Đây là một chiến dịch đã được chuẩn bị rất lâu, từ hai năm trước đã lên kế hoạch, cho tới tận bây giờ mới chấp hành.
Ngày 1 tháng 6, Dương Túc Phong chính thức ký mệnh lệnh chấp hành cuộc tiến công mùa hè, các bộ đội quân Lam Vũ đã chờ sẵn lập tức như mãnh hổ nhào bổ vào các yếu điểm chiến lược của Sóc Xuyên đạo.
Bộ đội quân Lam Vũ tham chiến có toàn bộ binh lực của sư đoàn bộ binh số 103, cùng với ba trung đoàn của sư đoàn bộ binh 102, tổng binh lực lên tới trên sáu vạn người, quan chỉ huy tiền tuyến vẫn cứ là Lam Sở Yến.
Đối với tàn dư của Ma Ni giáo và các lực lượng vũ trang chiếm cứ Sóc Xuyên đạo và Phì Xuyên đạo mà nói, thế công của quân Lam Vũ chắc chắn là mang tính hủy diệt.
Trước đó quân Lam Vũ đã hoàn toàn phong tỏa tất cả con đường thông ra bên ngoài của bọn chúng, bọn chúng bất kể là tử phương hướng nào cũng không thể nhận được viện trợ nhân viên và vật tư, mà bọn chúng nội chiến thời gian dài cũng đã vô cùng suy yếu rồi.
Bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng sáu, quân Lam Vũ dùng thế công như gió mạnh quét lá đánh thẳng một mạch vào Sóc Xuyên đạo, trên đường cũng có một số phần tử vũ trang nhỏ lẻ kháng cự, bất quả bọn chúng tất nhiên không phải là đối thủ của quân Lam Vũ, mau chóng bị tiêu diệt.
Ở trong vùng đất này, kẻ địch lớn nhất của quân Lam Vũ không phải là những phần tử vũ trang hỗn loạn kia, mà là địa hình và khí hậu tự nhiên ác liệt.
Đường xá ở nơi này thực ra không thể dùng từ đường xá mà miêu tả được, chó có thể nó là chỗ miễn cưỡng có thể đi qua.
Sóc Xuyên đạo và Phỉ Xuyên đạo đều là địa phương nghèo đói nhất lạc hậu nhất của địa khu Mỹ Ni Tư, nhưng tài nguyên khoáng sản ở nơi này vô cùng phong phú, bao gồm các loại mỏ than, mỏ sắc, mỏ đồng, còn có cả kim cương mà địa khu Mỹ Ni Tư rất lấy làm tự hào.
Sóc Xuyên đạo của địa khu Mỹ Ni Tư là nơi xản xuất kim cương lớn nhất toàn thế giới, kim cương mà nó sản xuất ra năm mươi năm trước đã nổi tiếng toàn quốc.
Khi đó Tiêu Ma Ha sau khi suất lĩnh quân đội đế quốc Đường Xuyên chinh phục nơi này, lễ vật đầu tiên mà ông ta dâng lên cho hoàng đế bệ hạ, chính là một viên kinh cương nặng tới một trăm sau mươi cara, hiện giờ viên kim cương đó còn khảm trên vương miệng của hoàng đế đế quốc Đường Xuyên.
Ngoài ra ở trên long ỷ trong Kim Loan điện Vị Ương cung tại kinh đô Ni Lạc Thần, hai bên tay vịn của nó khảm toàn là kim cương tới từ Sóc Xuyên đạo, mỗi một viên đều nặng trên một trăm cara.
Từ sau khi đế quốc Đường Xuyên chiếm lĩnh nơi này, Sóc Xuyên đạo liền trở thành nơi sản xuất mỗi kim cương, trừ kim cương ra đế quốc Đường Xuyên không còn hứng thú gì khác với nơi này.
Vì thế đào kim cương trở thành nhiệm vụ duy nhất của quan viên đương địa, gần như một một dãy núi đều bị bọn họ đào cho lỗ chỗ, trông qua như cái đầu bị chốc ghẻ vậy.
Sau này địa khu Mỹ Ni Tư chiến loạn, người dânnơi này thành công thu lại được quyền khai thác kim cương, nhưng lực lượng vũ trang địa phương chiếm cứ nơi đây lâu dài, lại chà đạp thứ tài nguyên ưu hạng này, bọn chùng gần như là khai thác bừa bãi, mang tới rất nhiều tai nạn cho vùng đất này, làm cho hoàn cảnh sinh thái và khí hậu của nơi này biến hóa ác liệt.
Khi quân Lam Vũ tiến thẳng tới đây, thì gió cát không ngừng nổi lên, ngoài vô số những ngọn đồi trọc lốc, chỉ còn nhìn thấy vô số những hang động đủ kích cỡ lớn nhỏ. Nghe nói nhưng hang động không thể thô sơ hơn này, chính là nơi đào kim cương.
Sử Lực Uy còn bỏ thời gian chuyên môn khảo sát mấy cái hang động, thực sự không thể hiểu nối những thứ hang động thế này sao có thể lấy ra được kim cương, ở trong con mắt của hắn, nhưng hang động thế này dùng để mai táng thi thể còn tạm được.
Trên thực tế, đúng như điều Sử Lực Uy dự đoán, những hang động này đa phần là để mai táng thi thể, bời vì không có biện pháp an toàn nào, một khi bị sụp đổ, thì những công nhân ở bên trong hang động lập tức bị chôn sống.
- Không nhìn thấy bộ đội chủ lực của đối phương.
- Không nhìn thấy bộ đội chủ lực của đối phương.
…..
Cứ cách hai tiếng đồng hồ, Sử Lực Uy đều phải phát một mẩu tin tức như vậy về tổng bộ sư đoàn bộ binh 103.
Từ sau khi tiến vào Sóc Xuyên đạo, trung đoàn bộ binh 314 quân Lam Vũ có danh xưng là Chân Mọc Cánh liền đảm nhận nhiệm vụ vu hồi vùng ngoài vi, mục đích của bọn họ là công chiếm Gia Cơ Tang Ni, cắt đứt con đường chạy về phía bắc tới cao nguyên Huyết Sắc của phần tử vũ trang nơi này.
Bời vì bộ đội kỵ binh quân Lam Vũ ở trên cao nguyên Huyết Sắc đang lên kế hoạch công kích người Vũ Chân, tạm thời không có binh lực để hiệp trợ cuộc chiến ở Sóc Xuyên đạo.
Trung đoàn trưởng Sử Lực Uy dẫn bộ hạ xuất phát tử Tang Phổ Đa Lợi Á, thẳng tiến tới Cơ Gia Tang Ni, thủy chung không phát hiện ra Ma Ni giáo hoặc là bộ đội chủ lực của các dịa phương khác.
“ Có lẽ là bọn chút rúc hết về mấy chỗ như Mễ Lệ Đạt hoặc là Tác Y Đặc Tang Bố rồi.” Sử Lực Uy nghĩ trong lòng như vậy.
Lực lượng vũ trang địa phương của Sóc Xuyên đạo vô cùng phức tạp, hơn nữa có rất nhiều tên tuổi, mỗi loại có địa bản riêng, có quy củ riêng, người lãnh đạo cũng vô cùng có phong cách, xung đột chảy máu giữa chúng cũng chưa từng ngừng bao giờ, làm cho vùng đất này rối ren tăm tối.
Cho tới tận sau này Bộ Thủ dựa vào thủ đoạn chính trị mềm mổng và vũ lực hùng mạnh, đem bọn chúng chỉnh hợp lại với nhau, trở thành đế quốc Quang Minh sau này, thì nơi đây mới hơi yên tĩnh được một chút.
Thế nhưng, dưới cái vẻ bền ngoài yên bình của đế quốc Quang Minh, cũng ẩn chứa rất nhiều dòng chảy ngầm.
Trên thực tế, Bộ Thủ cũng không hoàn toàn khống chế được những phần tử vũ trang cứng đầu cứng cổ này, cho nên không thể không dựa vào người Tây Mông và người Ngõa Lạp, lợi dụng quan hệ đối địch giữa bọn họ đề trần áp và kiềm chế lẫn nhau, mới hình thành được đế quốc Quang Minh có vẻ ngoài cường đại không gì sánh bằng vào khi đó.
Chỉ tiếc rằng đế quốc Quang Minh ngoài mạnh trong yếu không kéo dài lịch sử của mình được bao lâu, cùng với việc người Ngõa Lạp và người Tây Mông nối tiếp nhau rút lui, đế quốc Quang Minh do Bộ Thủ lãnh đạo cũng theo đó mà tan rã.
Sau khi đế quốc Quang Minh biến mất, Sóc Xuyên đạo và Phỉ Xuyên đạo quay trở lại trạng thái quân phiệt hỗn chiến.
Các lực lượng vũ trang lớn nhỏ ở nơi này triển khai chém giết kịch liệt, mỗi một ngày đều phải có tới hàng trăm người thương vong.
Sau này Ma Ni giáo hùng cứ Hổ Xuyên đạo bị quân Lam Vũ đánh bại, bộ đội tàn dư của nó rút về Sóc Xuyên đạo, chiếm lấy đại bộ phận đất đai ở nơi này, trở thành lão đại của Sóc Xuyên đạo.
Vào trung tuần tháng năm, quân Lam Vũ từng phái sứ giả tới Ma Ni giáo, yêu cầu Ma Ni giáo lập tức đầu hàng vô đièu kiện.
Kết quả người lãnh đạo của Ma Ni giáo là Đỗ Tang và Trầm Diệp do dự mãi, cuối cùng vẫn quyết định cự tuyệt đề nghị của quân Lam Vũ, quyết định ngoan cố kháng cự tới cùng.
Bời vì Ma Ni giáo và quân Lam Vũ trong những ngày tháng trước kia, từng nhiều lần va chạm đổ máu, đám người Đỗ Tang và Trầm Diệp đều sợ Dương Túc Phong làm bừa làm càn, trở mặt dụ bọn chúng đầu hàng sau đó sát hại toàn bộ, bời vì phần tử cốt cán của Ma Ni giáo ở Hổ Xuyên đạo đều bị quân Lam Vũ tắm máu không kẻ nào được ngoại lệ, thậm chí thân nhân cũng không may mắn tránh khỏi tai họa.
Sau khi cự tuyệt quân Lam Vũ khuyên hàng, Đỗ Tang và Trầm Diệp đều cảm giác đước nguy cơ sắp đổ ụp xuống đầu, bọn họ không thể không bôn ba tứ xứ, du thuyết các lực lượng vũ trang địa phương cát cứ khắp nơi tham dự vào trận doanh đối kháng với quân Lam Vũ tới cùng.
Hoạt động của bọn họ cũng thu được thành quả nhất định, bởi vì những lực lượng vũ trang địa phương kia cũng cảm giác được uy hiếp của lưỡi lê quân Lam Vũ, đa phần trong số bọn chúng, đều tham dự vào liên minh do Ma Ni giáo tổ chức, tuyên thệ đồng tông hiệp lực chống lại quân Lam Vũ.
Đối với trận tuyến liên minh do Ma Ni giáo tổ chức, Lam Sở Yến căn bản không để vào mắt.
Lực lượng vũ trang chiếm cứ vùng địa khu Sóc Xuyên đạo mặc dù nói số lượng có hai ba chục vạn tên, nhưng đều là đám ô hợp không có kinh nghiệp chiến đấu, quân Lam Vũ căn bản không cần phải sợ.
Rất nhanh quân Lam Vũ liền chia quân làm nhiều đường triển khai tiến công, cả dọc đường đi tiến tới với thế như chẻ tre.
Ngày 10 tháng 6, trung đoàn bộ binh số 314 lục quân quân Lam Vũ công chiếm được Cơ Gia Tang Ni phía bắc Sóc Xuyên đạo, cắt đứt hoàn toàn liên hệ giữa Síc Xuyên đạo và cao nguyên Huyết Sắc.
Cơ Gia Tang Ni là một thành trấn không lớn, trông có chút hoang tàn, vào ban đêm nhân khẩu thường trú không tới hai vạn, hơn nữa đại bộ phận đèu là dan tộc dư mục từ cao nguyên Huyết Sắc di cư tới.
Thứ đáng tiền nhất ở trong thành trấn này chính là mấy miệng giếng nước trong, mấy miệng giếng này đã khiến cho nơi đây trở thành vùng đất mỗi lần người Tây Mông nam hạ đều lưu lại.
Ở bốn xung quanh thành trấn, còn chi chit những chiếc cột chắn ngựa, nhìn qua trông giống như những cái cây khô trơ trụi, trở thành phong cảnh đặc sắt nhất của Gia Cơ Tang Ni.
Lực lượng vũ trang chiếm cứ Cơ Gia Tang Ni chỉ có chưa tới tám nghìn người, nhưng lại có tới mấy tên thủ lĩnh, hỗn loạn hết sức.
Trung đoàn bộ binh số 314 quân Lam vũ do Sử Lực Uy suất lĩnh còn cách nơi này năm sáu tiếng đồng hồ hành quân, thì phần tử vũ trang ở nơi này đã hoàn toàn tan rã rồi, chẳng ai biết được bọn chúng bỏ đi đâu.
Sử Lực Uy nghỉ ngơi ở Cơ Gia Tang Ni hai ngày, sau đó tiếp tục hướng tới Vân Đức Lạp Tư ở phía tây.
Khác với Sử Lực Uy thuần túy chỉ là hành quân, bộ đội quân Lam Vũ tiến công từ phía nam, gặp phải sự kháng cự kiên cường của lực lượng vũ trang Ma Ni giáo.
Đầu lĩnh của Ma Ni giáo là Đỗ Tang và Trầm Diệp tập trung được ba bốn vạn phần tử Vũ Trang địa phương, đồn trú ở phụ cận Tác Y Đặc Tang Bố, triển khai đối kháng kịch liệt.
Bọn chúng ý đồ dựa vào hoàn cảnh địa lý đặc biệt của Tác Y Đặc Tang Bố để trì hoãn bước tiến của quân Lam Vũ.
Kết quả hỏa lực của quân Lam Vũ đã hoàn toàn san bằng trận địa của bọn chúng.
Tác Y Đặc Tang Bố là một tòa thành thị rất cổ xưa, nghe nói là có tới năm trăm năm lịch sử, trước khi chiến loạn ở địa khu Mỹ Ni Tư bùng phát, nhân khẩu thường trú ở nơi này vượt quá hai mươi vạn.
Do khí hậu tương đối khô han, cho nên cư dân đương địa thích dùng gạch sống để xây dựng nhà cửa, cả tòa thành thị cơ bản đều là những căn nhà bằng gạch sống, liếc mắt nhìn qua, chỉ thấy một vùng hoang lương màu vàng. Từng có báo chí của đế quốc Đường Xuyên gọi nó là “thành thị màu vàng.”
Sau này địa khu Mỹ Ni Tư chìm vào trong chiến loạn, Tác Y Đặc Tang Bố trở thành địa phương đế quốc Quang Minh và Ma Ni giáo thường xuyên hỗn chiến, hai phe thế lực thường triền khai cuộc chiến giằng co ở nơi này.
Vì thế tòa thành màu vàng đã trở thành một tòa thành ma thực sự, những căn nhà bằng gạch sống lần lượt bị đánh nát, hình thành nên các hình thù kỳ quái.
Trên mặt đất lưu lại rất nhiều chiếc hố, gió bắc thổi qua, làm nơi này phát ra những âm thanh như quỷ khóc ma gào, mỗi người nghe thấy loại âm thanh này, ban đều đều sẽ gặp ác mộng.
Dần dần, nơi này liền không còn nhân khẩu thường trú nữa, hoàn toàn biến thành một tòa thành chết.
Dựa vào hỏa lực cường đại chi viện, quân Lam Vũ cơ bản đã san bằng tòa thành này, những căn nhà bằng gách sống còn sót lại đều bị xô đổ, những cái hố trên mặt đất cũng toàn bộ bị xới tung.
Đối diện với hỏa lực rợp trời của quân Lam Vũ, phần tử cốn cán của Ma Ni giáo còn có thể kiên thủ được một lát, nhưng những phần tử vũ trang khác thì đã sợ tới mất mật, chẳng thèm chào hỏi đã lập tức bỏ chạy mất dạng.
Khi Đỗ Tang và Trầm Diệp phát hiện ra mình đã rơi vào cảnh cô độc tác chiến, cũng muốn rút lui, nhưng đã muộn mất rồi.
Ngày 11 tháng 6, trải qua giao tranh kịch liệt, quân Lam Vũ đã chiém được Tác Y Đặc Tang Bố trọng trấn quân sự phía đông Sóc Xuyên đạo, tiêu diệt toàn bộ hơn hai vạn phần tử vũ trang Ma Ni giáo, đầu lĩnh Ma Ni giáo là Đỗ Tang và Trầm Diệp cũng bị bắt làm tù binh, sau đó bị chấp hành xử bắn, hơn ba nghìn tên tín đồ Ma Ni giáo bị bắt làm tù binh cũng bị bí mật xử bắn toàn bộ.
Sau khi đàm phán tan vỡ, Dương Túc Phong đã hạ mệnh lệnh diệt trừ hoàn toàn Ma Ni giáo, mệnh lệnh này được chấp hành triệt để.
Trải qua cuộc chiến ở Tác Y Đặc Tang Bố, Ma Ni giáo cuối cùng đã hoàn toàn tan tành mây khói, cho dù có một số con cá lọt lưới, cũng không dám giương lên cờ hiệu của Ma Ni giáo nữa rồi.
Sau khi quân Lam Vũ công chiếm Tác Y Đặc Tang Bố, liền tiếp tục tiến về địa khu Mễ Lệ Đạt ở trung bộ Sóc Xuyên đạo.
Do đường xá ở dọc đường đi bị kẻ địch phá hoại, cho nên vô cùng khó đi, bộ đội pháo binh của quân Lam Vũ không thể đi theo bộ binh hành quân thần tốc được, vì thế đều bị Lam Sở Yến lưu lại Tác Y Đặc Tang Bố, số bộ binh quân Lam Vũ còn lại thì trang bị gọn nhẹ hành quân.
Bời vì quân đội chủ lực của Ma Ni giáo đã bị diêu diệt, phía trước cũng không còn chiến đấu lớn lắm nữa.
Ngày 16 tháng 6, trung đoàn bộ binh số 314 quân Lam Vũ tới được Vân Đức Lạp Tư.
Cuộc chiến ở Vân Đức Lạp Tư khá là quyết liệt, Sử Lực Uy gặp phải thương vong đầu tiên kể từ khi khai chiến tới nay.
Địa thế của Vân Đức Lạp Tư rất cao, hơn nữa tường thành cũng khá kiên cố, lực lượng vũ trang địa phương chiếm cư nơi này có ngoại hiệu là Bọ Cạp Đen, vô cùng giảo hoạt và ác độc.
Cung tiễn mà bọn chúng sử dụng đều được ngâm qua chất độc lấy từ đuôi của bọ cạp, mang độc tính rất mạnh, kết quả có hơn mười chiến sĩ quân Lam Vũ trong chiến đấu không may trúng tên, toàn bộ bị độc phát bỏ mình, thi thể tiếp sau đó cũng thối rữa hết, khủng khiếp vô cùng.