4)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Tổ phụ Quách gia thích nghe nàng gọi vậy nhất, ông cười ha hả xoa đầu nàng, nói: “Tới đây, ông cho cháu xem đồ tốt này.”

Tam Nương không biết gì, nàng quay đầu nhìn sang bảng chữ mẫu trong tay tổ phụ Quách gia, thấy từng con chữ được viết ngay ngắn đẹp đẽ khiến người ta thích thú. Nàng đã có một cuộc nói chuyện với Vương thị rồi. Tam Nương giơ bảng chữ mẫu lên nghiêm túc nhìn một chút, sau đó nhận ra chỗ danh tự đề tên rằng: Tứ Minh Cuồng Khách!

Tam Nương nháy mắt, không hiểu rõ lắm. Nàng khó hiểu hỏi: “Tổ phụ, Tứ Minh Cuồng Khách là ai vậy?”

Tổ phụ Quách gia bèn giới thiệu cho nàng một chút, Tứ Minh Cuồng Khách Hạ Tri Chương, là trạng nguyên ở quê nhà Giang Nam, lúc còn trẻ tài hoa hơn người, lão là người phóng khoáng tự do nên lấy tên “Tứ Minh Cuồng Khách”.

Thực ra Hạ Tri Chương nổi danh hơn vì chữ viết của mình, nhưng chữ viết do một người vốn đạt được Trạng nguyên như ông ấy nhất định sẽ không bình thường như các kiểu chữ khác.

Tổ phụ Quách gia không mảy may đề cập đến chuyện mình khoác lác bị trêu chọc. Ông nói rằng Hạ Tri Chương biết nàng mới năm tuổi mà đã chép được sách nên đã tặng bảng chữ mẫu nay cho nàng, động viên nàng từ nay về sau phải cố tập viết hơn.

Tam Nương vốn đang nghe lơ mơ loáng thoáng, nàng biết được rằng đây là đồ do Hạ Tri Chương tặng cho mình nên nhất thời thấy vui vẻ không thôi. Nàng cầm bảng chữ mẫu nhìn tới nhìn lui, đến khi ăn cơm cũng không buông tay ra.

Vương thị đã cất bảng chữ mẫu vào giúp nàng, thế nên nàng mới bằng lòng ngồi xuống ăn cơm.

Lòng hiếu kỳ từ trước đến nay của Tam Nương rất lớn, nàng nhanh chóng ăn no rồi xin phép chư vị trưởng bối huynh tỷ chỉ cho nàng đọc sách của Hạ Tri Chương một chút.

Huynh trưởng Quách Diệu không chịu nỗi mỗi khi nàng nhõng nhẽo, bèn dạy nàng một bài dễ nhớ là “Vịnh Liễu”, để nàng có thể lĩnh hội được tài năng của trạng nguyên học sĩ ấy.

Bài thơ này rất rành mạch dễ đọc, khi nghe thấy câu “Bất tri tế diệp thùy tài xuất, nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao” Tam Nương không khỏi trợn tròn mắt? Rõ ràng cả bài thơ rất đơn giản, ngôn từ cực kỳ mộc mạc nhưng lại khiến người ta nghe một lần là nhớ mãi không quên.

Vị học sĩ Hạ này lợi hại thật!

Tam Nương được nước tiến tới, quấn lấy huynh trưởng bảo huynh ấy viết “Vịnh Liễu” ra cho nàng xem.

Nói thật, phần lớn người của Quách gia là mầm non võ tướng, chữ viết của Quách Diệu cũng rất bình thường nhưng muội muội lại yêu cầu như vậy?

Vốn chẳng cách nào từ chối được.

Sau khi ăn xong, hai huynh muội tụ lại một chỗ học “Vịnh Liễu” cũng như nghiên cứu bảng chữ mẫu mà Hạ Tri Chương tặng cho nàng.

Chỉ có Quách Ấu Minh có dự cảm xấu, hắn ta nhìn huynh muội Tam Nương tay cầm tay tập viết, không khỏi quay đầu hỏi tổ phụ Qách gia: “Sao đột nhiên học sĩ Hạ lại tặng bảng chữ mẫu cho A Hàm của chúng ta vậy phụ thân?”

Tổ phụ Quách gia trầm ổn nói: “Đương nhiên là vì biết Hàm Nương mới năm tuổi đã chép sách được rồi, viết còn đẹp hơn cả thúc phụ là con.” Ông nói xong nhưng vẫn thấy chưa đủ, bèn tiếp tục đả kích nhi tử ruột: “Học sĩ Hạ cũng hàng tám, con cũng hàng tám mà sao người ta là thiên tài trạng nguyên, còn con lại chẳng sánh bằng đứa tôn nữ năm tuổi vậy?”

Quách Ấu Minh đã trở thành nơi “đổ tội” của ông: “...”

Không ở căn nhà này nổi nữa rồi!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.