Khoái Hoạt Lâm ở bên sông Kim Thủy, phía bắc ngoại thành phủ Khai Phong dưới cầu Sương Hoành.
Nói chính xác thì Khoái Hoạt Lâm là một Ngõa Tử chiếm diện tích rất lớn. Trong Ngõa tử màn trướng tửu tung bay, tửu quán san sát.
Đường đi lát đá vụn rộng có thể chứa năm người thành hàng, trải rộng hai bên sân khấu.
Sân khấu này phần lớn là cửa tửu lầu tửu quán, ước chừng cao 2~3m, chủ yếu tập trung các bang nhóm biểu diễn xiếc lưu động tại đây để thu hút khách nghỉ chân. Dưới võ đài, còn có rất nhiều tiểu thương, mỗi khi đêm đến là bày sạp bán, tiếng rao không ngừng, hình thành một tuyến phong cảnh đặc biệt vô cùng tại phủ Khai Phong, càng khiến cho Khoái Hoạt Lâm vào đêm vô cùng náo nhiệt.
Đoàn người Ngọc Doãn đi vào Khoát Hoạt Lâm, thấy đám đông đang sôi động mãnh liệt.
Trần Đông cười nói:
- Tiểu Ất, hôm nay ngươi và Lã Chi Sĩ giao đấu chắc chắn thu hút không ít người đâu.
- Thật sao?
Ngọc Doãn hơi cau mày dừng chân quan sát.
Chỉ thấy cuối Khoái Hoạt Lâm bên sông Kim Thủy có một đài cao cực kỳ rộng. Cao chừng 6m, rộng 6m2, dùng thân gỗ dầy 20, 30cm làm sàn nhà, được chống ở dưới hơn mấy chục cây cột gỗ lớn san sát, chống đỡ đài cao này. Đây là Hiến đài nổi danh ở Khoái Hoạt Lâm, có thể được xem như là nơi có kiến trúc đặc biệt.
Một lát nữa Ngọc Doãn sẽ so sánh cao thấp với Lã Chi Sĩ trên Hiến đài này.
Bên trong tửu lâu hai sườn Hiến đài đã kín người hết chỗ.
Dưới đài cao càng có vô số người vây quanh chờ đợi khai chiến.
Từng chiếc từng chiếc thuyền hoa du thuyền trên sông Kim Thủy lái tới, đến bên Hiến đài thì thuyền ngừng, rồi sau đó từ trên thuyền đi xuống một đám nam nữ quần áo hoa mỹ.
- Thật khí thế.
Dương Tái Hưng không kìm nổi tán thưởng một tiếng khiến mọi người xung quanh đều gật đầu.
Nhìn canh giờ hẵng còn sớm!
Lý Dật Phong nói:
- Không bằng tìm một chỗ nghỉ ngơi trước được không?
- Không cần chuẩn bị sao?
- Yên tâm, Hiến đài thuộc cửa hàng Lý gia Khoái Hoạt Lâm, là công chính nổi danh, tuyệt đối sẽ không âm thầm làm trò gì đâu.
Hơn nữa còn có tư phác và nữ triển làm nóng võ đài, Tiểu Ất muốn lên đài ít nhất còn phải chờ một canh giờ nữa…
Nữ thi triển đấu vật, ý tứ mang theo chút nghĩa xấu.
Thời kì Bắc Tống, đô vật là một hoạt động cực kỳ lưu hành, bất luận giàu nghèo thế nào cũng đều có thể tham dự.
Mà ngay cả một Hoàng đế phong lưu như Tống Huy Tông cũng cực kỳ si mê đô vật. Nghe nói, ở bên trong Ngũ Long tự của đại nội hoàng cung hường có Nội Đẳng Tử huấn luyện, Hoàng đế Huy Tông cũng thường xuyên sẽ mang theo Tần phi đến xem, thỉnh thoảng còn lên võ đài đấu vật một trận.
Trong Thủy Hử truyện, Cao Cầu không học vấn không nghề nghiệp kia cũng từng luyện đô vật.
Chứng tỏ đô vật rất phổ biến thời kỳ Bắc Tống.
Nhưng đúng là quá phổ biến mà sản sinh ra đủ loại hoạt động đi theo nó. Ví dụ như nữ thi triển đấu vật chủ yếu là làm sân khấu náo nhiệt, lúc ban đầu có ý nghĩa rất đơn thuần, càng về sau thay đổi trở thành gần như khỏa thân, hấp dẫn vô số người, được gọi là “'Phụ nữ khỏa thân diễn'. Thời Triết Tông, cũng có nữ tử ở trên quảng trường Tuyên Đức Môn lớn nhất tại Đông Kinh đã biểu diễn cho Hoàng đế và dân chúng xem, lúc ấy hạng vạn người đến xem, vô cùng náo nhiệt.
Vì thế, Tư Mã Quang từng sáng tác ra một bài ăn 《 luận thượng nguyên lệnh phụ nhân tương phác trạng”, cho rằng nên ngăn chặn hoạt động này, cũng đạt hiệu quả khá mạnh.
Đấu vật vẫn tồn tại như trước, nhưng đã thu hẹp nhiều hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn được các nữ tử thi triển đấu vật trước khi nam giới đấu vật, mục đích để khai mạc trận đấu, thu hút sự chú ý của mọi người.
Tóm lại, một trận đô vật có rất nhiều trình tự.
Đợi cho đến khi màn chính bắt đầu thì cũng đã đến giờ Tuất rồi. Ngọc Doãn ngẫm nghĩ một chút, nói với Lý Dật Phong:
- Đại Lang, các ngươi đi tìm nơi nghỉ tạm trước đi, ta muốn cùng Cửu Nhi tỷ đi vào trong Ngõa Tử một chút, cũng là để thư giãn.
Dứt lời, Ngọc Doãn nhìn Chu Yến Nô.
Yến Nô đỏ mặt lên, vội vàng gật đầu, lộ ra vẻ chờ đợi.
Rất lâu rồi nàng chưa từng được ở riêng bên Tiểu Ất ca, trong thâm tâm Yến Nô đầy mong chờ nhưng lại không thể nói ra. Hiện giờ Ngọc Doãn chủ động đề xuất, Yến Nô đương nhiên vui vẻ. Huống chi, Yến Nô mới chỉ mười sáu, nói cho cùng vẫn là cô gái trẻ, vẫn yêu thích náo nhiệt. Nhưng bởi vì đủ loại nguyên nhân mà ngày ngày bận rộn vì kế sinh nhai...
Lý Dật Phong và Trần Đông liếc nhau, gật gật đầu.
- Vậy cũng được, chúng ta đến cửa hàng Lý gia, nhưng trước giờ Tuất phải quay lại đấy.
- Ta biết rồi!
Lập tức, đoàn người liền chia nhau ra ở Ngõa Tử Khoái Hoạt Lâm.
Ngọc Doãn vươn tay, nhẹ nhàng cầm bàn tay thon dài mềm mại của Yến Nô.
Cả người Yến Nô khẽ run lên, bản năng muốn tránh né nhưng cuối cùng lại không phản kháng, mặc cho Ngọc Doãn nắm tay nàng.
Năm mươi ngày, gần hai tháng, cùng vinh nhục, tình cảm của Ngọc Doãn và Yến Nô càng lúc càng mãnh liệt.
Hai người tay nắm tay đi dọc theo phố dài, thỉnh thoảng nghỉ chân dưới võ đài nhìn nghệ nhân biểu diễn, Yến Nô thỉnh thoảng bật cười, thánh thót như chuông bạc.
- Tiểu Ất ca xem múa rối kìa.
Đi ra một chút, Yến Nô đột nhiên gọi Ngọc Doãn.
Cách đó không xa là một hồ nước rộng.
Theo tiếng Kê Cầm du dương, một con rối gỗ mập mạp mình trần chậm rãi đi ra theo dòng nước, lộ ra cái bụng giống như Phật Di Lặc, mặt cười tươi rói đốt chuỗi pháo. Trong phút chốc tiếng pháo nổ vang làm bọt nước bắn tung tóe.
Bọt nước lạnh bắn vào Yến Nô làm nàng bật cười.
Dáng vẻ ngây thơ kia thật đúng là một cô bé chưa lớn, mà thật ra, chẳng phải nàng vẫn chưa thật sự trưởng thành đó sao?
Ở hậu thế, tuổi như nàng hẳn là được bao nhiêu yêu chiều, vui vẻ không phải lo nghĩ.
Nhưng mà nay cũng vì gả cho người ta mà phải gánh vác cuộc sống. Trong lòng Ngọc Doãn lập tức dâng lên một cảm giác thương yêu, liền duỗi tay lau giọt nước đọng trên mặt Yến Nô. Yến Nô ngẩn ra, mặt chợt đỏ bừng lên nhưng không phản kháng, chỉ nhìn Ngọc Doãn đầy dịu dàng. Khoảng cách hai người bất giác càng thân thiết hơn.
Một chàng trai trèo lên một cây đại thụ rất cao, đốt pháo bông, nổ bùng sáng rực.
Đây là hình thức mở màn của múa rối, ý là đuổi quỷ dọn bãi.
- Tiểu Ất ca, đẹp quá!
Nhìn pháo bông đẹp đẽ, Yến Nô bật thốt lên.
Ngọc Doãn cười cười cũng lớn tiếng trầm trồ khen ngợi!
Bỗng nhiên, đại kỳ phấp phới, một con kim long hiện ra ở dưới nước, đứng lên múa xoay trong làn khói sương trắng mù mịt; hai đầu sư tử tranh đoạt tú cầu theo nhịp chiêng trống; bạch hạc mở rộng hai cánh, vượt qua đầu rùa lao tới phía trước.
Vì thế một trận đại chiến hạc rùa đã mở màn.
Hai hình ảnh sáng bóng, đen trắng rõ ràng phản chiếu trên mặt nước.
Yến Nô vỗ tay đến hai bàn tay đỏ bừng, Ngọc Doãn đứng bên cạnh cũng khen liên tục. Hắn được xem rất nhiều lần múa rối, tạp kỹ đời sau nhưng sao có thế phấn khích bằng hình ảnh trước mắt chứ? Tài nghệ truyền thống không phải là không đẹp, chỉ tiếc hậu nhân không chịu kế thừa và khai quật mà thôi. Cảnh diễn trước mắt là màn múa rối vô cùng nổi tiếng ở Đông Kinh có tên là “Long Quy sư hạc hiển linh”. Trong bút ký người Tống lưu truyền lại cũng từng nhiều lần đề cập đến.
Long Quy Sư Hạc hiển linh kết thúc thì đến “Người” diễn.
Từng màn diễn vô cùng phấn khích khiến Yến Nô khen ngợi không ngừng, xem như say như dại.
Khi buổi diễn kết thúc, tám nghệ nhân nam nữ trầm dưới nước đến ngực từ trong màn trúc đi ra, cầm chậu đồng trong tay xin tiền thưởng. Các khán giả trầm trồ khen ngợi đặt từng đồng tiền vào trong chậu đồng. Yến Nô cũng hưng phấn, kích động lấy nhiều tiền từ trong túi tiền trên người ném vào trong chậu đồng, nhưng sau đó nàng lại hối hận.
Người khác ném ra chỉ hơn mười văn tiền, nàng ném ra lại trên một trăm văn tiền.
Việc này nếu Tiểu Ất ca mà biết, thể nào cũng trách cứ cho mà xem?
A, Tiểu Ất ca đâu rồi?
Yến Nô đột nhiên phát hiện không biết Ngọc Doãn đã biến mất từ lúc nào rồi!
Nàng bất chấp tiếc số tiền kia vội vàng đi tìm kiếm khắp nơi.
- Tiểu Ất ca... Tiểu Ất ca!
Yến Nô đi vài bước, đã thấy ở trên một cái sạp tại hồ cách đó không xa, Ngọc Doãn đang ngồi xổm ở nơi đó, cúi đầu không biết nhìn cái gì.
- Tiểu Ất ca, sao lại ở đây?
Ngọc Doãn quay đầu lại cười với Yến Nô.
Rồi sau đó nói với người bán hàng rong:
- Ta muốn vật này, nói giá đi.
Lúc này Yến Nô mới để ý trên sạp bày một chiếc đàn cổ cực kỳ cũ nát, màu đen, nước sơn loang lổ. So với đàn cổ bình thường thì nó dài hơn một chút, rộng hơn một chút.
Người bán hàng rong cười nói:
- Đại quan nhân rất biết nhìn đồ, đàn này là vật tổ truyền của nhà ta, nếu không phải là cần tiền gấp, ta cũng không…
Ngọc Doãn không đợi người đó nói xong đã đứng lên đi luôn.
- Đại quan nhân chậm đã...
- Ta nói thật cho ngươi biết, ta mua đàn này là để dạy thê tử học đàn chứ không thật sự muốn dùng nó.
Đàn này vừa nhìn là biết đó là phế cầm, ngươi nôn nóng như thế, muốn bắt chẹt ta sao? Nếu như ngươi thật lòng muốn bán thì ra giá thật đi, nếu được thì ta mua.
Trên mặt người bán hàng rong lộ vẻ hổ thẹn.
Yến Nô đi đến bên cạnh Ngọc Doãn tò mò đánh giá phế cầm này, lộ vẻ nghi hoặc.
- Tiểu Ất ca, mua phế cầm này làm gì?
- Chẳng phải muội nói muốn học cầm sao? Nếu mua đàn quý, ta khó mà mua nổi. Ta thấy cây cầm này vẫn còn dùng được, mua về tốn mấy xâu tiền sữa chữa, sơn lại một chút thì có thể sử dụng được. Còn hơn là mua cầm trong Cầm Xã Hòa Nhuận, hơn trăm quan một cầm, không thích hợp.
Người bán hàng rong đứng bên lén quan sát phát hiện Yến Nô tỏ vẻ khinh thường.
Lập tức con ngươi đảo một vòng, nói:
- Nếu Đại quan nhân muốn, vậy thì ta không dài dòng nữa, năm mươi quan, ngươi thấy sao?
- Ngươi cho ta là tên ngốc sao?
Ngọc Doãn nghe vậy giận tím mặt, kéo Yến Nô bước đi.
- Đại quan nhân dừng bước, đại quan nhân dừng bước!
Thấy Ngọc Doãn định đi, người bán hàng rong lập tức nóng nảy, vội bước tới ngăn Ngọc Doãn lại.
- Đại quan nhân làm gì nôn nóng như vậy, chuyện gì cũng từ từ... Nếu đại quan nhân cảm thấy đắt, không ngại ra giá xem nào?
- Năm quan thì mua!
Người bán hàng rong nóng nảy:
- Đại quan nhân nói giỡn, năm quan sao được.
Đàn này mặc dù bị hỏng một chút nhưng vẫn còn tốt, năm quan sao bán được?
Ngọc Doãn lập tức cười lạnh, hạ giọng nói:
- Ngươi cho ta là thằng ngốc sao? Đây rõ ràng là một phế cầm... Ngươi xem đàn thân dài hơn rộng hơn, rõ ràng là cầm được chế tác hỏng, nhưng ngươi lại mang đi bán! Nếu không phải vợ ta muốn học cầm, ta cũng chẳng muốn mua đâu.
- Việc này…
Người bán hàng rong lộ vẻ ngượng ngùng.
- Năm quan cũng quá ít, ba mươi quan, ngươi thấy thế nào?
- Tám quan!
- Hai mươi lăm quan!
- Tám quan!
- Hai mươi quan!
Hai người cò kè mặc cả hồi lâu, người bán hàng rong kia thấy thật sự không lừa được Ngọc Doãn, cười khổ nói:
- Đại quan nhân, như này đi, đàn này ta ta mua mười quan, cũng không kiếm được tiền từ đại quan nhân, vậy giờ ta bán mười quan cho ngươi, ít nhất cũng phải để tiểu nhân không lời không lỗ, đúng không?
- Mười quan sao?
Ngọc Doãn sau khi suy nghĩ thật lâu sau, làm ra vẻ làm khó nói:
- Vậy cũng được, thấy ngươi không dễ dàng, mười quan thì mười quan.
Tuy nhiên, ngươi phải thêm cho ta một cái túi đựng cầm…cái này đi.
Ngọc Doãn nói xong, cầm lấy một bộ túi đựng cầm da thuộc màu đen.
Người bán hàng rong thấy thế, đành phải đáp ứng, bộ dạng khổ sở, nhận bạc của Ngọc Doãn.