Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 170: Chương 170: Tin xấu liên tiếp




Trời đã tối, không còn ai khám bệnh nữa, Tả gia đóng cửa ăn cơm, Miêu Bội Lan tranh làm hết, từ dọn phòng, rửa bát, tay chân nhanh nhẹn, làm Lương thị không xen vào được. Nhìn Miêu Bội Lan từ nhà vào bếp, từ bếp vào nhà, luôn tay luôn chân, đảm đang tháo vát, Lương thị cười híp mắt lại, hiểu con không ai bằng mẹ, nhìn phản ứng hôm qua của nhi tử là bà hiểu rồi, có điều nghĩ tới trượng phu lại thở dài, cô nương xuất thân nông thôn tuyệt đối không được ông gật đầu.

Trời tối mưa lại tí tách rơi, sáu người Miêu gia và ba người Tả gia ngồi quây quần ăn tối, trẻ con nhanh thích ứng, nên có thêm bốn đứa trẻ con, ngôi nhà vốn im ắng trở nên đầy sức sống, Miêu mẫu sợ hãi chỉ sợ con mình làm phiền phu phụ Tả gia, cứ nạt suốt, Lương thị nói không sao, trẻ con phải như thế, đến ngay Tả Quý khó tính cũng thi thoảng nở nụ cười.

Tả Thiếu Dương có thể đoán được cha mẹ mình muốn có cháu bế lắm rồi, hai nhà hòa hợp như thế, y cũng mừng.

Kẻng cầm canh vừa gõ thì có tiếng gõ cửa dồn dập, rồi Hầu Phổ ở ngoài giọng cấp bách, Tả Thiếu Dương chạy ra mở cửa, chỉ thấy Hầu Phổ cầm cái ô thiếu một góc, thần sắc có chút kinh hoàng.

Vào nhà, Hầu Phổ gọi cha con Tả Quý vào ngay phòng bào chế thuốc, đóng cửa lại, khẩn cấp nói:

– Nhạc trượng, đại lang, nước giếng bị phản quân đầu độc rồi.

Ra là chuyện này, tỷ phu đúng là tờ báo chuyên phát hành chậm, có điều sự nhiệt tâm tốt tính của hắn là không thể phủ nhận. Tả Thiếu Dương cười, kể vắn tắt:

– Tỷ phu, chỉ là tin đồn thôi, sáng nay đệ đi lấy nước cũng nghe người ta nói thế, nhưng mà đệ thấy trong nước có tôm còn sống, rõ ràng không có độc, cho nên vẫn lấy, nước nhà ta dùng hôm nay là ở giếng, nếu trúng độc thì cả nhà bị rồi.

Hẩu Phổ trừng mắt, đưa tay bợp đầu Tả Thiếu Dương một phát, tức giận mắng:

– Đó là nhà mình may mắn lấy nước lúc giếng chưa bị hạ độc, hôm nay nha môn phát hiện mấy chục người uống nước trúng độc, đang cứu chưa, song chết mất năm người rồi.

Tả Quý mặt âm trầm:

– Phản quân hạ độc sao?

– Nhạc trượng, còn có thể là ai nữa, nha môn đã phái bộ khoái đi phong tỏa toàn bộ giếng bị hạ độc, còn phái binh sĩ trông coi giếng xác định chưa bị hạ độc. Cũng may là chúng ta có sông Thạch Kính, trong huyện thành nhiều nguồn nước, nhiều giếng, kẻ địch không khống chế được, nếu không lương thực hết, nước không còn thì tòa thành này xong rồi.

Mặt Hầu Phổ vẫn chưa hết bàng hoàng:

Tả Quý trấn tĩnh hơn:

– Phản quan sao lại đi làm chuyện này, ép toàn thành tử chiến với chúng à, cứ thế mà đoán có lẽ lực lượng bọn chúng ít thôi, không làm nên trò trống gì.

– Con sợ không đơn giản như vậy.

Hầu Phổ lắc đầu:

– Lần này con tới còn vì việc quan trọng hơn, mọi người nhất định không được nói linh tinh ra ngoài … Vừa thu được quân báo khẩn cấp, phản quân đã công chiếm Tùy Châu, hai huyện Thái Hòa và Song Hòe của chúng ta cũng đã lọt vào tay chúng.

Tả Quý giờ mới biến sắc mặt, huyện Thạch Kính xung quanh bị núi non bao phủ, khắp nơi là vách núi cheo leo dựng đứng, ra vào chỉ có hai con đường, một là qua huyện Thái Hòa, hai là qua huyện Song Hòe, đó là hai động mạch chính của huyện Thạch Kính, bây giờ bị phản quân chiếm lĩnh, cũng có nghĩa là con đường chờ lương thực chi viện của quân dân bị cắt đứt, không có lương, chẳng cần phản quân tới đánh, chỉ e thành đã đại loạn.

Hai ngày qua tin đồn phản quân sắp đánh Hợp Châu bay khắp nơi làm lòng người hốt hoảng, không ngờ chỉ là bom khói, chúng dương đông kích tây chiếm hai huyện nhỏ của Hợp Châu, bao vây thành.

Tả Thiếu Dương thấy càng lúc càng nghiêm, mưu đồ đám phản quân này khó lường, vội nói:

– Quan binh chắc phải mau chóng đoạt lại hai huyện đó chứ?

– Chắc là thế, họ cũng biết tầm quan trọng của hai huyện này với huyện thành, có điều quân đội triều đình phái đi tiễu phản đã tới đây rồi, mà mọi người cũng thấy, rõ ràng là gom góp số quân ít ỏi còn lại, sợ không lấy đâu ra quân nữa, hi vọng từ bên ngoài là khó rồi. Mà từ chỗ chúng ta tới hai huyện đó đi qua hẻm núi chật hẹp, kẻ địch lại quen đánh du kích trên núi, xuất quân đoạt lại hai huyện đó …

Hầu Phổ chỉ báo tin thế thôi, không có giải pháp gì, sắp tới giờ giới nghiêm, hắn lại cầm cái ô rách góc vội vàng về nhà.

Mưa bên ngoài mỗi lúc một lớn.

Cha con Tả Quý đi ra, đối diện với ánh mắt nghi vấn của mọi người chỉ xua tay không nói gì, sợ mọi người lo lắng, có điều ai cũng đoán được chắc chắn là tin chẳng lành, không khí vui vẻ trước đó tan biến sạch, ai về chỗ người nấy nghỉ ngơi.

Tả Thiếu Dương cho Cù lão thái gia uống thuốc, kiểm tra lần nữa, chuẩn bị về phòng ngủ thì nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng người ồn ào bên ngoài.

Hé cửa nhìn thì thấy một con ngựa lớn kéo cái xe hàng, mấy hán tử đang lấy đồ từ tiệm tạp hóa đối diện chất lên xe, Triệu Tam Nương mặc chiếc áo ống tay bó, chiếc váy dài, vai khoác khăn tím vòng qua cánh tay, cầm ô đứng bên cửa hiệu, lặng lẽ nhìn bọn họ, tạo thành khung cảnh có gì đó thê lương.

Tả Thiếu Dương kéo cửa ra, đi tới bên cạnh nàng, gọi nhỏ:

– Tam thẩm.

Triệu Tam Nương đang thất thần, bất thình lình có người gọi đằng sau, giật này mình quay lại, thấy Tả Thiếu Dương, tay vỗ vỗ bầu ngực cao ngất, hơi gắt giọng mắng:

– Đại lang, cậu muốn làm Tam thẩm sợ chết à?

Hành động nhỏ này của nàng nếu thường ngày khá cám dỗ nam nhân, nhưng lúc này Tả Thiếu Dương không có tâm trạng chú ý, hỏi:

– Xin lỗi Tam thẩm … Mọi người làm gì thế?

– Chuyển đồ, lão già tiệm tạp hóa sợ chết, trả hiệu, bán hàng cho bọn họ xong chạy mất rồi … Phải rồi, nhà cậu có chạy không?

– Nhà ta, chạy đi đâu chứ, còn Tam thẩm, cũng chuẩn bị đi à?

– Ta đi ư?

Triệu Tam Nương buồn buồn nói:

– Cô nhi quả mẫu, ở trong thành may ra có chút đảm bảo, chứ chạy ra ngoài kia, đừng nói phản quân, lỡ gặp phải kẻ xấu … Ài, là phúc thì không phải họa, là họa thì không tránh được, thôi thì cứ nghe trời.

Triệu Tam Nương cũng số khổ, dưới có hai đứa con thơ, trên cha mẹ chồng già cả, trong nhà do một mình nàng chống đỡ cả, tuy có tiền của hơn bách tính bình thường một chút, song cũng người đáng thương , một phụ nữ đơn thân nuôi con chưa bao giờ đơn giản, xã hội hiện đại đã thế, thời xưa càng gian nan gấp bội. Đang cảm thán Tả Thiếu Dương thấy một hán tử đang vác bao muối, vội đi tới nói:

– Đại ca, bán cho ta bao muối đó được không?

Hán tử ước lượng sức nặng của bao muối rồi nói:

– Được thôi, 30 đồng.

– Được, huynh đợi ta đi lấy tiền.

Tả Thiếu Dương về nhà bảo mẹ, Lương thị không hỏi nhiều, dù sao muối là đồ nhu yếu phẩm, giữ được lâu, nên lấy ba mươi đồng cho nhi tử .

Toàn bộ hàng hóa được chất lên xe, cái gì mang đi được đều mang hết đi, mấy hán tử đánh xe ngựa đi mất. Triệu Tam Nương tay cầm ô, chậm rãi đi vào cửa hiệu bây giờ trống trơn, chỉ còn lại mấy cái bàn ghế cũ kỹ ọp ẹp chỉ đáng làm củi đun, buông một tiếng thở dài.

Tả Thiếu Dương chưa vào hiệu này, giờ mới phát hiện nó to hơn hiệu nhà mình một chút, giúp Triệu Tam Nương cài đóng cẩn thận tất cả cánh cửa lớn nhỏ, cuối cùng Triệu Tam Nương ra ngoài, cầm khóa đồng, khóa cạch cửa lại, nhìn xung quanh mười nhà thì hết sáu đã đóng cửa chạy loạn, đường tối om tĩnh mịch, ánh đèn heo hắt thưa thớt đỏ đây, nàng cười chua chát với Tả Thiếu Dương, cầm lấy ô đi trong mưa tuyết, bóng lưng đầy cô đơn lẻ loi, như u linh.

Tới thời đại này một thời gian, Tả Thiếu Dương cũng hiểu vài điều kỵ húy, lo thời buổi rối ren này một nữ nhân đi trong đêm không an toàn, nhưng Triệu Tam Nương là quả phụ, rất dễ sinh thị phi, nên không đề nghị đưa nàng về, mà chỉ im lặng theo sau một quãng xa, đến khi nhìn nàng về tới nhà an toàn mới quay lại.

Kiểm tra cho Cù lão thái gia lần nữa, vẫn như vậy, nhiều chuyện gộp lại khiến lòng y nặng trĩu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.