Ngày 11 tháng 7 năm 1988, một tin tức truyền khắp cả nước về quyết định tiến hành cải cách đối với chế độ tiền lương của công nhân viên chức và giá cả hàng hóa hiện tại, tổng phương hướng cải cách là: dùng thời gian năm năm, giá cả của hầu hết các mặt hàng đều sẽ được cải cách, trừ đi một số ít những hàng hóa và giá cả lao động do nhà nước quản lí ra, do thị trường tiến hành điều chỉnh; đồng thời, tiền lương công nhân viên chức các ngành, các nghề đều được tăng lên, gia tăng trợ cấp thích hợp, đảm bảo đời sống thực tế của đại đa số công nhân viên chức không bị giảm sút! Nguyên bản là kế sách sửa đổi cả về giá hàng hóa và tiền lương. Nhưng mọi người dường như chỉ nhìn thấy vế trước, và coi “năm năm” như đã ở ngay trước mắt.
-Hàng hóa tăng giá rồi! mấy ông bà có biết không, khoảng tháng ba tháng tư, thành phố Hỗ đã từng buông lỏng một bộ phận giá cả hàng hóa, dường như chính sách vừa đưa ra, hàng hóa bên đó lập tức tăng lên từ 20 đến 40%! 20 đến 40% cơ đấy!
Người có tin tức nhạy bén kia nói.
-Không thể nhiều như vậy được? Nếu tăng lên như vậy, người dân căn bản là không thể chống đỡ nổi?
Cũng có người nói trong sự bản tín bán nghi,
-Đất nước này là đất nước của dân, chính phủ là chính phủ của dân, họ cũng phải suy xét đến việc dân chúng có chống đỡ nổi không chứ?
-Ông không tin? Vậy được, giá cả hàng hóa của thành phố Hỗ chúng ta cứ cho là nghe nhầm đồn bậy đi, không tin vào nó nữa, dù gì thì nơi đó cũng cách chúng ta đến hơn nghìn dặm, vậy tôi hỏi ông, mấy thứ thuốc lá, rượu như Mao Đài, Trung Hoa, có giá mà không có hàng, chúng ta căn bản là không mua nổi, bây giờ thì có giá có hàng rồi đấy, ông biết là bao nhiêu tiền không? Tăng giá chóng mặt luôn! Ông không tin có thể đến công ty rượu thuốc của huyện mà xem, mà nghe ngóng thăm dò có phải như vậy không!
-Thế nên mới nói tiền trong tay chúng ta biến thành lông hết rồi!
Mấy người còn gửi tiết kiệm trong ngân hàng làm cái gì, chẳng thà mua ít đồ để bảo đảm giá trị còn hơn.
Những lời bàn tán như thế này cứ lặp đi lặp lại ở mỗi ngóc ngách trong vùng đất Hoa Hạ và truyền đi với tốc độ kinh người.
Vậy là chỉ trong vòng mấy ngày ngắn ngủi thôi, cả nước đã hình thành nên phong trào tranh cướp mua hàng, diễn ra với tốc độ nhanh như sét đánh không kịp bịt tai, rầm rộ bùng lên. Tỉnh Tần Tây cũng không đứng ngoài cuộc, các huyện Phụng Nguyên, Duy Nam, Bình Xuyên, Hoàng Xuyên đều bị cuốn vào hết.
Đối mặt với cơn lốc tranh cướp mua hàng mạnh như thủy triều, hệ thống thương mại ở huyện thị và các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ khắp nơi căn bản là không kịp chuẩn bị đủ tinh thần, chút hàng dự trữ ít ỏi bèn giống như con thuyền độc mộc giữa cơn sóng thần, lộ ra một ít đầu bèn bị nhấn chìm trong biển người chen lấn mua sắm mãnh liệt. Hệ thống thương mại ở huyện thị và những cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ kia sau khi kịp tỉnh táo lại bèn nhớn nhác đi tìm nguồn hàng, nhưng họ hoảng sợ phát hiện ra, không ngờ nơi này đã bị cơn sóng thần mua sắm như che phủ trời đất kia cuốn vào sâu trong từng ngóc ngách, bất kể là Phụng Nguyên, Duy Nam, Hoàng Xuyên, thậm chí còn xa hơn như Hàm Trung. Không nơi nào may mắn trốn thoát.
Toàn bộ hệ thống thương mại ở khắp mọi nơi, khi bị phong trào tranh mua bất thình lình ập đến cũng đều gặp phải vấn đề tương tự nhau: không đủ hàng dự trữ! Kho hàng lẽ ra có thể duy trì trong một tuần hoặc thậm chí là nửa tháng trở nên trống rỗng chỉ trong vòng một hai ngày, đến chuột mà vô tình chạy vào cũng chỉ biết khóc lóc mà chạy ra thôi. Điều càng làm những người này không kịp trở tay đó là người dân tranh nhau mua đến mụ mị đầu óc, thời gian đầu thì họ còn suy xét đến thiết bị điện và đồ gia dụng, như dầu muối tương dấm, gạo mì, sau đó thì không biết là đồ mình mua có sử dụng được không, chỉ cần trong chợ còn cái gì họ bèn lấy cái đấy.
Như hiện tượng mấy cụ già thì đẩy hàng chồng băng vệ sinh, đồ dùng phụ nữ cao như núi ra quầy tính tiền đã trở thành khung cảnh quá đỗi bình thường. Cho dù trong nhà họ có ba bốn vị độ tuổi con gái thì số hàng đó cũng đủ cho họ dùng hơn mười năm. Có người thì mua một đống những nồi niêu xoong chảo, với số lượng đủ để cho sáu nhà mỗi nhà ba người sử dụng
Tốc độ mua hàng càn quét như quỷ thế này, làm những người của hệ thống thương mại vừa thấy vui mừng vừa thấy trong lòng bất an.
Chỉ sau hai ngày ngắn ngủi, trên đất Tần Tây, dường như đến 70, 80% các cửa hàng không thể không đóng cửa nghỉ ngơi, nhìn kho hàng và những giá hàng trống hoác mà lực bất tòng tâm. Không có hàng mà cầm tiền trong tay cũng không thể mua được hàng từ các xí nghiệp sản xuất. Lúc này những xưởng sản xuất hàng hóa đã trở thành những đại gia, số hàng tồn vốn bị xếp đống trong kho kia, cũng bị những nhân viên mua hàng đến từ khắp nơi quét dọn sạch sẽ. Nhưng dù có vậy đi nữa thì cũng không thể đáp ứng nổi sức mua sắm điên cuồng của người dân.
Vậy là rất nhiều thương gia thuận thế bèn tăng giá lên, hành động này làm người dân càng chắc chắn vào giả thuyết hàng hóa sẽ tăng giá của mình, vậy là phong trào càng diễn ra mãnh liệt, người dân không chỉ dùng tiền của mình đi mua đồ, thậm chí bắt đầu dùng đến tiền tiết kiệm trong ngân hàng để giải quyết áp lực mua sắm. Phương Minh Viễn sau khi chắc chắn được mấy nguồn tin kia, đã kịp thời gom hàng từ khắp nơi về tích trữ trong những kho hàng đi thuê của huyện Bình Xuyên. Vì thế lúc này nguồn hàng vẫn tương đối là đầy đủ.
Mỗi ngày chỉ cần mở cửa ra thôi dường như có đến hàng ngàn khách hàng chen chúc như ong, những người này giống như sói dữ nhìn thấy thịt tươi vậy. Thấy cái gì cầm cái đấy, đồ nào đắt là lấy, siêu thị Carrefour từ khi khai trương đến giờ, tuy có khu bán đồ điện máy riêng, nhưng gần một tháng chỉ bán được hơn 170 chiếc, ở huyện Bình Xuyên này thế đã coi như vô cùng khá khẩm rồi, thành tích đủ để làm những người cùng ngành phải lác mắt. Nhưng thành tích đó đã bị đánh sập chỉ trong hai ngày. Mọi người phong cuồng dọn dẹp sạch sẽ đến từng đồ điện một, có thể nói là bày ra bao nhiêu bèn bị mua sạch bấy nhiêu!
-Lập tức đến nhà kho lấy hàng! Bất kể thế nào thì giá hàng của chúng ta cũng không thể để bị bán hết hàng!
Đây là câu mà Tôn Chiếu Luân nói nhiều nhất trong hai ngày hôm nay. Cả chợ dừng như cáo thị khẩn cấp, toàn bộ hàng hóa, từ những thứ to như ti vi, quạt điện, tủ lạnh, đến những đồ nhỏ như diêm, giấy vệ sinh, như thể không có những thứ này khách hàng sẽ không mua hàng. Những nhân viên coi kho đã làm việc liên tục không ngừng nghỉ trong hai ngày nay! Hàng hóa vừa lôi từ trong kho ra kia thường chưa kịp cho lên giá hàng đã bị người mua hàng chặn đầu lôi xuống đóng bao mua đứt.
Thế nên siêu thị Carrefour từ ngày thứ hai trở đi không thể không nghỉ một tiếng buổi trưa, để bảo đảm có thời gian đưa hàng lên những chiếc giá trống không. Nhưng dù có như vậy thì chỉ cần vừa mở cửa thôi, cảnh tượng tranh nhau vào mua hàng lại tiếp tục diễn ra. Không đến một hai tiếng, những giá hàng lại biến thành trống rỗng.
-Quả thực là quá điên cuồng!
Tôn Chiêu Luân nhìn siêu thị dần đóng cửa lại dưới sự giúp đỡ của cảnh sát, vuốt mồ hôi trên mặt, nghĩ lại còn rùng mình. Làm việc trong hệ thống thương mại ở Hồng Kông đã nhiều năm rồi mà đây là lần đẩu anh ta gặp phải cảnh tượng phong cuồng như thế này. Tuy nói ở Hồng Kông, cũng có siêu thị hoặc khu chợ giảm giá tiêu thụ của một loại sản phẩm nào đấy, sẽ hấp dẫn rất nhiều người tới mua, nhưng giống như thế này, toàn bộ hàng hóa đều bị tranh nhau mua một cách điên cuồng, thì đúng là lần đầu. Anh ta phục sát đất tài nhìn xa trông rộng của Phương Minh Viễn, chả trách trước khi chính phủ chính thức quyết định buôn bán đối ngoại, ông chủ nhỏ này liền điều động tất cả vốn có thể điều động ra mua tất cả các loại hàng hóa. Mấy ngày trước, đến cả vốn lưu động của tiệm cơm họ Phương cũng đều bị điều động qua hết. Thu mua lượng lớn hàng hóa trước khi phong trào tranh cướp mua hàng diễn ra, hiện giờ nguồn hàng của siêu thị Carrefour không còn là vấn đề nữa, mà vấn đề là tất cả nhân viên của cửa hàng làm việc liên tục cũng không thể đáp ứng được nhu cầu mua hàng của người dân Bình Xuyên.
Lưng áo Phương Bân lúc này đã đầm đìa mồ hôi, gật đầu đồng cảm:
-Tôi lớn ngần này rồi, đúng là lần đầu thấy cảnh mua hàng điên cuồng như thế này. Ha ha, lão Tôn, lúc nãy ông không thấy chứ, khu đồ điện máy nhà mình vừa mở cửa chưa đến năm phút, toàn bộ hàng bày trên giá lập tức đã được bán hết, những người này đến giá cũng không thèm hỏi, lên cướp lấy một cái máy bèn chạy đi tính tiền, nếu ở đây mà không có bảo vệ và cảnh sát chúng ta duy trì trật tự chắc nghĩ y là cướp mất.
Tôn Chiếu Luân cũng không khỏi phấn khởi, hai người quay về phòng làm việc, lúc đặt người xuống sô pha toàn thân như trút được gánh nặng, khắp người không có chỗ nào không đau nhức. Tôn Chiếu Luân nhìn đồng hồ, kim đồng hồ vừa hay chỉ đến bốn giờ hai mươi phút bèn không khỏi méo miệng, theo đúng thời gian kinh doanh thì phải tới tận chín giờ tối, cách thời gian tan tầm còn những hơn bốn tiếng, mới nghĩ thôi mà đã thấy đau khổ rồi. Hiện giờ mới được nửa ngày thôi mà anh ta đã muốn mệt lử rồi. Tuy nói không cần anh ta phải tự mình đi duy trì trật tự, anh ta không phải tự mình tổ chức đưa hàng lên giá, cũng không phải tự mình đi thu tiền. Nhưng áp lực tinh thần lớn này làm anh ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Lưu lượng người lớn như vậy, một khi có tình huống phát sinh có thể mang đến những hậu quả khủng khiếp, những việc như vậy ở Hồng Kông không phải chưa từng xảy ra, vì thế dây thần kinh an toàn trong đầu anh ta luôn trong trạng thái căng cứng, thời gian dài như vậy sao có thể không mệt mỏi chứ?
-Cứ như thế này thì không ổn, đến lúc hàng chưa bán hết thì người của chúng ta đã gục trước rồi!
Phương Bân châm một điếu thuốc, rồi đưa cho Tôn Chiếu Luân một điếu, trầm giọng nói. Vừa nãy anh đã trông thấy có mấy nhân viên lúc đưa hàng lên giá, chân tay trông mềm nhũn. Còn những nhân viên thu tiền thì đếm tiền đã hoa cả mắt lên.
-Ừ, về điểm này cậu Phương sớm đã bàn qua với tôi, cậu ấy đang thương lượng với lãnh đạo trung tâm thương mại của huyện, điều một số nhân viên bán hàng tạm thời đến đây hỗ trợ chúng ta để giảm bớt áp lực, chỉ là không biết hiện giờ thương lượng ra sao rồi. Nếu như được thì cậu ấy định sẽ làm việc liên tục bảy mươi hai giờ!