CHƯƠNG 17 – Ô NHỤC SAO THÀNH TIẾNG.
Bị quẳng lên tháp như một miếng vải, Chu Kỳ chỉ thấy đầu óc quay cuồng, muốn bò dậy trốn chạy theo bản năng.
Hiên Viên Phù bước từng bước tới gần, vừa đi vừa trút trường bào trên thân.
Bóng gã đổ lên mặt tháp, bị ánh nến kéo dài thượt, âm u và lắt lay đến quỷ quái.
Chỉ còn lớp áo lót nhưng sát khí trên thân thể gã còn đậm hơn cả khi khoác chiến bào, gã nghiêng người thả lớp màn.
Cảnh vật đột nhiên tối sầm, Chu Kỳ cảm giác bản thân y như một loài chim bị nhốt trong ***g, như con mồi trong bãi săn bắn.
Hiên Viên Phù từ tốn quỳ gối trước người y, một bàn tay chống bên gáy y, trên cao nhìn xuống.
“Chu công tử có thể vờn Bản Vương quay như chong chóng, cũng xem như có trí tuệ phi phàm. Giờ Chu công tử không ngại đoán xem, tiếp sau đây Bản Vương muốn làm gì hay không?”
Chu Kỳ mãnh liệt ép cơn hoảng loạn sâu trong tim, âu lo trả lời: “Hạ quan cẩn thiết xin Vương gia không nên hành động thiếu suy nghĩ, mọi sự đều có ngoại lệ, việc lần này không như Vương gia nghĩ đâu.”
Hiên Viên Phù bật cười khúc khích, “Ngươi đang sợ hãi, ngươi xem, giọng ngươi run rẩy cả rồi kìa.”
Chu Kỳ bình tĩnh nhìn gã, nhẹ giọng: “Vương gia, đừng làm ra chuyện sỉ nhục người khác cũng là sỉ nhục chính mình.”
Hiên Viên Phù buồn cười nhìn y, “Sỉ nhục? Một thống soái âm hiểm giả dối còn suýt bị giết, nếu không làm gì mới khiến Bản vương hổ thẹn.”
Gã đột nhiên lôi áo Chu Kỳ, vì vết thương do kiếm mà bàn tay gã còn rỉ máu.
Chu Kỳ hít sâu, vươn tay muốn ngăn mà bị cánh tay còn lại của Hiên Viên Phù túm được.
Có chút trào phúng nháng lên trên khuôn mặt gã rồi lặn tăm trong chớp mắt, sau đó gã đột nhiên vận lực ấn ngã y lên tháp, mặt dán lên mặt y, “Xem ra Chu công tử của chúng ta vẫn chưa hiểu… Cần Bản Vương nói cho ngươi biết không?”
Chu Kỳ ý đồ vùng vẫy lại Hiên Viên Phù đè lên, gã dán vào bên tai y, giữa không gian mập mờ tăm tối chỉ nghe thấy chất giọng khản đặc của gã.
“Ngươi không thể rời khỏi Lũng Tây, dù có chết, thi thể cũng phải lưu lại. Tốt nhất ngươi nhớ kỹ cho Bản Vương, bất luận là sinh hay tử, ngươi đều là người của Bản Vương.”
Chu Kỳ sững sờ nhìn gã, cho tới khi mặt gã lại gần y lần nữa, y mới bật tiếng kêu rồi lại phát hiện vòm miệng đã bị chiếm cứ.
Chu gia nam tử phong lưu thành tính, mặc dù Chu Kỳ không lưu luyến bụi hoa như Chu Quyết nhưng cùng duyệt qua bao người, nhưng với nam nhân đây là lần đầu tiên, càng không phải là vào thời khắc sinh tử bị đặt dưới thân của một gã hận không thể thiên đao vạn quả mình.
Chu Kỳ run rẩy đến hoảng hốt, liều mạng đẩy Hiên Viên Phù, nhưng đổi lấy tất thảy chỉ có sự xâm nhập dã man bạo ngược. Gã như điên cuồng cắn xé môi y như muốn ăn tươi nuốt sống chúng. Chu Kỳ lắc đầu nguầy nguậy tránh né bờ môi của gã, Hiên Viên Phù hừ lạnh, bàn tay nhàn rỗi giữ lấy cổ y, dần siết.
Miệng thở gấp gáp, y không thể nhúc nhích, ký ức như trở về mấy ngày trước đó.
Ngày ấy, cũng trong doanh trướng này, cũng chỉ có hai người họ…
Lời lẽ còn văng vẳng bên tai, Hiên Viên Phù đưa cho y văn điệp, rồi thì thào nỉ non: “Tương kiến tranh như bất kiến.”
Khi đó, trong đôi mắt sâu thẳm như điểm mực ấy còn đượm vài phân lưu luyến, khiến y chực thốt thành lời: “Hữu tình hà tự vô tình.”
Chu Kỳ bật cười vô thanh, lúc ấy y thật ngu xuẩn khi nghĩ đối phương có chút tình ý với mình, khiến y còn tưởng đau dài không bằng đau ngắn, mau chóng thoát thân không khiến đối phương thương tiếc. Giờ thì xem ra, quả thật y đã thành trò cười rồi.
Vô tội đến cực điểm, cũng vô tri tới tột cùng.
Bi ai, áy náy, sợ hãi, ghê tởm, bao cảm xúc lẫn lộn hòa vào một hóa thành phẫn nộ. Chu Kỳ đột nhiên há miệng, Hiên Viên Phù cũng thuận tiện luồn đầu lưỡi vào. Chu Kỳ chào đón một cách khác thường, đầu lưỡi hai người quấn lấy nhau phát ra những tiếng vang đầy ướt át.
Hiên Viên Phù cũng ngoài ý muốn, động tác bất chợt chậm lại, ai ngờ Chu Kỳ đột ngột cắn đầu lưỡi gã, có vị rỉ sét tràn vào miệng hai người.
Cuống họng Hiên Viên Phù khẽ giật ra tiếng rên đau đớn, nhưng gã không buông. Còn Chu Kỳ, đôi mắt y đỏ đến sung huyết, quyết không nhả đầu lưỡi mà y đang cắn kia.
Chẳng biết đã bao lâu, thậm chí Chu Kỳ còn cảm nhận được đầu lưỡi Hiên Viên Phù gần như bị y cắn đứt, Hiên Viên Phù mới buông tha.
Gã nới lỏng vòng tay trên cổ y, lạnh lùng nhìn y.
Sau một lúc lâu, gã từ tốn lau khóe miệng, cổ tay áo lót trắng phau nhiễm một màu đỏ au.
Gã và y, một điên cuồng, một tuyệt vọng…
Một nén nhang qua đi, hai người đều không nhúc nhích.
Có tiếng trống vang lanh lảnh, canh hai.
Hiên Viên Phù như đột nhiên tỉnh táo, gã rút đai lưng Chu Kỳ, buộc vào hai cổ tay y, trói chặt trên tháp.
Gã từ từ mở miệng, có lẽ vì đau đớn mà âm thanh thật nhỏ: “Chu Kỳ, Bản Vương thật muốn xem ngươi có thể bức Bản Vương đến mức nào?”
Y phục của Chu Kỳ đều từ lụa vân[1]thượng hạng, bét nhất cũng là lụa thường dệt thành. Trên mặt được thêu phương thảo bích thụ, u lan hương chỉ bằng những đường thêu cầu kỳ nhất. Hiên Viên Phù ngắm nghía xong trào phúng khen: “Còn là lụa thêu hai mặt[2], quả là đáng tiếc.”
Dứt lời, hai tay gã giật mạnh, cả ngoại bào và trung y trên thân y đều bị xé toạc thành từng mảnh.
Tiếng vải vóc vụn vỡ giữa đêm tĩnh đặc biệt chói tai, sắc mặt Chu Kỳ càng lúc càng trắng bệch.
“Giai nhân thiên hạ không đâu sánh bằng Ngô Việt[3], nhan sắc Ngô Việt không đâu sánh bằng Cô Tô, mĩ nhân Cô Tô không đâu sánh bằng Chu gia chi tử. Chu gia chi tử, thêm một phân thì quá cao, bớt một phân thì quá thấp, thoa phấn thì quá trắng, điểm chu lại quá hồng. Mi như thúy vũ, cơ như tuyết trắng, eo như tơ thắt, răng như sò đan. Thản nhiên cười, mê hoặc Lũng Tây, say đắm Lương Châu.”
Tay gã vuốt lên bả vai y, cởi bỏ tấm áo lót tơ tằm, thở dài, “Tử Uyên[4]nhà Tống đã sớm xuống mồ, thôi thì hôm nay để Bản Vương đảm đương Đăng Đồ Tử[5]háo sắc này vậy.”
Thân là nam tử, xuất thân thế gia, trước mắt người khác để lộ cơ thể trần trụi đã là nhục nhã, huống chi là bị người ta dùng lời lẽ tục tĩu đùa bỡn? Chu Kỳ chỉ giác như dây huyền cầm trong đầu bỗng phựt đứt, cả cơ thể chết lặng như một hình nhân mặc người định đoạt.
Thân thể bị chơi đùa thô bạo, không mảy may lưu tình.
Giữa thảo nguyên tĩnh lặng, trừ tiếng gió gào thét thì chỉ còn những tiếng châm chọc ô uế như đao như kiếm của Hiên Viên Phù.
“Chà, quả là sống trong an nhàn sung sướng, trên người không có lấy một vết sẹo nào…”
“Vòng eo mảnh dẻ như tô như vót, băng cơ ngọc cốt, ám hương tiêu hồn. Bản Vương vẫn thấy kỳ quái, một nam tử như người sao có thể ôm nữ nhân nhỉ…”
Chu Kỳ lặng người nằm yên nơi đó, mắt như điếc, tai như ngơ, đương bản thân như đã chết.
Tới khi hai chân bị tách ra.
Cả người y run lẩy bẩy, đôi mắt hoa đào ậc nước, lệ lại chẳng chịu rơi.
Hiên Viên Phù ghé vào tai y, thì thào: “Nếu ngươi cầu xin Bản vương, không chừng Bản vương sẽ bỏ qua cho ngươi.”
Đầu y khẽ ngẩng, môi cắn chặt.
“Bản Vương đếm đến mười.” – Hiên Viên Phù cười lạnh, “Một, hai, ba.”
Chu Kỳ vẫn không nhúc nhích.
“Bốn, năm, sáu, bảy, tám.” – y rùng mình.
“Chín…”
“Cầu ngươi.” – hai mắt thất thần, y khàn giọng thều thào.
“Cầu gì?”
“Buông tha cho ta.”
“Ha ha ha,” – Hiên Viên Phù đột nhiên bật cười, “Xem Chu Kỳ mắt cao hơn đỉnh như con chó cầu xin người này, thật hiếm thấy. Bất quá…”
Bất ngờ không kịp phòng bị, gã đột nhiên tiến vào cơ thể y.
“Với loại tiện nhân hai mặt như ngươi, Bản Vương còn để ý cái tín nghĩa chó má kia làm gì?”
_________
1. Lụa vân: Lụa được dệt vân hoa từ tơ, một trong những kỹ năng dệt thất truyền, lụa vân có những đường vân hoa mịn màng và rắc rối.
2. Thêu hai mặt: Kỹ thuật thêu cả hai mặt đều có hình dáng tương đồng và đạt đến độ hoàn hảo về từng đường kim mũi chỉ.
3. Ngô Việt: Tức tỉnh Giang Tô hiện thời.
4, 5. Tử Uyênvà Đăng Đồ Tử háo sắc.
– Tử Uyên: tức Tống Ngọc – một trong hai đại mỹ nam nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
– Đăng Đồ Tử háo sắc:
Đăng Đồ Tử bẩm báo Sở Vương rằng Tống Ngọc là một mỹ nam, rất biết ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để hắn đến hậu cung. Nghe như thế, Tống Ngọc liền xin Sở Vương công tâm suy xét, xem anh ta với Đăng Đồ Tử ai háo sắc hơn.
Tống Ngọc nói: “Mỹ nữ trong thiên hạ không đâu sánh bằng nước Sở. Mỹ nữ nước Sở không đâu sánh bằng quê hương thần. Mỹ nữ quê hương thần không đâu sánh bằng người đẹp cạnh nhà thần Đông Lân. Cô hàng xóm xinh đẹp này nếu cao thêm một phân thì quá cao, nếu bớt đi một phân thì quá thấp; nếu thoa thêm ít phấn thì quá trắng, thoa thêm ít son thì quá đỏ. Lông mày thì cong mượt, làn da thì trắng như tuyết, eo thon, răng trắng. Ngay cả một tuyệt thế giai nhân như vậy quan tâm đến thần suốt ba năm mà thần vẫn chưa xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc? Ngược lại, Đăng Đồ Tử có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con. Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần”.
Miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm như vậy đã làm cho Sở Vương đúng sai lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Từ đó, Đăng Đồ Tử phải mang tiếng xấu muôn đời, đời sau thường nhắc đến ba chữ “Đăng Đồ Tử” để chỉ những phường háo sắc.
.
.
.
.