Không thể nghi ngờ, trong cuộc họp báo này Lục Thiếu Hoa thả rất nhiều bom tấn, tạo nên những tin tức chấn động: Sự hiểm ác của chính phủ Mỹ, Thời báo Wall Street gặp phiền phức, Điệp viên MI 5 nằm vùng, rồi sự uy hiếp của Lục Thiếu Hoa, sư kiêu ngạo của Lục Thiếu Hoa…hầu như mỗi vấn đề đều có thể trở thành nhưng tin tức hot nhất.
Những tin tức này tuy rằng làm người ta chấn động, nhưng cũng không thể sánh bằng hình ảnh của Lục Thiếu Hoa trên đài truyền hình.
- Trên thế giới này không chỉ Mỹ mới có vệ tinh gián điệp, tập đoàn Phượng Hoàng cũng có được, vả lại so với vệ tinh gián điệp Mỹ thì càng tiến tiến hơn!
Những lời của Lục Thiếu Hoa cứ quanh quẩn trong tai mọi người mà trên thực tế, dựa theo hình ảnh từ màn hình lớn, thật sự là dùng vệ tinh chụp từ trên không trung, hình ảnh quay chụp rất rõ nét, so với máy quay kỹ thuật số thông thường không có gì khác biệt.
Được rồi, rất rõ nét, điều này chứng tỏ camera của vệ tinh rất hiện đại, nhưng điều khiến các phóng viên cảm thấy chấn động không phải ở độ sắc nét của hình ảnh mà ở nội dung của nó.
Đầu tiên trên màn hình xuất hiện một đại dương mênh mông xanh thẫm, tuy xung quanh không có vật để tham chiếu, người có nghiên cứu về biển sẽ không khó để nhận ra đó là Thái Bình Dương. Trên mặt biển Thái Bình Dương, bốn chiếc tàu ngầm hạt nhân chạy cực nhanh.
Tàu ngầm hạt nhân thì mọi người đã thấy nhiều rồi, nhưng trên vỏ của các tàu này lại có vẽ những lá cờ, cờ màu trắng, ở ngay chính giữa là một vòng tròn màu đỏ, đó không phải là quốc kỳ Nhật Bản thì còn có thể là cái gì?
Nhật Bản phái tàu ngầm hạt nhân ra khỏi lãnh hải của họ để làm gì?
Không ai có thể giải thích, tuy nhiên từ những hình ảnh trên màn hình, rất nhanh đã có câu giải đáp, bởi vì tàu ngầm hạt nhân Nhật Bản lặn xuống một địa điểm, trong lúc đó camera trên vệ tinh thu nhỏ tiêu cự để chụp hình phần lớn Trái đất.
Châu Phi!
Đúng vậy, tàu ngầm hạt nhân Nhật Bản chạy về hướng châu Phi, khi đến cách bờ biển châu Phi không xa liền lặn xuống.
Kế tiếp, hình ảnh lại chuyển, lần này ống kính hướng về nước Mỹ, quay hình ảnh của chiếc tàu sân bay Washington, cũng đang chạy về phía châu Phi, xung quanh chiếc tàu sân bay có những chiến thuyền bảo vệ và khu trục hạm.
Hình ảnh lại chuyển: nước Pháp!
Hình ảnh lại chuyển: nước Anh!
Gần như là mỗi quốc gia được quay một đoạn, tất cả những hình ảnh này cho thấy là các nước đang điều động hải quân, ngay cả một đứa bé ba tuổi cũng biết đáo là chuẩn bị đánh giặc.
Có chiến tranh?
Trước đó không có bất cứ tin tức nào, nhưng bây giờ nhìn những cảnh tượng này, không còn nghi ngờ gì là các nước trên liên kết với nhau, cùng đến châu Phi, không rõ là đến nơi nào, quân đội của họ cũng không tuyên bố gì.
Những tiếng ồ lên kinh ngạc! Thật là chấn động!
Các phóng viên có thể hoài nghi hình ảnh đã được ghép, không phải cảnh thật, nhưng trước đó lời phát biểu của Lục Thiếu Hoa đã gây nên nhiều hoài nghi, nhưng bây giờ thực tế đã cho thấy lời hắn nói hoàn toàn là sự thật.
Không thể nghi ngờ là Lục Thiếu Hoa làm một đoạn phim ngắn, bởi vì dù sao chuyện này không phải chuyện đùa. Đây là hành động quân sự, nếu là làm giả thì hậu quả thật khó lường.
Rõ ràng là trước đó khi phát biểu trước ống kính, Lục Thiếu Hoa đã tỏ ra kiêu ngạo, điều đó mang lại cho hắn nhiều phiền phức. Vào lúc này, hẳn là Lục Thiếu Hoa nên cố gắng bớt chuyện cho thoả đáng.
Nhưng, càng thêm châm chọc chính là, ở cuối đoạn phim ngắn, lại hiện ra một câu tiếng Anh: nhiều quốc gia điều động quân đội như vậy, là đi xâm lấn châu Phi sao?
Điều mỉa mai là, nước Mỹ thì không cần phải nói rồi, chuyện đi xâm lăng nước khác là thường xuyên nhưng các nước khác cũng tham gia gia vào, đặc biệt là Anh. Họ chính là chó săn của Mỹ, Mỹ vừa đi tiên phong là họ liền theo ngay phia sau.
Về phần các nước EU, họ cũng không tốt đẹp gì, nhân cơ hội liền tham gia kiếm chút lợi, nên rất thích đến châu Phi.
Tất cả các nước khác điều động quân đội là điều có thể hiểu được, nhưng có một quốc gia làm cho người ta thấy khó hiểu, đó là Nhật Bản.
Ai cũng biết Nhật Bản không thể có quân đội, họ chỉ có Cục phòng vệ (1). Do thua trong chiến tranh thế giới thứ hai, hiến pháp của họ đã quy định là quân đội Nhật không được tham chiến, nhưng bây giờ họ lại điều quân đến châu Phi, điều này có ý nghĩa gì?
Họ phải tham chiến!
Đây là câu trả lời: Nhật Bản phải thamchiến!
Nghe đáp án này, thế giới có thể không ồ lên kinh ngạc không?
- Nhật Bản phải đưa ra lời giải thích trong vòng một tiếng đồng hồ, nếu không giải thích, không loại trừ khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực.
Trung Quốc là nước chịu thiệt hại rất nhiều trong thế chiến thứ hai, ấn tượng sâu sắc về những hành động tàn bạo mà quân đội Nhật đã gây ra với Trung Quốc đã khiến người Trung Quốc thù hận Nhật Bản. Hiện nay Nhật lại dám điều động quân đội, nếu Trung Quốc không phản ứng, có lẽ họ sẽ cho rằng Trung Quốc không tồn tại?
Nhật Bản rất phát triển, đúng vậy, sức mạnh quân sự của họ rất đáng nể, nhưng đối mặt với Trung Quốc thì còn thua kém nhiều điểm. Nếu như sau lưng bọn họ không có Mỹ che chở thì nước Nhật đã sớm biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
Nhật Bản điều động quân đội tham chiến là đã trái với điều ước đã ký sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này nếu không giải thích được, thì ngay cả Mỹ cũng không che chở được cho bọn họ.
Trong đệ nhị thế chiến, cũng không chỉ có một mình Trung Quốc bị tổn thất, Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc đều đã bị Nhật Bản xâm lược, với tình hình này, vì đại nghĩa dân tộc, chắc chắn phải chĩa họng súng về phía Nhật Bản.
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng, tiếp theo các quốc gia Đông Nam Á cũng đều phát biểu, yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải nhanh chóng giải thích, bằng không sẽ dùng vũ lực.
Nhật Bản có hành động quân sự, có phải là muốn phát động chiến tranh thế giới lần thứ ba?
Tuy rằng khả năng này rất thấp nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ. Ít nhất, là vẫn có một chút khả năng xảy ra chuyện này, đã có khả năng xảy ra thì phải ngăn lại kịp thời, bằng không hậu quả sẽ là không thể tưởng tượng nổi.
Nhật Bản lập tức bị đưa lên trước mũi dùi dư luận.
Nhưng quân đội các quốc gia khác đến châu Phi cũng không được, lực lượng của họ rất đông, nhưng trước đó không hề có một thông báo để cho người dân được biết, người dân các nước đó sẽ nghĩ như thế nào?
Chiến tranh gây ra sự hoảng loạn, cũng không phải là lập tức có thể tiếp nhận chuyện đó, trước khi tiến hành chiến tranh thì cũng phải trải qua một thời gian dài âm ỉ rồi cuối cùng mới bùng nổ, nhưng lần này không hề có một thông tin nào mà lại đột ngột điều động quân đội, làm sao không khiến người dân hoang mang?
Hơn nữa có một số nhà bình luận quân sự lên tiếng:
- Muốn tiến hành chiến tranh, trước tiên phải nghĩ cách làm thế nào có thể bình yên vượt qua khủng hoảng tài chính.
Đúng vậy, muốn chiến tranh phải tập trung sức lực để đối phó với khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng như một cơn bão càn quét khắp thế giới, làm tiêu hao biết bao của cải, thế mà các nước này còn có tiền để điều quân đi đánh nhau, thật làm cho người khác không thể hiểu nổi.
Người dân ở những quốc gia đó rất lo lắng, họ e rằng chính phủ nước mình có thể vét sạch quốc khố, thì về sau sẽ không còn khả năng ứng phó với những di chứng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Đây là một vấn đề rất nghiêm túc, cũng là vấn đề người dân không thể không đối mặt.
Người dân đưa ra chất vấn, chính phủ đương nhiên không thể trả lời thoả đáng được. Lúc này, vừa có tin là đại diện của quân đội Mỹ đã trả lời phỏng vấn một đài truyền hình, nói về mục tiêu quân sự lần này.
- Có lẽ các vị không biết, ở châu phi có một tổ chức tên là Hổ Gầm, tổ chức này có một căn cứ chế tạo vũ khí khổng lồ, có đoàn lính đánh thuê lớn nhất thế giới, cầm đầu một tổ chức tình báo trải rộng trên toàn cầu…
Đại biểu quân đội Mỹ giảng giải.
- Quan trọng hơn nữa là Hổ Gầm có liên hệ với các tổ chức khủng bố quốc tế, có thể nói hầu như tất cả vũ khí của các tổ chức khủng bố sử dụng đều có xuất xứ từ căn cứ Hổ Gầm.
- Bin Laden, lãnh đạo tổ chức khủng bố có liên hệ với căn cứ Hổ Gầm. Một tổ chức như vậy, nếu không huỷ diệt thì sẽ gây ra hậu hoạn rất lớn.
Cuối cùng đại diện quân đội Mỹ còn bổ sung một câu như vậy, coi như đưa ra một định nghĩa về căn cứ Hổ Gầm.
Liên hệ với tổ chức khủng bố là tội danh lớn nhất, cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến chính phủ Mỹ điều quân. Đây là lý do vì sao Mỹ điều động quân đội mà bất chấp khủng hoảng tai chính bùng nổ.
Lời giải thích rất gượng ép nhưng miễn cưỡng coi như đã giải thích được.
Tuy nhiên rất nhanh, sau khi đại biểu quân đội Mỹ vừa trả lời phỏng vấn chưa đến mười phút thì trên một trang web nọ xuất hiện một đoạn ghi âm, người trong đoạn băng tự xưng là người phụ trách căn cứ Hổ Gầm, tuyên bố Hổ Gầm không có bất kỳ liên hệ nào với tổ chức khủng bố và vạch rõ, đội quân quốc tế do Mỹ cầm đầu đến châu Phi là nhằm vào tài nguyên khoáng sản của một số tiểu quốc ở châu lục này.
Đồng thời người phụ trách của căn cứ Hổ Gầm còn tuyên bố, nếu liên quân quốc tế do Mỹ cầm đầu có gan tiến vào phạm vi đã được cảnh giới, sẽ không loại trừ việc Hổ Gầm tấn công liên quân quốc tế bằng vũ lực.
Không thể nghi ngờ, đây lại là lời đe doạ, căn cứ Hổ Gầm hết sức mạnh mẽ và cứng rắn đe doạ liên minh các quốc gia do Mỹ cầm đầu.
Đau đầu!
Đúng vậy, các quốc gia điều quân lần này đều cảm thấy rất đau đầu. Họ vốn không thật sự muốn tiến hành chiến tranh mà chỉ muốn tạo áp lực với căn cứ Hổ Gầm, do đó mới âm thầm phái quân đội đi châu Phi.
Nhưng bây giờ thì không thể hành động âm thầm được nữa, và căn cứ Hổ Gầm cũng đã tuyên bố rõ rang, chỉ cần họ tiến gần phạm vi được cảnh giới là sẽ nổ súng.
Biết rõ căn cứ Hổ Gầm, các nước đó không dám hoài nghi thực lực của nó, Nhưng người dân ở các nước đó lại không biết thực lực của Hổ Gầm, thấy quốc gia bị đe doạ, người dân không thể chịu được.
Có lẽ ông chủ của tập đoàn Phượng Hoàng đe doạ thì họ còn có thể chịu nhẫn nhịn, bởi vì hiện nay khủng hoảng tài chính sắp diễn ra, nếu tập đoàn Phượng Hoàng thật sự thò tay vào quấy rối thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Nhưng lời đe doạ của Hổ Gầm thì lại khác, cho dù họ đã biết thực lực của Hổ Gầm, nhưng với tâm lý coi quốc gia của mình là mạnh nhất, thì có đánh không lại cũng muốn đánh một trận.
Đã cởi hổ thì khó xuống, quả thật là đã cởi hổ thì khó xuống!
(1) Thông tin này là đúng nhưng hiện nay đã lạc hậu, bởi vì đầu năm 2007, Nhật Bản đã thành lập Bộ Quốc Phòng.
Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản, với sự tác động của Mỹ đã soạn ra Hiến pháp Hoà bình, trong đó quy định lục quân, hải quân và không quân Nhật Bản cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì.
Tuy nhiên trước tình hình mới, cùng với sự lớn mạnh của Nga, sự đe doạ về sức mạnh quân sự của Bắc Triều Tiên và đặc biệt là từ Trung Quốc, quan điểm của Nhật Bản đã bắt đầu thay đổi, ngày càng dành nhiều ngân sách để phát triển quân đội.