Anh vẫn trả lời với phong cách ưu việt ấy: “Bằng lái máy bay.”
Tôi có chút kinh ngạc và hơi ghen tị, tôi cười nói: “Được đấy nhỉ, lại còn chơi hệ máy bay?”
Nhưng anh ấy lại nói rất nghiêm túc: “Này, nói cho em biết, hôm nào đó em cũng thử xem, lái máy bay cảm giác còn tuyệt hơn cả lái ô tô.”
Tôi cũng cười và nói: “Đúng vậy, không phải chờ đèn đỏ mà. Anh quen đi xe quan có giấy thông hành ở quê rồi nên qua đây phải học lái máy bay sao?”
Vào cái đêm tôi ở lại nhà của Thiên Thiên, tôi nằm trên giường nhìn lên trần nhà, cảm thấy rất ghen tị. Tôi đúng là người dễ ganh tỵ. Khi một người chỉ hơn tôi một tuổi, lúc nhỏ từng chơi cùng nhau, bắt nạt nhau, cùng bị cha mẹ đem ra so sánh với nhau, chợt xuất hiện rực rỡ trước mặt tôi sau bao năm không gặp lại, không biết có mấy ai thực sự giống chuẩn mực như lời cổ nhân đã nói: “Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ.” (Quân tử nghèo thì chịu nghèo, tiểu nhân nghèo thì giở trò xấu xa). Hãy làm một quân tử. Ít nhất, theo phán đoán của Khổng Thánh Hiền, tôi chắc chắn là một kẻ tiểu nhân. Tôi nhìn trần nhà, trằn trọc trong cảm xúc tự ti và kiên cường mãi vẫn chưa thể ngủ. Tôi tự trách mình, tại sao cả đời này tôi luôn phải chạy theo mông người khác chỉ để chiêm ngưỡng ánh chiều tà? Ngay cả khi tôi không có xuất thân quyền quý như anh ấy, cũng không có nhiều mối quan hệ xã hội cầu được ước thấy như vậy, nhưng tại sao sự khác biệt lại lớn đến vậy?
Nhà Bungalow, xe xịn, vợ xinh, đi máy bay v/s thuê phòng gác xép, phương tiện đi lại hầu như dựa vào đôi chân, có bạn trai tầm thường không có ý chí, thấy người ta đi máy bay mà phát ghen.
Thật ra, vạch xuất phát của chúng tôi chỉ cách nhau có một năm. Tôi lại tức giận nghĩ, chết tiệt, nhưng mà từ nhỏ tôi đã chạy nhanh hơn anh ấy cơ mà?!
Ngày hôm sau, tôi hỏi kỹ về tuyến xe buýt và tự đi đến New York với balo đồ ăn khô và nước uống. Ngoài mặt tôi tỏ ra không muốn gây thêm phiền phức cho nhà anh ấy, tôi nghĩ lúc đó chắc hẳn tôi đã ôm đồm rất nhiều cảm xúc mà bản thân tôi cũng không muốn hiểu.
New York rất rộng lớn, cảm giác lớn hơn London rất nhiều, chỉ là thành phố tuy lớn nhưng rất khó bị lạc. Ngay cả khi không thể mò ra hướng đông-tây-nam-bắc, nhưng miễn vẫn biết đếm là được, những con số chính là tên đường, chắc đây là kiểu đặc trưng của Mỹ. Mặc dù đã bớt đi nguy cơ bị lạc đường, không hiểu vì sao tôi vẫn vô cùng hoảng loạn. Những tòa nhà chọc trời khổng lồ như che kín cả bầu trời, những con phố lúc nào cũng nhộn nhịp ngựa xe như nước tưởng như đến nửa đêm vẫn không chịu nghỉ ngơi. Tôi đi tàu điện ngầm, đi xe buýt, giọng Mỹ khiến năng lực nghe của tôi kém đi rất nhiều, cộng thêm sự khác biệt trong cách phát âm từ vựng và thành ngữ khiến người ở đây có thể dễ dàng nhận ra tôi là du khách từ phương xa.
“Cô đến từ Anh sao?” Quả thật như lời đồn, người Mỹ nhiệt tình và cởi mở hơn người Anh nhiều.
Tôi vẫn không khỏi khó xử khi đối mặt với câu hỏi đã nghe vô số lần này: “Tôi, tôi đến từ Trung Quốc.”
Tôi nghĩ, có lẽ đây là câu trả lời tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cảm giác có chút giống như khi còn ở Trung Quốc, ban đầu các đồng nghiệp ở Thượng Hải luôn hỏi tôi: “Cô là người ở đâu?” Tôi cũng do dự như vậy, nên trả lời là từ thành phố nơi tôi sinh ra và lớn lên, hay trả lời là nơi ghi trong sổ hộ khẩu mà tôi còn chưa từng đặt chân đến?
Rốt cuộc tôi đến từ đâu, thực sự không quan trọng, vấn đề là thế gưới này rộng lớn như vậy, còn tôi, sẽ đi đâu về đâu?
Tôi nhìn về phương xa, lòng trào dâng khi nhìn về bức tượng Nữ Thần Tự Do mà tôi đã thấy hàng nghìn lần trong những bộ phim truyền hình. Tôi nghĩ như đang lập ra một lời thề, Chúa ơi, hãy cho con một chút vinh hoa phú quý, nếu một ngày nào đó con có thể thành công hơn bố con, thì... thì.... phải tan cửa nát nhà như ông ấy sao?
Tôi ép mình buộc phải ngừng suy nghĩ lung tung, lời khẳng định mơ hồ thầm lặng khiến tôi cảm thấy hổ thẹn trong phút chốc. Sau đó, tôi lại tìm “lý do” cho những suy nghĩ xấu xa của mình, nhân chi sơ tính bản ác, cốt lỗi nằm ở giáo dục mai sau để ngăn chặn mầm mống tội lỗi này. Làm một người tốt, hay trở thành một người xấu, phụ thuộc vào loại hình giáo dục mà sau này sẽ được tiếp thu. Tôi cảm thấy phương pháp giáo dục mà tôi được nhận là đúng đắn, là tích cực, vì vậy, tôi lại hài lòng với bản thân một cách nực cười.
Hình như hai ngày sau đó là cuối tuần. Đương nhiên Thiên Thiên giỏi giang dị dường đi học cách lái máy bay. Lúc đó tôi cười cợt anh ấy: “Nếu chúng ta thực sự đánh nhau với đế quốc Mỹ, anh sẽ được dự bị trong đợt 11/9.” Thiên Thiên cười đắc ý đáp lại: “Đúng vậy, em nghĩ chúng ta sẽ đâm ở đâu, Chrysler sao?” Tôi nói ngay mà không cần suy nghĩ: “Tượng Nữ thần Tự do!” Đúng vậy, là Nữ thần Tự do. Dù không thể mang theo nhiều đồ mai táng, nhưng nếu tượng Nữ thần Tự do sụp đổ, thì Mỹ có còn là Mỹ nữa không?
Tôi nhớ ngay sau sự kiện 11/9, tôi đã có một cuộc trò chuyện về chủ đề liên quan với một giáo viên tại Mỹ của trường đại học. Có lần tôi dí dỏm hỏi giáo viên người Mỹ ấy, giữa tượng Nữ thần Tự do và WTO, người Mỹ sẽ chọn cái nào? Khi đó, ông ấy trả lời theo quan điểm nhân đạo: nếu số người ở WTO nhiều hơn so với Nữ thần Tự do, thì việc đó là cứu người. Nhưng nếu số lượng người như nhau thì sao? Ông ấy không trả lời thẳng vào vấn đề, và nói rằng không dám tưởng tượng, nhưng ông ấy cho rằng, trong trái tim con người, tinh thần và đức tin luôn luôn quan trọng hơn rất nhiều thứ.
Tinh thần và Đức tin v/s Vật chất.
Trong triết học Mác có nói, vật chất quyết định tinh thần, bắt buộc phải có cơm ăn áo mặc mới có thể hình thành được trái tim lương thiện. Tôi đã bị thuyết phục một cách kỳ quái bởi câu nói này vào những năm đó. Tôi không nghĩ rằng một người trong hoàn cảnh không cần lo bữa nay nghĩ bữa mai mà lại phải chịu rằng buộc về mặt tinh thần. Điều đó thực sự nhảm nhí, sinh tồn luôn là yếu tố tiên quyết. Vì vậy, tôi luôn thấy mâu thuẫn với với câu nói của Khổng Tử như đã nhắc đến ở trên: “Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ.” Tôi nghĩ ông ấy nói thì hay, nhưng thực ra chỉ là ăn no rửng mỡ điển hình của nhân loại.
Bởi vì thực ra chính ông ấy cũng đã nói một câu mà có thể dùng để phản bác lại câu nói ấy: “Nghèo mà không oán, khó; giàu mà không kiêu, dễ.”
Vì vậy, ông ấy sau đó lại khởi xướng lý tưởng: cảnh giới cao nhất của làm người là: “Nghèo mà sung sướng, giàu mà lễ độ.” Trình độ tinh thần này tất nhiên cao hơn nhiều so với cậu học trò Tử Cống của ông: “Nghèo mà không siểm nịnh, giàu mà không kiêu ngạo.” Tôi rất nghèo, but tôi không những không nịnh hót, mà còn nghèo một cách rất vui vẻ. (Nghèo vui sao? Hoá ra đây là một lời khen?)
Tuy nhiên, lúc đó tôi mặc nhiên cho rằng loại “quân tử” mà Khổng Tử nói thực chất là sản phẩm tinh thần mà ông ấy thêu dệt ra trong ý nghĩ của mình, ông tự thần thánh hoá cái “quân tử” đó, sau đó truyền bá cho công chúng, khiến công chúng lấy thần tượng này làm tấm gương sáng để noi theo, những kiểu người này không những có tấm lòng trung thành, thuận hiếu mạnh mẽ, mà quan trọng hơn là họ có thể sống thanh bần đạo hạnh.
Nếu một người có thể sống thanh bần đạo hạnh, vậy nhất định người đó không mong cầu điều gì (trừ việc xây dựng văn minh tinh thần), nếu trên thế giới này xuất hiện nhiều người không có dục vọng, chắn chắn họ có thể đạt được đến giai cấp thống trị mục đích, vì vậy, mãi sau này Khổng Tử và Mạnh Tử mới được giai cấp thống trị xem trọng và tôn thành vương đạo. Theo tôi, vương đạo chính là cách mà “vương” dùng để “trị” thiên hạ.
Vì vậy, trên thế giới này căn bản không tồn tại “quân tử” đích thực nào cả, cho dù những người mà chúng ta gọi là “quân tử” ngoài đời thật cũng không hơn gì một nhóm người ăn no rồi hướng đến “sự cai trị hoàn hảo của giới lãnh đạo cấp trên” mà tiến lên.
Vì vậy, với một tiêu chuẩn tư tưởng như vậy, tôi của lúc đó không còn quan tâm mình là “quân tử” hay “tiểu nhân” trong mắt người khác. Đặc biệt là kể từ khi lần này về Trung Quốc, tôi càng ngày càng lợi dụng những lý lẽ hoang đường này để biện minh cho mỗi lần lương tâm và hành vi của tôi mâu thuẫn đến mức không thể tháo gỡ. Tôi không muốn cả đời này bị người ta “làm vua”, tốt hơn hết là tôi có thể “làm vua” của người khác.
Khi chưa được thỏa mãn về vật chất, tôi có thể an yên làm kẻ tiểu thân một cách hợp tình hợp lý. Ngay cả khi đã được thoả mãn về vật chất, tôi không muốn trở thành một ví dụ hoàn hảo cho việc sb bị cai trị, nên ngay cả khi tôi không thể làm “vua”, tôi vẫn có thể tiếp tục làm kẻ tiểu nhân một cách đường đường chính chính.
Tuy nhiên, khi tôi nhìn tượng Nữ thần Tự do từ phía xa. Những suy nghĩ trên như có vẻ đã bị lung lay.
Tôi không biết là do vẻ ngoài của cô ấy quá mức thánh thiện, hay ý nghĩa sứ mệnh của cô ấy quá mức cao cả. Vì một lý do nào đó, tôi bắt đầu cảm thấy, khi thâm tâm của một người chỉ ngập tràn ý niệm về vật chất, dường như rất khó để buông lỏng và trở nên hạnh phúc. Có một câu nói khác của Khổng Tử như có vẻ là nói cho tôi: “Quân tử thư thái thản nhiên, tiểu nhân thấp thỏm sầu ưu.”
Tôi rất ghen tị với những người Mỹ này, không, nói chính xác hơn, tôi ghen tị với những người Mỹ có lý tưởng Nữ thần Tự do ẩn sâu trong trái tim họ.
Tôi cũng “lo bò trắng trăng” cho dân tộc của mình, đối thủ của chúng ta đúng là một dân tộc đề cao tinh thần này. Trong tay có dao, trong tim có dao, có phải rất giống Nhật Bản không? Trong tay không dao, trong tim không dao, có lẽ là chúng tôi. Còn Mỹ thì sao? Có phải họ đều không có dao trong tay và trong tim? Bao dung! Kẻ mạnh thực sự là sự bao dung tất thảy. Bao dung mọi bất hòa, bao dung mọi bất bình đẳng, bao dung mọi hận thù, sau đó, thiên hạ đồng lòng.
Tôi có thể làm được không?... dường như... không thể.
Xin lỗi... tôi không thể......
Thực sự xin lỗi. Tôi không thể.
Vì vậy, vẫn cứ nên đâm vào bức tượng ấy thì hơn.
Tôi ở lại nhà Thiên Thiên trong hai ngày và chuẩn bị đi đến bờ biển bên kia nước Mỹ. Đó là một thành phố mới đang phát triển mạnh về công nghiệp, nổi tiếng với máy bay và máy tính.
Cô Ninh và cậu con trai Thao Thao bằng tuổi tôi đang học trường y ở thành phố đó. Nghe nói đó là trường y tốt nhất ở Mỹ. Trường y tốt nhất ở Mỹ sao? Khiêm tốn rồi, phải là tốt nhất trên thế giới chứ. Cũng khó trách, người Mỹ luôn nghĩ họ chính là thế giới, trong nước tổ chức cuộc thi thể thao mà cũng có gan chơi lên tầm thế giới, giống như cách chúng ta tự gọi Trung Quốc vậy. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, đế quốc Mỹ có bản chất này là thật.
Vài giờ trước khi khởi hành, tôi mở hộp thư của tôi trên máy tính của Thiên Thiên. Trong hộp thư không còn nhiều dung lượng, và tôi sợ rằng đống thư rác sẽ chiếm đầy không gian.
Thế nhưng.
Tôi nhận được một bức thư rất, rất, rất dài.
Khi tôi nhìn tên người gửi, trong lòng trở nên ngọt ngào trong giây lát, sau đó là niềm hứng khởi của chiến thắng. Tôi mở thư ra, nhưng khi tôi nhìn cách hành văn, nó quen thuộc đến lạ thường. Đây không phải bức thư tôi gửi cho Ji Shang sao? Trái tim tôi chợt chùng xuống, có một loại cảm giác lo lắng và hoảng sợ ập đến, tôi cố gắng khống chế nhịp tim, xác nhận lại tên người gửi. Là anh ấy, là anh ấy. Tại sao? Tại sao?
Tôi run rẩy lướt đến cuối bức thư với hy vọng có thể tìm ra thứ gì đó để chứng minh rằng đây chỉ là một lỗi hiếm gặp của hệ thống.
Cuối bức thư, những dòng chữ dưới hàng gạch ngang đã làm tan nát tia hy vọng cuối cùng của tôi.
Lời nhắn của anh tuy ngắn gọn, nhưng suýt chút nữa đã khiến tôi mất kiểm soát: Em yêu, không ngờ em lại là người thâm độc như vậy. Anh thực sự không ngờ, thật đấy, anh rất thất vọng về em. Em quá nham hiểm.
Cuối thư, không có chữ ký của biệt danh ngọt ngào năm xưa, thay vào đó là một khoảng trắng khiến tôi bối rối.
Ngay lập tức não tôi trở nên trống rỗng, tôi không ngừng lặp đi lặp lại, lẩm nhẩm hai từ, thôi rồi, thôi rồi, thôi rồi, thôi rồi, thôi rồi, thôi rồi, thôi rồi, thôi rồi,....
Ngay cả một sinh vật đơn bào không biết chăm lo người khác như Thiên Thiên cũng nhìn ra sự khác thường của tôi. “Em không sao chứ? Hay là ốm à? Có đi được không? Hay là ở lại thêm vài ngày nhé?”
Tôi ngồi sau xe, trong lòng như muốn phát điên. Tôi phẫn nộ, hoang mang, buồn bã, tuyệt vọng... Sẽ tốt biết mấy nếu đây là một giấc mơ? Tại sao? Tại sao đây không phải là mơ? Thôi rồi!
“Không sao, em không sao, có lẽ do chênh lệch múi giờ, hôm qua em chơi hơi mệt.” Tôi còn có thể có lý do nào khác nữa không? Không phải là khó nói, mà là quá xấu hổ để nói ra.
Vừa đến sân bay là tôi đã muốn gọi cho anh. Tôi tìm thấy một chiếc điện thoại, nhìn qua, không biết dùng thế nào, cũng có thể do tôi không có kiên nhẫn đọc hết những dòng hướng dẫn sử dụng ghi trên đó. Tôi không ngừng đi lại trong phòng chờ, không có tâm trạng tham quan sân bay khét tiếng này. Tôi như một con ruồi mất đầu, điên cuồng lao vào xung quanh.
Tại sao máy bay lại bay lâu đến vậy? Tôi buồn nôn không thể chịu được. Tôi không cần uống nước, sau này các người tốt nhất nên đi ngang qua và đừng hỏi lại nữa, tôi rất ổn. Tôi nói tôi ổn, các người không hiểu sao?! Tôi ok! Hiểu chưa?!!!
Đến nay mọi chuyện đã trôi qua được 3 năm, nhưng sự đau lòng và buồn bã lúc đó dù hôm nay có nghĩ lại vẫn cảm nhận được rõ như mới vừa xảy ra. Mỗi năm vào thời điểm này, tôi đều có cảm giác hoang mang như một giấc mơ, tôi luôn tự hỏi mình, liệu tất cả mọi thứ có phải là một giấc mơ? Hay nó đã thực sự xảy ra? Tôi hay véo ngón áp út của bàn tay trái, sau đó đảm bảo rằng ở đó là một khoảng trống rỗng. Tôi hay mở phần sâu nhất của ngăn kéo, giống như lúc nãy, lôi túi văn phòng phẩm ra, mở khóa, bên trong là một tờ giấy vo viên được bọc trong chiếc khăn giấy trắng. Lật nó ra, ánh sáng lộng lẫy trên chiếc nhẫn vẫn rực rỡ như ngày hôm qua. Tôi lại lấy ra một tờ giấy từ trong ngăn kéo, cẩn thận và tỉ mỉ lau chùi mọi ngóc ngách cho đến khi không còn thấy dấu vân tay trên đó, đến khi không còn dấu vết cho thấy tôi đã từng sử dụng. Sau đó, tôi nhẹ nhàng dùng giấy đỡ lên, rồi lại lấy một mảnh giấy khác bọc chiếc nhẫn vào và đặt lại vị trí cũ.