Tuyết lớn đã rơi mấy ngày, từng giọt nước mưa ngoài hành lang rơi xuống tạo thành nhũ băng, bọn nha hoàn đứng hầu hạ ngoài cửa thỉnh thoảng đưa tay đến bên môi hà hơi vài cái.
Một tiểu cô nương mặc áo xanh ngọc thêu hoa vội vã trở về, ở hành lang gỗ vòng quanh vang lên tiếng bước chân lộp cộp.
Bọn nha đầu giữ cửa vừa thấy nàng thì nhanh chóng bưng nước trà nóng hổi ra, tay thiếu nữ đang cầm tách trà nóng, đang muốn mở miệng nói, một nha đầu thanh tú trong phòng vội đi ra, khi nhìn đến thiếu nữ mới từ bên ngoài trở về thì ánh mắt sáng lên nói: “Bích Lam tỷ tỷ, đại nương tử[1] hỏi tỷ đó.”
[1] Nương tử: Ở trước thời Tống, “Nương tử” để chỉ những thiếu nữ chưa lập gia đình. Đặc biệt ở hai triều Đường, Tống, nam và nữ chào hỏi, bất kể có quen biết hay không đều có thể gọi là “Nương tử”, còn nhỏ thì gọi là “Tiểu nương tử“.
Trong phòng ấm áp, mảnh tuyết trên vai bây giờ chợt tan ra, so với lúc nãy lạnh hơn nhiều. Trong phòng đốt huân hương nhàn nhạt, xuyên qua tấm bình phong sơn thủy có thể thấy ẩn hiện bóng người, dù nhìn không rõ ràng nhưng điệu bộ đang ngồi của Phó Minh Hoa vẫn rất đoan trang tao nhã.
Trong phòng rộng rãi, ngoại trừ chính giữa bước vào chia thành từng gian, hai bên là nơi Phó Minh Hoa đánh đàn đọc sách hoặc tắm rửa. Lúc thấy Bích Lam đi vào, hai nha hoàn kéo rèm im lặng chào nàng một cái, trong phòng không ít người, nhưng lại có vẻ cực kỳ yên lặng. Ánh mắt Bích Lam cùng ánh mắt thiếu nữ ngồi trước bàn trang điểm chạm vào nhau, hai nha hoàn nhị đẳng đang cầm lược cùng đồ trang sức đứng ở hai bên, đại nha hoàn Bích La cầm lược thận trọng vừa chải vừa búi tóc cho Phó Minh Hoa.
Lúc này Phó Minh Hoa đã mặc xiêm y chỉnh tề, quần áo tơ tằm màu hồng cánh sen, có sợi tơ thắt qua trước ngực, làm cho dáng người thiếu nữ có vẻ cao ráo. Một chiếc áo khoác màu vàng khoác lên vai Phó Minh Hoa, mùa đông làm cho trang phục nặng nề, nhưng lại có chút cảm giác nhu thuận đoan trang.
Trước tiên Bích Lam lau tay sạch sẽ, mới thận trọng cầm áo khoác lông hạc trắng khoác lên, xem kiểu chải tóc mà giúp búi tóc, lấy dầu xoa trên tay cho nóng, nhẹ nhàng thoa lên mặt nàng.
Đêm qua ngủ không ngon, cảnh trong mơ suốt đêm liên tiếp xuất hiện, từ cảnh mẫu thân Tạ thị sinh nàng ra, một khắc cũng không ngừng lại, tính toán thời gian, hôm nay là chín năm. Nàng có thể từ trong mộng chứng kiến một “Phó Minh Hoa” khác đang sống.
Lúc nàng mở mắt ra, Bích La đưa tay đỡ nàng lên ghế, Bích Lam vừa tiến lên khoác giúp nàng áo khoác, vừa cột chặt sợi dây trên áo: “Đại nương tử, trong viện phu nhân có tin tức, nô tỳ nghe được là phía Giang Châu gửi thư.”
Bích Lam là đại nha đầu nhất đẳng bên người Phó Minh Hoa, thân phận không phải giống như nô tỳ, nhưng hôm nay lại một mực bị nàng phái đi ra ngoài, quả nhiên nghe được tin có ích. Phó Minh Hoa nghe xong mỉm cười, mấy ngày trước nàng đã cảm thấy không đúng, tự nhiên tổ mẫu lại vui vẻ với mẫu thân, hôm nay tìm hiểu lại ra chút manh mối, thì ra là cô mẫu Phó thị đã trở về.
Trường Nhạc Hầu phủ Phó gia vốn là cựu thần trước đây đi theo tiên đế tranh đấu giành thiên hạ, ngày trước chiến công chồng chất, cực kỳ được tiên đế tin tưởng, lúc lập quốc tiên đế sửa quốc hiệu là Tân Đường, đóng đô Lạc Dương, lúc luận công ban thưởng, Phó gia được phong thế tập[1] hầu vị.
[1] Thế tập: Cha truyền con nối
Ở trong kinh thành, người theo nguyên đế khai quốc lập được đại công phong tước không phải ít, nhưng được thế tập ngoài Trường Nhạc hầu phủ thì chỉ có được Định Quốc Công phủ Tiết gia mà thôi, bởi vậy ở Đại Đường này, Trường Nhạc hầu phủ cũng cực kỳ vinh quang. Tuy nói rằng hậu nhân của Trường Nhạc hầu không làm được tích sự gì, qua vài chục năm ngắn ngủi, danh tiếng Trường Nhạc hầu phủ trong kinh thành không lớn bằng lúc trước, nhưng dựa vào chức tước thế tập cũng đã khiến người ta nhìn bằng con mắt khác. Huống chi với địa vị của Trường Nhạc hầu phủ hôm nay, nếu con cháu không vô dụng, thì hoàng đế cũng sẽ không thả lỏng tâm tư.
Bây giờ Trường Nhạc hầu phu nhân là tổ mẫu Bạch thị của Phó Minh Hoa, vốn xuất thân là Kinh Xương Hầu phủ trong kinh, cũng là môn đăng hộ đối với Trường Nhạc hầu phủ, đều được khai quốc hoàng đế sắc phong, chính là thừa kế từ đời trước, so với Trường Nhạc hầu phủ mà nói thì thấp hơn một bậc. Bạch thị sinh ba trai một gái, con trai lớn Phó Kỳ Mạnh đã chết nhiều năm trước, bởi vậy hôm nay vị trí thế tử của Trường Nhạc hầu rơi trên người Phó Kỳ Huyền, là phụ thân của Phó Minh Hoa. Con trai thứ ba được phái đến Giang Nam làm thông xử, chỉ để lại một người vợ thay hắn kính hiếu, hầu hạ mẫu thân. Nữ nhi Phó thị thì gả vào Trịnh Nam Hầu phủ Đinh gia, mười ba năm trước cùng trượng phu đi Giang Châu nhậm chức, sau khi Bích Lam nghe ngóng được tin tức, trong lòng Phó Minh Hoa nhất thời hiểu rõ.
“Cô mẫu có nói khi nào trở về?” Phó Minh Hoa chỉnh sửa lại xiêm y, vừa nhận lấy lò sưởi tay đại nha đầu Bích Thanh đưa đến, cười hỏi.
Trong mắt Bích Lam lộ vẻ kính nể, cũng vội vã đến gần, bốn nhất đẳng đại nha đầu vây quanh Phó Minh Hoa, tám nhị đẳng nha đầu bung dù, ôm bếp lò. Để phòng ngừa lò sưởi tay trong tay Phó Minh Hoa hạ xuống nhiệt độ thấp thì lập tức thêm vào. Bích Lam khom người, theo sát bên cạnh Phó Minh Hoa. Chờ nàng dứt lời, liền nói: “Nghe nói sáng hôm nay hành lý đã chuyển đến.”
Tin tức vừa đến thì hành lý cũng vừa tới, bề ngoài xem như là Phó thị báo tin sẽ về nhà mẹ đẻ, nhưng thật ra là đã đi đến nửa đường, có thể lúc này đã gần vào kinh. Tức khắc trong lòng Phó Minh Hoa rõ ràng, cũng không lên tiếng nữa.
Sở dĩ cho Bích Lam hỏi thăm chuyện này là bởi vì trong mộng Phó thị trở về lúc này, chính bởi vì Phó thị trở về giống như quăng vào Phó gia viên đá nhỏ, từ đó cuộc đời Phó Minh Hoa thay đổi.
Mẫu thân của nàng xuất thân Tạ gia ở Giang Châu, nổi lên từ thời tiền triều, Tạ gia Giang Châu, Thôi gia Thanh Hà, Vương gia Liên Hải, Âm gia Hoài Nam là những gia tộc truyện thừa nhiều năm, có căn cơ sâu sắc ở nơi đó, dù là tiên vương bị tiêu diệt nhưng bốn gia tộc vẫn đứng vững không ngã. Lúc đó, bốn gia tộc làm thông gia qua lại, đồng khí liên chi, gần như có thể nói là thành một mạch. Dù là hôm nay vương triều Đại Đường xây dựng hơn ba mươi năm, tuy rằng nói mấy gia tộc đã quy thuận triều đình, nhưng xung quanh Giang Châu, bốn gia tộc này có danh vọng hơn hẳn triều đình.
Trong bốn gia tộc có cực ít nữ nhân gả ra ngoài, dù cho hoàng thất muốn cầu hôn, cũng phải định hôn sự từ sớm mới có thể như ý. Tạ thị vốn là thứ nữ của Tạ gia Giang Châu, năm đó người trong gia tộc có việc mà ngoại lệ gả bàcho Trường Nhạc hầu phủ, việc lúc đó còn khiến cho Tân Đường chấn động. Triều đại mới lập, đa số quyền quý đều là có công mà được ban thưởng, những nhà quyền quý mới như vậy, thật sự cần gia tộc ủng hộ mới không bị coi thường.
Cho nên lúc ban đầu con thứ Phó gia Phó Kỳ Huyền có thể lấy được Tạ thị, là cô nương con thế gia môn phiệt thật sự thì Lạc Dương vô cùng chấn động. Rất nhiều người không thể tin được, Tạ gia Giang Châu là thế gia thật sự truyền thừa mấy trăm năm, mà lại cam lòng gả nữ nhi đến Phó gia, một nhà giàu mới nổi như hầu phủ đây. Con thứ Phó gia Phó Kỳ Huyền cũng không phải là rồng trong biển người, trái lại là bên ngoài đẹp đẽ, bên trong thối nát, là phế vật ngu ngốc, bề ngoài tuy rằng tuấn mỹ tiêu sái, nhưng thật chất là vô dụng, tham hoa háo sắc không cần nói, thái độ làm người cũng không ra gì, bụng đầu cám bả không có kiến thức, nói hắn là kẻ ngốc thật đúng là khen hắn. Cả đời chỉ biết ngủ trên bụng nữ nhân, thật sự là kẻ bất tài, không nói đến chí lớn nhưng tài mọn, tính tình cũng hung bạo. Tạ thị ưu nhã cao quý, lại xuất thân thế gia, lúc hôn sự được định ra, ai cũng thấy Phó gia đã chiếm được món hời.
Đáng tiếc sau cưới Tạ thị không được sủng ái, sau một năm vào Phó gia chỉ sinh được nữ nhi, từ đó về sau bụng không có chút động tĩnh. Không con trai, không được sủng ái đối với nữ nhân thật sự mà nói là lo lắng không yên, nhưng Tạ thị xuất thân cao quý, tuy rằng Phó Kỳ Huyền không sủng ái bà, nhưng trên dưới Phó gia không ai dám làm khó, nếu không phải là sau khi Phó thị trở về lấy ra gia pháp ra nói, Tạ thị không thắt cổ tự sát, chắc hẳn “Phó Minh Hoa” khi còn sống cũng không có kết cục như vậy.