Ngưu Cao không hề cự tuyệt Ngọc Doãn.
Từ lúc đầu năm tới Đông Kinh đến nay, tuy nói gã áo cơm không lo nhưng dù gì cũng là kẻ vô tích sự, điều này đối với Ngưu Cao mà nói thì sao có thể chấp nhận được? Phải biết rằng Ngưu Cao trong lịch sử không phải là nhân vật giống như Trình Giảo Kim trong “Thuyết Đường” hay là trong “Thuyết Nhạc”. Gã lớn hơn Ngọc Doãn mười mấy tuổi, đã gần đến bốn mươi, tâm trí và năng lực đang đứng ở trạng thái đỉnh cao, nên không cam lòng chịu đựng được sự nhàn hạ đó.
Trong Thuyết nhạc, Ngưu Cao nhỏ tuổi hơn Nhạc Phi, là một thô hán.
Nhưng trong lịch sử, Ngưu Cao là một người thông hiểu văn chương điển tịch, dù chưa đạt công danh nhưng xuất thân cũng không hề quá kém, thuộc con cháu giàu có và đông đúc. Chỉ nhìn gã sử dụng song giản được tạo bằng vàng ròng là có thể thấy được gia cảnh của gã giàu có mức nào. Chỉ có điều sau khi gặp tai họa, gia đạo sa sút nhưng lại không chịu dứt bỏ bà con cho nên mới lên lên làm Đại vương.
Ngưu Cao hiện nay được Liễu Thanh giúp đỡ làm Tương Ngu Hầu ở Điện Tiền Ti.
Chỉ là dưới tay gã không có ai chỉ là một Tư lệnh tay không, không phải Liễu Thanh không chịu ra lực, mà nói cho cùng đó cũng là trách nhiệm của Ngọc Doãn.
Năm trước hắn ám sát Lý Quan Ngư, đồng thời phong thanh nói với Mậu Đức Đế Cơ rằng trong cấm quân có gian tế, tuy rằng Triệu Phúc Kim không chỉnh đốn bốn phía nhưng vẫn thông qua quan hệ của mình tăng cường quản lý đối với cấm quân. Với nhân vật Ngu Hầu mới là Ngưu Cao này, đương nhiên Điện Tiền Ti sẽ không trọng dụng, thế cho nên Ngưu Cao mặc dù làm quan nhưng cả ngày nhàn rõi không có việc gì làm.
Sau khi được Ngọc Doãn mời Ngưu Cao không nói hai lời lập tức đồng ý tới Mưu Đà Cương.
Mà Ngọc Doãn lại không hề lo lắng về năng lực của Ngưu Cao.
Bởi vì hắn biết, Ngưu Cao trước khi tìm nơi nương tựa Nhạc Phi thì cũng từng làm Thứ sử Huỳnh Châu, thống lĩnh trong quân. Nếu không có bản lĩnh thật sự, thì sao có thể lên được vị trí kia? Tuy nhiên, Ngưu Cao hiện nay rõ ràng là chưa đạt tới trình độ cao như trong lịch sử, nhưng làm Tương Ngu Hầu thì quá đủ, thậm chí Ngọc Doãn cũng cảm thấy được năng lực của Ngưu Cao còn mạnh hơn Đổng Tiên vài phần.
Sau khi danh sách được trình lên Điện Tiền Ti, Ngọc Doãn thở phào nhẹ nhõm.
Ngày mười tám tháng tám, Hoàng đế Huy Tông hạ chiếu bãi bỏ Ứng Phụng Cục Hàng Châu, tri châu Hàng Châu Lý Chuyết cũng lập tức bị triệu hồi Khai Phong.
Không mấy ngày, Hoàng đế Huy Tông lại hạ chiếu, giải tán binh mã Ứng Phụng Cục.
Chỉ có điều chiếu thư vừa ban ra, đám người Đổng Tiên, Ngưu Cao lập tức nhận được sắc lệnh của Điện Tiền Ti, xuất phát từ Đông Kinh hạ trại ở Mưu Đà Cương.
Ngày hai mươi sáu tháng 8, Ngọc Doãn lĩnh quân lệnh Điện Tiền Ti, làm chức Chỉ huy sứ trại Mưu Đà Cương, cấp bậc lục phẩm.
Mệnh lệnh này sau khi phát ra dù chưa gây sóng to gió lớn nhưng cũng khiến trên triều đình nghị luận không ngừng. Đám người Lý Bang Ngạn đương nhiên ghi nhớ Ngọc Doãn, lúc trước hắn thiết lập Tuần san thời đại Đại Tống đã mang đến cho bọn họ không ít phiền toái. Tuy nói thời gian qua cảnh thay đổi, nhưng đám người Lý Bang Ngạn trước sau vẫn không thể tiêu tan mối hận, chỉ có điều loại việc này bọn họ lại không tiện bình luận.
Đường đường Thái tể, tướng công Đại Tống sao có thể phân cao thấp với một võ quan cấp bậc lục phẩm.
Nhưng bọn họ không nhảy ra, tự nhiên sẽ có người nhảy ra nói thay bọn họ.
- Lúc trước Ngọc Doãn chỉ là võ quan bát phẩm, sao có thể lập tức thăng tiến ba cấp làm chức Chỉ huy sứ cấp lục phẩm? Chỉ sợ không hợp với lễ chế?
Ngự sử Ngôn quan Bách Đài lập tức nhảy ra nói.
Vốn tưởng rằng Cao Cầu sẽ để ý mặt mũi bọn họ mà thu hồi đạo quân lệnh này.
Không ngờ Cao Cầu trả lời:
- Quân trại Mưu Đà Cương là là Điện Tiền Ti ta thiết lập, người do Điện tiền ti dùng, có gì bản quan tự mình gánh chịu, liên quan gì đến các ngươi? Mà nay Lỗ tặc càn rỡ, các ngươi không nghĩ cách làm thế nào đẩy lùi quân địch, mà chỉ biết ở trên điện tranh luận về một võ quan lục phẩm, thật sự là không biết phân nặng nhẹ. Bản quan nghĩ Ngọc Tiểu Ất có chút tài cán, đủ để đảm đương nhiệm vụ này.
Từ lúc Cao Cầu đảm nhiệm Đô Thái úy Điện Tiền ti thì biểu hiện vẫn vô cùng khiêm tốn.
Ngôn quan buộc tội, ông ta vẫn tươi cười không chút tức giận.
Ai lại nghĩ tới ông ta chỉ vì Ngọc Tiểu Ất xuất thân đồ tể mà công nhiên trên đại điện vạch mặt Ngự Sử đài.
Ngự Sử Đại Phu Tần Cối dù chưa ra mặt, nhưng trong lòng ít nhiều có chút không vui.
Hoàng đế Huy Tông lúc này đang bị người Kim làm cho đau đầu, sao còn có tinh thần mà so đo một chức Chỉ huy sứ.
Cao Cầu là người ông tin tưởng, mặc dù ông không hài lòng với Ngọc Doãn, nhưng lại rất thưởng thức kỹ cầm của hắn. Hơn nữa, Ngọc Doãn xuất ra từ Ứng phụng cục, cũng là người của Hoàng thất, làm một Chỉ huy sứ thì có sao đâu chứ?
- Các khanh thôi tranh cãi đi, việc của Điện Tiền Ti giao cho Cao Thái úy xử lý.
Nếu y đã bổ nhiệm Ngọc Doãn làm chỉ huy sứ, vậy chỉ chắc Ngọc Doãn kia cũng có chút bản lĩnh, các ngươi không cần so đo nữa. Ngược lại Lỗ tặc khí thế hung tàn, Hàn Dân Nghị suất bộ đi theo địch, khiến Dịch Châu không chiến mà hàng, cửa phủ Yến Sơn đã bị mở rộng rồi.
Thái Tĩnh đã phái người đến cầu viện, làm thế nào cần phải tính toán thật sớm.
Còn chưa dứt lời, đã thấy một người đứng ra lớn tiếng:
- Cái Lỗ tặc cần chỉ là ba trấn Thái Nguyên, Trung Sơn, Hà Gian. Năm ngoái bọn họ chưa đạt được nên nay lại khởi binh cũng chỉ vì ba trấn thôi. Sao không cắt nhường ba trấn ra, Lỗ tặc sẽ tự rút lui.
Người lên tiếng là Trương Bang Xương.
Y vừa mở miệng lập tức khiến mọi người tán thành.
Lý Cương giận giữ:
- Khắp nơi dướí trời đâu cũng là đất nhà vua, suốt mặt đất, ai cũng là tôi tớ nhà vua.
Ba trấn Thái Nguyên là môn hộ Đại Tống ta, Trương Tử Năng sao lại nói lời đại nghịch bất đạo như thế? Trước Ngọc Đông từng có bài viết Tây Hành Ký nói Lỗ tặc tham lam thành tính không hề tín nghĩa. Nay bọn chúng lấy ba trấn thì cho, ngày mai chúng cần Hà Đông Hà Bắc đến cuối cùng chúng sẽ đòi giang sơn Đại Tống ta...Đến lúc đó, chẳng phải Quan gia phải nhượng xuất Đông Kinh sao?
Trương Tử Năng chính là Trương Bang Xương, nghe Lý Cương nói vậy thì lập tức mặt đỏ tai hồng.
Chỉ có điều những lời nói này khiến Hoàng Đế Huy Tông không chút hài lòng, nhìn Lý Cương một cái, trầm ngâm chốc lát rồi nói”
- Mà nay Lỗ tặc ý đồ không rõ, mặc dù cầu ba trấn nhưng cũng chưa hẳn là thật. Không bằng phái sứ giả đến nghị hòa, thăm dò dụng tâm Lỗ tặc.
Nếu thật sự Lỗ tặc lòng muông dạ thú, trẫm sẽ quyết không bỏ qua.
Hơn nữa, mặc dù quân tiên phong Lỗ tặc cường mạnh, nhưng phủ Yến Sơn ta cũng có hơn mười vạn Thường Thắng quân, còn có hơn mười vạn binh đóng ở Chân Định, có gì phải sợ?
Những lời này nói ra không chút lo lắng.
Nói cho cùng chính là muốn nghị hòa, Lý Cương tức giận đến râu tóc dựng đứng nhưng lại không thể làm gì.
Hoàng Đế Huy Tông vẫn không muốn khai chiến. Nhưng vấn đề là người Nữ Chân đã đánh đến cửa rồi, sao vẫn muốn nghị hòa chứ??
Mà lúc này Cao Cầu như đang ngủ, đứng một bên không nói gì cả.
Trong lòng Lý Cương biết tiếp tục tranh luận cũng không có tác dụng, theo một tiếng “Tan triều” thì ảo não ra khỏi Kim Loan bảo điện.
Cùng ngày, Hoàng Đế Huy Tông sai Cửu Hoàng tử Khang Vương Triệu Câu làm sứ giả tới Chân Định gặp Đồng Quán.
Đồng thời Triệu Cấu còn mang theo một sứ mệnh là tra xét hư thật bên phía Quách Dược Sư, thăm dò mục đích thật sự người Nữ Chân.
Triệu Cấu mặc dù không nguyện ý lắm nhưng Hoàng đế Huy Tông là hạ chỉ thì không thể từ chối.
Ngày mùng 3 tháng 9, Triệu Cấu dẫn sứ đoàn rời Đông Kinh.