Vân Diệp vứt cờ đi, cười với Lý Thái:
- Chúng ta gặp phải người quen rồi, ngươi nói nữ nhân đồng thời có thể điều khiển người Cao Ly và Oa Quốc là ai?
Lý Thái hỏi Phùng Áng:
- Việt quốc công có biết Thiên Ma Vũ không?
Phùng Áng nghi hoặc nói:
- Lão phu sống ở Lĩnh Nam, đúng là ít biết phong hoa Trung Nguyên, không biết Thiên Ma Vũ có liên quan gì tới nữ hải tặc này?
Lý Thái cười lớn:
- Việt công cứ tưởng tượng sáu nữ nhân trần truồng khiêu vũ, bày ra đủ
tư thế quyến rũ, nghe nói là có loại bí dược hỗ trợ, người xem vũ đạo
huyết mạch căng phồng, bất giác tham gia vào điệu múa, trong đầu sinh ra ảo giác, bản vương xem qua một lần, suýt nữa thì bị bêu xấu, người cầm
đầu là vương nữ Nước Oa, nghe nói hiện Thiên Ma Vũ mê mẩn sinh linh Oa
Quốc, không phải đại lễ không dùng.
- Múa dâm tà ngày thường giải trí cũng đành đi, sao lại mang ra xúc phạm lễ điển tổ tiên?
Phùng Áng kinh ngạc đồng thời khéo léo bày tỏ muốn xem Thiên Ma Vũ:
- Có gì khó, đợi chiến hạm của chúng ta về, bản vương đích thân ra tay, bắt Cao Sơn Dương Tử múa cho Việt công xem là được.
Lý Thái chỉ thuyền nát, hào khí ngút trời:
Nói đùa cũng không xua đi được lo âu trong lòng ba người, thuyền chưa
về, cả ba chỉ biết ngồi đợi, Vân Diệp còn đỡ, dầu sao cũng ra biển
nhiều, có lòng tin vào thuộc hạ. Lý Thái và Phùng Áng thì không ngồi yên được nữa, dọn luôn trụ sở của mình vào sơn động, mỗi ngày chuyện đầu
tiên phải làm là nhìn ra biển, Vân Diệp lo bọn họ đợi lâu quá sẽ biến
thành đá vọng phu.
Tới ngày thứ sáu Phùng Áng già vẫn khỏe là người đầu tiên phát hiện cột
buồm thuyền Công Chúa, kính viễn vọng trong tay thiếu chút nữa rơi xuống chân, đây là bảo bối Vân Diệp tặng Phùng Áng, ông ta coi như châu báu,
bọc trong vải lụa, chưa bao giờ rời người.
Thợ của Vân gia tổng cộng làm ra bảy bộ kính viễn vọng nguyên thủy nhất, cho dù nhìn xa không rõ lắm vẫn gây ra oanh động ở Trường An.
Sinh nhật của Lý Nhị, Vân Thọ bê một cái hộp gấm lên điện, thái độ vênh
váo, vì món quà của nó quý trọng nhất trong tất cả quà mọi người, hoàng
đệ bệ hạ long nhan mừng rỡ, đứng ở trước điện Vạn Dân, nhìn hết núi xa
cây gần ở Trường An, đặt tên là thiên lý nhãn.
Dâng lễ vật xong, Vân Thọ ngồi bên cạnh thái tử, coi lửa giận của thái
tử phi như không, thái tử cười vui vẻ, thích lắm, còn lấy bơ lạc trên
bàn mình ban cho Vân Thọ. Thọ bái tạ, chiếc Thiên lý nhãn nhỏ hơn một
chút cho rằng thần không biết quỷ không hay luồn dưới bàn đưa cho thái
tử.
Quần thần trên điện cười nghiêng ngả, Lệnh Hồ Đức Phấn cười lớn:
- Thủ đoạn làm quan như thế, thêm thời gian nữa nhất định là nhân vật cực kỳ khôn khéo, sau này ắt là hạng điên đảo phong vân.
Tiếng cười dừng lại, mọi người không tin ông ta ý tốt khen ngợi con của
Vân Diệp, chỉ còn thái tử vẫn cười, cầm kính viễn vọng chơi đùa, nói:
- Tiếc rằng phụ thân ngươi không có ở đây, nếu không sẽ gả Yên Dung cho ngươi.
Lệnh Hồ Đức Phấn không biết tiến lui, ấp úng không nói gì nữa.
Hoàng đế cười không nói, hoàng hậu lên tiếng:
- Việc của Vân Diệp, bản cung cũng quyết được, Yên Dung tuy mới có hai
tuổi, gả cho Vân Thọ cũng thích hợp, cứ thế quyến định đi.
Vân Thọ ngô nghê rời bàn bái tạ, tiệc tan đi hỏi Trình Giảo Kim thê tử là cái gì? Lão Trình cười chảy cả nước mắt.
Số thiên lý nhãn còn đưa tới Lĩnh Nam, Lý Thái lấy một cái, Vân Diệp
tặng Phùng Áng cái của mình, ba cái còn lại mỗi vị thuyền trưởng một
cái.
- Vân hầu, đúng như ngươi nói, thuyền của chúng ta đã trở về, tuy hơi thảm một chút, nhưng đã về cả rồi.
Phùng Áng tựa hồ mất hết sức lực, chân mềm nhũn ngồi xuống tảng đá, bộ dạng già nua.
Chiến hạn tới gần mới phát hiện một câu thê thảm chưa miêu tả hết thảm
cảnh của ba chiếc thuyền, buồm thủng lỗ chỗ, tượng điêu khắc mũi thuyền
không thấy đâu nữa, chiếc Thanh Tước thủng lỗ lớn ở mạn phải, cột buồm
phụ đằng sau chỉ còn một nửa, chiếc Công Chúa hơi hoàn chỉnh một chút,
cũng chỉ là tương đối thôi, nhìn sàn thuyền tổn hại đủ thấy trận gió lốc đó khủng bố thế nào.
Thuyền vào cảng, vô số thợ thuyền ùa lên, đồng tâm hiệp lực nhân lúc
thủy triều lên đưa ba chiếc chiến hạm vào ụ thuyền, đóng cửa áp lại, mở
cửa áp sau ra, nước biển khoảnh khắc bị rút cạn, ba chiếc thuyền nằm
trên cát, lặng lẽ đợi tu xửa.
Lý Thái, Phùng Áng thấy Vân Diệp không hỏi ba vị thuyền trưởng tình hình thương vong, chỉ chú ý tới hạm thuyền, biết bên trong có lẽ có điều
kiêng kỵ, đành ngậm miệng không hỏi.
- Hầu gia, ba chiếc thuyền tốt lắm, chỉ thương nhẹ mà thôi, khoang
thuyền kín nước đúng là pháp bảo đi thuyền, lân fnayf nếu không có bảo
bối đó, chiếc Thừa Càn e đã chìm rồi, chứ không phải bị thương nhẹ như
bây giờ.
Vân Diệp lúc này mới thở phào, hỏi Lưu Nhân Nguyện:
- Thương vong ra sao?
- Bẩm hầu gia, tử vong hai người, mất tích chín người, thượng nặng bốn
người, một người thương tổn nội tạng e không cứu được, lần này thương
vong nặng nề như thế chủ yếu do người Phùng gia và thủy sư Liêu Đông,
bọn họ không quen sóng lớn, nhiều thứ khi huấn luyện nắm được, đến khi
kinh hoàng quên mất hết. Phùng gia tử vong hai người, mất tích bảy, thủy sư Liêu Đông mất tích bảy, chủ yếu là bảy người này khi thuyền sắp lật, tự ý lên t huyền nhỏ bỏ trốn, bị sóng biển cuốn đi, khả năng sống bằng
không?
Lúc này Phùng Trí Dũng ôm hai chân Phùng Áng khóc rống lên, mới lần đầu
ra biển, Phùng gia đã mất bốn người, mà trên thuyền chỉ có tổng cộng hai mươi lăm người Phùng gia thôi.
Phùng Áng đá Phùng Trí Dũng ra:
- Có kẻ nào cố ý mưu con cháu Phùng gia không?
Phùng Trí Dũng lắc đầu:
- Cái này thì không, mọi người đều vật lộn tự cứu, ai có thời gian hại
người, cũng không cố ý hại người, Đình Ung của nhà Cửu thúc bị cột buồm
gãy đè chết, Đình Thụy khi buộc hàng trong kho bị hàng đề chết, còn Đình Khởi và Nghiêm Dũng là hoảng sợ không buộc thừng vào sàn thuyền, bị
sóng biển cuốn đi, cha cũng biết, lúc ấy không ai cứu được ai.
Phùng Áng hài lòng gật đầu, lớn tiếng nói:
- Các ngươi nghe rõ chưa? Không ai mưu hại chúng ta hết, là do bọn chúng lúc huấn luyện không chú tâm, tự mình tìm chết không trách thể ai khác.
- Phùng gia dốc sức khai thác biển khơi, lão phu chưa bao giờ nghĩ con
cháu Phùng gia sẽ bình an trở về không thiếu một ai, muốn xưng hùng trên biển, không chết người là không thể, chúng ta năm xưa tới Lĩnh Nam,
chung tay sáng lập cơ nghiệp Phùng gia, năm xưa chết bao nhiêu tiền bối, trong từ đường viết rõ ràng, hiện ngày tháng yên ổn của Phùng gia đã
hết, con cháu tăng dần, muốn đường ra, phải hi sinh.
- Vừa rồi ta hỏi Trí Dũng là muốn nói, Vân hầu nghĩa sáng, không vì hiềm khích của hai nhà mà khiến con cháu Phùng gia chết oan uổng, hiện giờ
không có, sau này cũng không có, cho nên chúng ta có thể thống khoái ra
biển, kiếm con đường cho con cháu, tương lai chúng có được giàu có an
khang không phải xem bản lĩnh của các ngươi. Chết, lấy vải trắng bọc xác ném vào biển coi như hiến tế cho Hải long vương, ta nghĩ tế phẩm nhiều
rồi Hải long vương sẽ động lòng, cho chúng ta một tiền đồ tươi sáng, học tập cho tốt, cơ hội không dễ có, lão phu cao tuổi rồi, không ra biển
được nữa, các con, ta sẽ đợi các ngươi từ biển về, Phùng Áng thề, chết
rồi không vào mộ tổ, khi các ngươi ra biển mang theo thi thể lão phu,
bọc vải trắng, kiếm chỗ hung hiểm nhất ném ta xuống, nhớ buộc chắc đã,
lão phu sẽ ở đó phù hộ các ngươi.
Lão Phùng nói xong ném giày, vứt mũ, xõa tóc, đi chân đất hưỡng ra bãi cát, chắp tay hô lớn:
- Hồn phách trở lại đi! Hải long vương! Tế phẩm của Phùng gia ta có ngon miệng không?
Vân Diệp, Lý Thái, tất cả mọi người chắp tay, ra biển chính là lấy mạng
nuôi Hải long vương, chỉ khi nào Hải long vương no rồi mới có thu hoạch.
- Chỉ cần lên cùng một chiếc thuyền coi như trói buộc mạng sống vào
nhau, cho nên lo lắng của Phùng gia là dư thừa, nếu người trên thuyền
không đồng lòng còn ra biển làm cái gì, đó là tự tìm cái chết.
Vân Diệp nhìn Phùng Án đau thương, lòng cũng chẳng thoải mái, trước kia
mình dẫn thủy sư Linh Nam tung hoành, bọn họ chỉ thấy thủy sư đánh đâu
thắng đó, không thấy tử vong của thủy sư đứng đầu quân đội Đường, vì
không phải chỉ chiến đấu với địch, mà còn phải chiến đấu với trời, với
Hải long vương, ra biển là cuộc chiến bắt đầu, ngay cả Vân Diệp cũng
muốn hỏi Hải long vương đã no nê tế phẩm của thủy sư Lĩnh Nam chưa?
Lý Thái thu lại thái độ chơi đùa, hắn phát hiện ra biển không phải là
chuyện đơn giản, nhưng cần có người phải làm, đại ca đang tranh quyền,
đám đệ đệ hưởng phúc, vậy bắt đầu từ mình đi.
Hắn viết một bản tấu, miêu tả rõ ràng chỗ được mất của biển, cho rằng
người Đại Đường tay canh điền mắt hưởng ra biển, mới khiến thanh uy ngàn năm không giảm, các triều đại đều dùng một chân để đi, nếu khai sáng ra đường biển, đi bằng hai chân sẽ vững vàng hơn.
- Trung tâm thiên hạ, thượng quốc thiên triều, làm chúng ta đứng tại
chỗ, không mấy ai giương buồm ra biển thăm dò bờ đối diện nữa. Tiểu đệ
đứng bên bờ biển lâu, muốn đích thân ra biển thử, đến lão thất phu Phùng Áng còn dám đánh liều, tiểu đệ thân là con cháu Lý gia sao thiếu can
đảm được.
- Đại ca bảo trọng, tiểu đệ ra biển, nếu bị biển khơi chôn vùi cũng đừng bi ai vì đệ, càng đừng dừng bước tiến tới, phải phái con cháu ưu tú hơn nữa đi, tuyệt đối không thể để Vân gia, Phùng gia độc chiếm.
Khi Lý Thừa Càn nhận được phong thư này, Lý Thừa Càn thống khổ đập đầu
vào cột, huynh đệ mình, bằng hữu mình càng yêu quốc gia này hơn mình,
lấy mạng đi đánh cược, chỉ mình ở trong thâm cung u ám mưu tính quyền
lợi, hắn muốn ngửa mặt cười lớn, nhưng dù hắn cười thế nào, hối hận thế
nào, xe lớn đã xuống dốc, chỉ càng đi càng nhanh, nếu mình không tập
trung toàn bộ tinh thần, lập tức xe hủy người chết.
Hầu thị vẫn không hài lòng chuyện đó, trên triều không tiện nói, chỗ riêng tư tìm cách bác bỏ chuyện này:
- Điện hạ định thực sự muốn gả Yên Dung cho thằng nhãi phù hiếm Vân Thọ
kia à? Vân gia đã suy bại, thiếp thân chỉ lo Yên Dung bị khổ.
Lý Thừa Càn nhìn Hầu thị trào phúng:
- Vân gia suy bại? Sao cô vương không thấy? Cô vương chỉ thấy Vân gia sẽ ngày càng hưng thịnh.