VÌ KHÔNG BIẾT tối hôm ấy Ba có tìm được nhà trọ hay
không, Thu lo không biết anh sống chết thế nào, sợ một ngày nào đó Phương báo
tin anh đã chết, mời Thu đến dự lễ truy điệu.
Ngày nào Thu cũng tìm cơ hội lên văn phòng của mẹ lục
tìm đống báo, xem có tin ai chết rét ở thành phố này không. Nhưng Thu cảm thấy
báo sẽ không đăng tin này, vì Ba tự chết rét chứ không phải cứu người mà chết,
như vậy báo đăng làm gì? Thu muốn về Tây Thôn Bình xem anh có còn hay không.
Nhưng Thu không dám xin tiền đi đường của mẹ, hơn nữa không kiếm đâu ra lí do
để đi trọn một ngày, đành ngồi nhà nóng ruột suông.
Thu nhớ ra mình có quen bác sĩ Thành làm việc tại một
bệnh viện lớn của thành phố, liền chạy đi tìm anh. Thu hỏi, gần đây bệnh viện
có chữa trị cho ai bị chết rét, bác sĩ Thành bảo không. Thu lại hỏi, thời tiết
như thế này, ở ngoài trời liệu có chết rét được không? Bác sĩ Thành nói nếu mặc
phong phanh thì rất có thể chết rét. Thu nghĩ, anh mặc áo bông quân phục, sẽ
không thể chết được.
Bác sĩ Thành an ủi Thu, bây giờ nói chung không có
người chết rét, nếu ở ngoài trời quá lạnh họ cũng có thể vào phòng chờ bến xe,
bến tàu thủy, có thể công an coi đây là những kẻ vô gia cư sẽ bị thẩm vấn, cùng
không chết rét ở ngoài trời được. Nghe nói vậy Thu yên tâm.
Thu quen vị bác sĩ này là vì nhạc mẫu của anh vốn là
đồng nghiệp cũ của mẹ, đều dạy hc ở trường tiểu học trực thuộc trường trung học
số Tám, hơn nữa hai người đều gọi là Trương, nhiều gia đình trên đảo Giang Tâm
trong nhà đều có học sinh của cô giáo Trương.
Nhạc mẫu của bác sĩ Thành đã về hưu, nhưng ở gần
trường học. Vợ của bác sĩ Thành tên là Giang, dạy ở đại học K, kéo accordéon rất
giỏi, hai vợ chồng ở nhà một người kéo đàn một người hát, khách qua đường ai
cũng phải dừng chân lắng nghe.
Thu cũng biết kéo accordéon, nhưng
là tự học, không ai dạy. Thu là cây accordéon đầu
tiên của trường, vì trường của mẹ có đàn phong cầm, Thu thường xuyên lên phòng
nhạc để tập. Về sau, vì học sinh phải đi tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông,
phải đàn hát, nhảy múa ở các nơi, cần có người đm đàn, nhưng lại không thể
khiêng cả đàn phong cầm đi theo, vậy là Thu học accordéon.
Nhà trường có cái đàn accordéon cũ,
nhưng không thầy nào biết chơi, Thu bảo mẹ mượn cây đàn ấy về cho Thu học.
Phong cầm và accordéon đều là
nhạc cụ có phím, nhiều chỗ giống nhau. Thu chơi thử, xem ra có thể đệm cho các
bạn hát, chẳng qua tay trái vẫn chưa thạo lắm.
Hồi ấy người biết chơi đàn rất ít, nữ biết kéo đàn lại
càng hiếm. Thu cõng đàn theo đội tuyên truyền của trường đến các nơi trên đảo
Giang Tâm để tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông. Hầu hết người trên đảo biết
Thu, có thể không biết tên, nhưng biết “cái cô gái kéo đàn ở trường số Tám”.
Về sau mỗi khi đi qua cửa nhà cô giáo Giang, thường
xuyên nghe cô kéo đàn, Thu phục lắm, nên bảo mẹ đưa đến nhà cô Giang để xin
học. Thu học đàn ở nhà cô Giang, rất nhanh chóng thân thiết với những người
trong gia đình.
Cô giáo Giang rất xinh đẹp, sống mũi cao, mắt sâu, ai
cũng bảo cô là người nước ngoài, rất nổi tiếng trên đảo Giang Tâm, cô đi đến
đâu cũng có người nhìn theo. Bọn trẻ nghịch ngợm thường theo sau cô giáo hô
thật to “bà đầm”. Cô rất tốt tính, chỉ quay lại vẫy tay, cười với lũ trẻ.
Thân thế của bác sĩ Thành là đầu câu chuyện của những
người sống trên đảo Giang Tâm, có rất nhiều cách nói khác nhau. Có người bảo
anh là đặc vụ Mỹ - Tưởng, có người bảo anh là gián điệp Liên Xô; có người bảo
bố anh là một vị tướng trong quân đội Mỹ, lấy vợ Trung Quốc sinh ra anh, trước
ngày giải phóng vị tướng kia chạy về Mỹ, bỏ lại vợ con ở Trung Quốc, lại có
người nói mẹ anh là cán bộ của Đảng, hồi học tập ở Liên Xô yêu một người Liên
Xô, sinh ra anh, vì sợ bị ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, liền đem anh cho
người khác nuôi.
Bác sĩ Thành giải thích vẻ giống “người nước ngoài là
bởi vì gia đình có huyết thống Kazak, nhưng không ai thấy cha hoặc mẹ người
Kazak của anh, cho nên mọi người cứ tin anh là gián điệp, đặc vụ hoặc là con
lai. Chuyện cứ nói đi nói lại, nói có đầu có đuôi, cách nói nào cũng có người
tin.
Thu tương đối thích vị trí “cán bộ đảng”, vì trong
lòng Thu người Mỹ không đẹp bằng người Liên Xô, người Mỹ mũi quá nhọn, mũi diều
hâu, mũi diều hâu tượng trưng cho tính giảo hoạt. Mũi người Liên Xô không quá
nhọn, cho nên đẹp trai, dũng cảm và thành thật. Thật ra Thu chưa thấy người Mỹ
bao giờ, mà phim cũng hình như chưa được xem, đều là trông thấy hình vẽ trên
báo chữ to và tranh cổ động. Nhưng Thu đã thấy tranh minh họa người Liên Xô,
con trai Liên Xô hay mặc áo chui, cổ xẻ có ba cái cúc, thắt dây lưng da, phong
độ ngời ngời.
Không biết tại sao Thu thấy bác sĩ Thành giống Ba, tuy
mũi không cao, mắt không sâu như vậy, đi ngoài đường cũng không có nhiều người
theo nhìn bằng cặp mắt li kỳ, nhưng Thu thấy rất giống. Thu không biết mình vì
thích cái vẻ bề ngoài của bác sĩ Thành nên vừa gặp Ba đã có cảm tình ngay, hay
là vì thích Ba nên cảm thấy bác sĩ Thành đẹp trai, tuấn tú, dù sao thì Thu vẫn
coi hai người ấy là một.
Sau khi hỏi bác sĩ Thành, nghĩ bụng anh không chết
rét, nhưng cho đến tận khi tận mắt đọc được thư của anh Thu mới thật sự yên
tâm.
Hôm ấy, mẹ mang về cho Thu một phong thư, nói thư của
người ở Tây Thôn Bình. Thu nghe nói suýt ngất, nghĩ bụng có thể Ba đã chết rét,
cho nên thư gửi về trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám. Lần đầu
tiên gặp nhau Thu nói với anh đừng gửi thư về đấy, vì hồi ấy học sinh chẳng có
thư từ gì, nếu có, chắc chắn đấy là bí mật của ai đó. Phòng thường trực thấy
thư của nhà Thu, bất kể người nhận thư là ai cũng đều đưa cả cho mẹ.
Mẹ không bóc thư, để Thu tự bóc. Có thể đấy là lá thư
đầu tiên Thu nhận qua bưu điện, Thu thấy ngoài bì thư ghi người gửi là Trương
Trường Phương, nét chữ cũng giống chữ Phương, Thu liền bóc thư ngay trước mặt
mẹ. Thư viết rất đơn giản, chỉ nói chuyện học tập gần đây, mọi người trong nhà
đều khỏe, mời Thu về chơi, sau đấy thăm hỏi gia đình, vân vân.
Thu nhận ra nét bút của Ba, bất giác cười, thầm mắng
anh biết giả vờ, ngay cả mẹ cũng không nhận ra.
Biết anh không có chuyện gì, liền lấy lá thư khâu
trong áo bông ra đốt, khỏi để nổi cộm trong áo, nhỡ mẹ biết. Nhưng Thu vẫn giữ
lá thư đầu tiên của anh, vì trong thư đó không nói “chúng ta” thế nào, thế nào…
Ngày tốt nghiệp càng đến gần, tâm trạng Thu càng mâu
thuẫn. Thu mong ngày tháng qua nhanh để có thể sớm được gặp Ba. Nhưng Thu lại
sợ tốt nghiệp, vì tốt nghiệp Thu phải về nông thôn. Về nông thôn thì hộ khẩu
cũng phải chuyển về nông thôn, Thu không còn ở thành phố, cũng không được đi
lao động vụ việc nữa. Đến lúc ấy Thu và anh trai đều nợ tiền lương thực của đội
sản xuất, lẽ nào để đứa em gái mới mười hai, mười ba tuổi đi lao động kiếm
tiền?
Hồi ấy, thanh niên của thành phố K không phải xuống
một vùng nông thôn nào đấy, mà theo đơn vị của người nhà để về một tập thể lao
động nào đó. Địa điểm của thanh niên trí thức thuộc ngành văn hóa – giáo dục ở
một vùng núi huyện Y, ở đây mọi người xây dựng một lâm trường, một nơi vô cùng
gian khổ, không mong gì có thu nhập, thanh niên tri thức đến đây chỉ để tôi
luyện trái tim hồng, đều do cha mẹ chi tiền lương thực. Nói thật, bố mẹ không
quan tâm con cái mình ở lâm trường có kiếm được gì hay không, chỉ cầu cho con
cái được bình yên, sau đấy được gọi về lại thành phố là tốt rồi.
Cứ đến độ tháng Bảy ngành văn hóa – giáo dục lại tiễn
đưa thanh niên về nông thôn, nhưng từ nửa năm trước đó đã tiến hành giáo dục
thanh niên lên rừng, về đồng ruộng. Ngày nào cũng nghe nói “một trái tim hồng,
hai sự chuẩn bị”, nhưng Thu không biết hai sự chuẩn bị nào, hình như chỉ một,
đó là về nông thôn. Sở giáo dục tổ chức mấy kỳ đại hội, mời những thanh niên đã
về nông thôn nói chuyện với thanh niên về nông thôn, nói họ đã làm thế nào để
hòa nhập với tầng lớp trung nông lớp dưới. Có nhiều tấm gương điển hình đã lấy
vợ, lấy chồng ở nông thôn nơi phải “cắm rễ để làm cách mạng”.
Thu nghe họ nói đến những thành tích vinh quang, không
biết họ có thật yêu những cô vợ, anh chồng nông dân kia không, nhưng có một
điểm Thu biết, một khi lấy người nhà quê thì đừng mong có ngày về lại thành
phố.
Ngụy Linh hơn Thu mấy tuổi, lúc ấy đã về nông thôn.
Mỗi lần Ngụy Linh về nghỉ đều nói với Thu về những cái khổ ở nông thôn, làm
việc cực nhọc ghê gớm, thà chết quách đi còn hơn, sinh hoạt thật vô vị, chỉ
mong đến kỳ nghỉ được về thành phố xả hơi. Ngụy Linh còn hát cho Thu nghe những
bài hát của thanh niên trí thức: “Mới làm nửa ngày, thắt lưng quần tụt xuống,
cơm gạo trắng nhà ai thơm ơi là thơm, về đến nhà mình một màu đen tối, ối a,
đại ca của ta ơi…”.
Thu bằng tuổi Ngụy Hồng, em gái Ngụy Linh, hai người
hẹn nhau về nông thôn sẽ ở cùng một nhà, cả hai còn chuẩn bị những đồ dùng về
nông thôn. Kinh tế gia đình Ngụy Hồng khá hơn, bố mẹ đều là giáo viên của
trường số Tám, hai người là công chức nuôi ba đứa con không vấn đề gì. Cho nên
Hồng cùng Thu chuẩn bị đồ dùng, những thứ thành đôi thành cặp không nhiều, phần
lớn đồ dùng Hồng mua, nhưng Thu mua không nổi. Cái mà hai người giống nhau là
chăn gối. Hai người mua vải, viết lên mấy chữ: “Đất trời rộng mở, mặc sức vẫy
vùng” rồi tự thêu, mang về nông thôn dùng. Đang nhiệt tình chuẩn bị về nông
thôn, bỗng một hôm Phương lên thành phố thăm Thu. Đến lúc Thu tiễn Phương ra
bến xe, hai người mới có dịp nói chuyện riêng. Phương lấy ra một phong thư đưa
cho Thu, bảo thư của Ba nhờ Phương chuyển. Thu chờ cho xe của Phương chạy mới
ngồi ở bến xe bóc thư ra xem. Có thể để tôn trọng người chuyển thư, phong bì
không dán, nhưng Ba nói về nỗi nhớ của mình tự nhiên như không có người bên
cạnh, khiến Thu mặt đỏ bừng, chẳng nhẽ anh không sợ Phương mở ra xem?
Trong thư, Ba nói, hiện tại trên gửi về một văn bản,
công chức sau khi về hưu có thể chọn một người con để thay chức vụ của mình,
gọi là “thế chỗ”. Nghe nói văn bản này không công khai, chỉ cho bộ phận hữu
quan mới nắm được vấn đề. Ba bảo Thu nói với mẹ đến trường hoặc phòng giáo dục
để hi, xem Thu có thể “thế chỗ” của mẹ được không, như vậy Thu khỏi phải về
nông thôn. Ba nói, Thu rất thích hợp với công việc dạy học, nếu có thể thế chỗ
của mẹ nhất định trở thành một cô giáo giỏi.
Thu đọc đi đọc lại nhưng không tin có chuyện ấy, nhưng
Thu hi vọng anh trai của Thu có thể thế chỗ của mẹ để được về lại thành phố, vì
anh thật đáng thương. Anh vừa tốt nghiệp trung học cơ sở thì cũng là lúc bố mẹ
bị đấu, nên không được học tiếp lên trung học phổ thông, phải về nông thôn
ngay, về nông thôn bao nhiêu năm nay, ở đội sản xuất anh trai Thu cắm rễ có mấy
đợt về lại thành phố, nhưng anh thì vẫn chưa được về.
Anh trai Thu từ sau ngày về nông thôn, có lúc Á Dân
đến nhà Thu lấy thư, vì anh trai không dám gửi thư về nhà Dân mà phải gửi về
nhà mình. Mỗi lần đến, Dần thường kể những chuyện cô với Tân, chuyện hai người
học cùng lớp trước đây, chuyện Tân nhờ người đến gọi Dân thế nào, chuyện trong
lớp còn có một cô đẹp hơn Dân thích Tân, nhưng Tân chủ thích một mình Dân.
Nhiều nhất là chuyện phải làm thế nào để Tân được gọi về thành phố, chỉ cần anh
được về, bố mẹ Dân sẽ không cản trở. Ngày nào Thu cũng mong anh trai về, sợ anh
cứ ở mãi nông thôn sẽ phá vỡ tình yêu giữa anh và Dân.
Nghe tin có thể thế chỗ, Thu vui lắm, vội nói với mẹ.
Thu không dám nói nghe được tin này từ Ba, chỉ bảo do một bạn học nói lại.
Mẹ nghe nói tin của bạn học, bà không tin lắm, nhưng
đi hỏi không phải là chuyện gì xấu, cũng không trông chờ ở thông tin này. Mẹ
hỏi ông Chung, Bí thư của trương, ông bí thư bảo chưa nghe tin ấy, nhưng lúc
nào lên sở giáo dục họp ông sẽ hỏi. Con gái ông Chung là Chung Bình đã tốt
nghiệp trung học phổ thông, nhưng cứ ở lì thành phố không chịu về nông thôn,
khiến quần chúng có ý kiến, bây giờ ông nghe nói có chuyện thế chỗ cũng rất
hứng thú, liền đi hỏi ngay.
Hình như để cảm ơn mẹ Thu đã bảo cho ông thông tin
này, từ sở giáo dục về, ông đến ngay nhà mẹ Thu thông báo đúng là có văn bản
đó, nhưng chấp hành cụ thể thế nào là do từng đơn vị tự quánriệt, ví dụ các đơn
vị văn hóa – giáo dục thì nên làm thế nào, không thể nói bố mẹ dạy học thì con
cái đều có thể dạy học thay được.
Ông bí thư nói:
- Chị Trương, cảm ơn chị bảo cho tôi biết tin đó, tôi
chưa đến tuổi về hưu, nhưng nhà tôi cũng sắp đến tuổi, lại không được khỏe, có
thể xin về vì lý do sức khỏe, để cái Bình thế chỗ. Tôi xem chị cũng nên về với
lí do sức khỏe để cháu Thu thế chỗ. Con gái về nông thôn, thật sự người lớn
không thể yên tâm nổi.
Mẹ Thu không ngờ ông bí thư hàng ngày mẹ vẫn phải
ngước nhìn cũng lo chuyện con gái phải về nông thôn, đáng thương cho tấm lòng
người làm cha, làm mẹ. Nghe khẩu khí của ông bí thư, nếu mẹ xin về hưu vì lý do
sức khỏe, trường học sẽ đồng ý để Thu thế chỗ. Mẹ Thu cảm kích bội phần, hết
lời cảm ơn ông.
Mẹ báo tin mừng cho Thu, mẹ nói điều lo lắng mấy năm
nay bây giờ coi như có thể giải tỏa một nửa. Mẹ sẽ xin nghỉ để con thế chỗ, con
khỏi phải về nông thôn. Chờ con được vào làm, coi như không còn lo lắng gì.
Thu nói:
- Nên để anh Tân thế chỗ, anh ấy về nông thôn lâu rồi,
chịu khổ cực nhiều rồi, hơn nữa nhà chị Dần cũng vì anh Tân về nông thôn mà
phản đối chuyện của hai người. Nếu để anh về lại thành phố coi như mọi việc đều
tốt đẹp.
Thu báo tin ấy cho Á Dân, A Dân vui lắm, nói thế thì
tuyệt vời, chị với anh Tân cuối cùng cũng đến được với nhau, gia đình chị cũng
không ngăn cản nữa. Á Dân vội vàng gửi thư cho Tân, báo cho anh biết tin đó.
Nhưng Tân không đồng ý, anh bảo đã về nông thôn lâu
rồi, dứt khoát không về lại thành phố. Về nông thôn bao nhiêu năm, nay về thế
chỗ, thật sự không hợp lí, tốt nhất dành cơ hội ấy cho Thu, như vậy Thu không
phải về nông thôn. Mẹ Thu kiên quyết không để Thu về nông thôn, mẹ thường xuyên
nằm mơ gặp toàn ác mộng, mơ thấy Thu gặp chuyện chẳng lành, mẹ xuống nông thôn
thăm, thấy Thu nằm trên đống rơm, đầu tóc rối bù, đôi mắt ngây dại.
- Con làm sao thế? Thu, con bảo mẹ, đã xảy ra chuyện
gì? Mẹ hỏi.
Thu không nói, chỉ khóc nức nở, mẹ không hiểu chuyện
gì.
Mẹ kể lại giấc mơ ấy cho Thu, tuy Thu không biết trong
mơ mình có chuyện gì, nhưng đoán chuyện như của tất cả những nữ thanh niên tri
thức, bị người khác “giày vò”.
Mẹ nói:
- Mẹ không thể để con về nông thôn, con còn trẻ, không
biết con gái ở nông thôn gặp nguy hiểm thế nào đâu. Tự cổ hồng nhan đã bạc
mệnh, con ở trường đã có biết bao nhiêu người để ý, gây phiền hà cho con, con
về nông thôn liệu còn giữ nổi không?