Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu

Chương 1174: Chương 1174: Kế hoạch “Thiên đao vạn quả” (P8)




Khi chiến hoả ở Y Lai Nạp vô cùng kịch liệt, ở Trầm Hương thành cách xa Y Lai Nạp lại hết sức yên bình. Làn sóng mãnh liệt của biển Gia Lặc Tân vào mùa hè tựa hồ cũng có vẻ yên tĩnh hơn nhiều, sóng biển nhẹ nhàng mà uyển chuyển vỗ vào bờ tạo nên làn sóng biển trắng xoá, nước biển thoạt nhìn có màu xanh thẫm, liếc mắt nhìn không thấy điểm cuối. Khoảng thời gian trước thường xuyên có thể nhìn thấy băng trôi, nhưng lúc này đã hoàn toàn không thấy nữa. Nếu không phải nước biển vẫn lạnh như cũ, biển Gia Lặc Tân thoạt nhìn cũng không có gì khác so với biển san hô Nhật Lệ, đương nhiên đây chỉ là biểu hiện trên mặt mà thôi, thực tế ở nơi sâu thẳm trong hải dương, dòng chảy ngầm vẫn lưu động như cũ vô cùng nguy hiểm .

Trong cuộc chiến đấu cuối năm ngoái, thành Trâm Hương đã chịu sự phá huỷ nhất định, vài chỗ tường thành đã bị phá huỷ, đặc biệt là vị trí phụ cận cửa tây. Độ cao của tường thành còn lại không tới một phần ba. Trải qua sự cố gắng của quân Lam Vũ và nhân dân Y Lệ Nạp, mất thời gian mấy tháng mới một lần nữa khôi phục lại đoạn tường thành này, tuy nhiên nguyên liệu sử dụng ở đoạn tường thành này không phải là những tảng đá lớn nữa, mà là những tảng đá màu hồng phấn đặc sản của Y Lệ Nạp, hơn nữa hình thái cũng vô số kiểu.

Loại đá này chất đống trên tường thành, thoạt nhìn hết sức lấp lánh, nhìn từ xa giống như bị ánh nắng thiêu đốt, nhưng loại đá màu hồng phấn này nhìn thật sự rất đẹp tuy nhiên lại không hề chắc chắn, rất dễ bị ngoại lực phá huỷ. Những người ở Y Lệ Nạp cũng không muốn dùng nó làm vật liệu kiến trúc. Nhưng bây giờ loại đa này đang rất được hoan nghênh vì quân Lam Vũ thấy cuộc chiến đấu ở thành Trầm Hương đã hoàn toàn chấm dứt, thành tường không còn cần thết phải chắc chắn như vậy nữa.

Cuộc chiến tranh trên đất Y Lệ Nạp đã hoàn toàn chấm dứt 2 tháng trước, dưới sự lãnh đạo của đế quốc Lam Vũ, Y Lệ Nạp đã thành lập trật tự thống trị mới, quân Lam Vũ tuyên bố tiêu huỷ tận gốc phủ quân chính do tướng quân Bạch Lệnh thành lập, hơn nữa hạ lệnh bắt giữ các phần tử nòng cốt trong phủ quân chính, toàn bộ quân đội của phủ quân chính bị giải tán. Dưới sự sắp xếp của Dương Túc Phong, vương hậu Y Lệ Nạp Phượng Lam Vũ một lần nữa quay về thành Trầm Hương, đảm nhiệm quốc vương Y Lệ Nạp, là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, tượng trưng cho Y Lệ Nạp.

Nhưng căn cứ vào quy định của pháp luật Y Lệ Nạp mới được chỉnh sửa. Quốc vương Y Lệ Nạp chỉ hưởng quyền lực trên danh nghĩa, không có quyền lực chỉ huy và sử dụng lực lượng quân đội, cũng không có quyền lực trực tiếp tham gia vào cơ cấu quyền lực quốc gia, hơn nữa quốc vương Y Lệ Nạp phải nghe theo sự chỉ huy của thống soái tối cao đế quốc Lam Vũ, tiếp nhận kiến nghị cho quân Lam Vũ đóng quân ở khu tổng đốc Y Lệ Nạp, cũng chính là nói khu vực Y Lệ Nạp đã gián tiếp trở thành một bộ phận trực thuộc đế quốc Lam Vũ.

Quyền lực chủ yếu ở khu vực Y Lệ Nạp vẫn do Dương Túc Phong nắm giữ rồi uỷ thác vào tay tổng đốc Y Lệ Nạp. Tổng đốc Y Lệ Nạp không phải nghe theo lệnh của quốc vương Y Lệ Nạp,mà do đế quốc Lam Vũ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trực tiếp từ thống soái tối cao của đế quốc Lam Vũ. Quốc vưong Y Lệ Nạp không có quyền lực thay đổi tổng đốc,mà tổng đốc Y Lệ Nạp cũng không cần phụ trách quốc vương Y Lệ Nạp. Quốc phòng và ngoại giao của Y Lệ Nạp đều do đế quốc Lam Vũ phụ trách, quốc vương Y Lệ Nạp có quyền biết và quyền đề nghị, nhưng không có quyền quyết định.

Nếu đổi lại là quốc gia khác, có lẽ quyết định này của quân Lam Vũ sẽ gây hậu quả tương đối kịch liệt, dù sao đây cũng là việc đem một quốc gia độc lập biến thành quốc gia phụ thuộc vào đế quốc Lam Vũ, nhưng dưới tình hình đặc biệt, quy định này cũng không gây ra tiếng vọng quá lớn. Quân Y Lan trên mảnh đất Y Lệ Nạp đã tàn sát quá nhiều dân cư, tạo nên một khu vực rộng lớn không bóng người, nhân dân Y Lệ Nạp đã ý thức sâu sắc được rằng chỉ có dựa vào lực lượng của quân Lam Vũ bọn họ mới có thể đạt được cơ hội báo thù tuyệt hận, hơn nữa Phượng gia tỷ muội xuất thân từ Y Lệ Nạp ở đế quốc Lam Vũ được hưởng quyền lực và địa vị cao nhất, cũng đủ để thoả mãn một bộ phận lòng hư vinh của nhân dân Y Lệ Nạp. quân Lam Vũ phổ biến pháp điển cũng đạt được sự ủng hộ của số đông nông dân và nô lệ, giới công thương nhân sĩ và nhiều nhân tố khác hợp lại khiến cho quy định này thuận lợi được thông qua.

Sau khi đụng độ bởi quân Y Lan từ cuối năm ngoái tại thành Trầm Hương, Y Lệ Nạp cơ bản đã khôi phục, đối mặt với áp lực ngày càng lớn của quân Lam Vũ, quân Y Lan không thể không từ từ rút lui trở về đóng quân phong thủ ở Ngô Xuyên đạo, hành lang Á Sâm. Trên mảnh đất Y Lệ Nạp chỉ còn lại Thư Lỗ Khắc suất lĩnh cánh phản quân Y Lệ Nạp còn đang dãy dụa, bọn chúng đánh giết khắp nơi, tạo ra sự hỗn loạn cực lớn, dùng sự tàn sát để ngăn chặn nhân dân Y Lệ Nạp gia nhập quân Lam Vũ. Nhưng kế hoạch của chúng rất nhanh bị quân Lam Vũ huỷ diệt, cánh quân của Thư Lỗ Khắc cũng hoàn toàn bị diệt vong.

Cánh quân của Thư Lỗ Khắc vốn được hải tặc Ca Âu ủng hộ , không có sự ủng hộ của hải tặc Ca Âu, bọn chúng không ngừng lao xuống dốc, đi thẳng đến sự huỷ diệt. Theo đó hải quân của hạm đội bắc hải từ từ chặt đứt mối liên lạc giữa hải tặc Ca Âu và khu vực Y Lệ Nạp. Cuộc sống của cánh phản quân Y Lệ Nạp càng ngày càng khó sống. Bọn chúng không có cách nào có được số lương thực cơ bản và bổ sung quân trang. những tráng đinh có thể bắt được ngày càng ít, mà vòng vây của quân Lam Vũ đối với chúng lại càng ngày càng thít chặt. Tinh thần khủng hoảng nghiêm trọng, Thư Lỗ Khắc triển khai chém giết một cách tuyệt vọng, những nơi bọn chúng đi qua đều đem cư dân ở đó giết chết toàn bộ, dựa vào việc giết người để khống chế nỗi sợ hãi tronglòng mình.

Sự chém giết điên cuồng của cánh phản quân Y Lệ Nạp đã dẫn đến sự phản kháng kịch liệt của nhân dân Y Lệ Nạp, bọn họ dũng cảm phối hợp với quân Lam Vũ tiến hành truy đổi đến cùng, trải qua cuộc chiến đấu mấy tháng, lực lượng của Thư Lỗ Khắc không ngừng suy yếu, cuối cùng rốt cuộc cũng không còn đường để đi, nội bộ bên trong cũng bắt đầu phân hoá. cuối cùng vào tháng 5, bản thân Thư Lỗ Khắc bị bộ hạ giết chết, tất cả người nhà cùng thân tín cũng đều bị giết sạch. Những người bị hại báo thù tuỵệt hận giết chết tất cả những người có liên quan đến Thư Lỗ Khắc, cái này chính là cái gọi là ác giả ác báo. Kẻ hi vọng sống chết có thể đi theo tháp tùng tướng quân Bạch Lệnh cuối cùng cũng đã nằm dưới đất.

Sau đó số quân còn lại lương tận đạn kệt, không thể không đầu hàng quân Lam Vũ, khẩn cầu có được sự khoan dung, tha thứ của quân Lam Vũ. Ước chừng 6000 phản quân còn sót lại toàn bộ đều bị quân Lam Vũ giao cho pháp đình Y Lệ Nạp tiến hành thẩm phán công khai. Kết quả dưới sự phẫn nộ của nhân dân Y Lệ Nạp nhất trí đồng ý phán bọn chúng tử hình, vì vậy bọn chúng bị áp giải tới quảng trường thành Trầm Hương tiến hành xử bắn công khai. Tiếng súng hành quyết liên tục trong hai ngày, cánh phản quân đã từng là cơn ác mộng của nhân dân Y Lệ Nạp đã tan thành mây khói, hoàn toàn biến mất trong lịch sử.

Sau đó không lâu, tướng quân Bạch Lệnh biết được tin này đã tuyệt vọng tự sát ở quần đảo Đại Mã Cáp, không có lực lượng của mình, hải tặc Ca Âu ngay cả cơm cũng không muốn cho hắn ăn. Sau khi làm kẻ điên nửa tháng, hắn cũng lựa chọn con đường duy nhất là kết thúc mạng sống của mình. Trước khi chết, hắn đã cắn ngón tay của mình, dùng máu tươi khắc lên tảng đá trên quần đảo Đại Mã Cáp ba chữ :”Dương Túc Phong”

Những chữ to này biểu thị rằng cho dù bản thân có xuống địa ngục cũng sẽ khôngbỏ qua cho Dương Túc Phong.

Chỉ tiếc đợi đến khi quân Lam Vũ đổ bộ lên quần đảo Đại Mã Cáp, ba chữ to này sau thời gian dầm mưa dãi nắng, gió táp mưa sa đã biến thành ấn ký màu đỏ sậm mơ mơ hồ hồ, không ai có thể phân biệt được những chữ đó viết cái gì. Dương Túc Phong đương nhiên không biết ở dưới địa ngục còn có người nghiến răng nghiến lợi với mình, nhưng cho dù hắn có biết, đại khái cũng không để ý.Một tướng quân nhỏ nhoi trong mắt hắn có lẽ không là gì.

Bến cảng của thành Trầm Hương đã được quân Lam Vũ toàn lực kiến thiết, đã xây dựng lên bến cảng siêu lớn có thể chứa được 60 chiếc thuyền đồng thời nhả neo. Bến cảng thành Trầm Hương vốn chính là bờ lớn nhất của biển Gia Lặc Tân, có điều kiện tự nhiên vô cùng tốt. Lúc này vì yêu cầu vận chuyển, quân Lam Vũ điên cuồng xây dựng thêm bến tàu, hơn nữa còn lắp đặt các cần cẩu tăng nhanh tốc độ tháo dỡ vật tư hàng hoá để tiện cho việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật tư của quân Lam Vũ tại hành lang Á Sâm. Do ở hành lang Á Sâm quân Lam Vũ có 9 lữ đoàn bộ binh với 6 vạn quân nên áp lực vận chuyển của hậu cần vẫn rất lớn.

Bến cảng thành Trầm Hương hàng năm có hai tháng đóng băng, từ trước đến giờ mùa hè là thời điểm bận rộn nhất của bến cảng, thương thuyền vãng lai ở ngoài khơi cơ hồ xếp thành đội ngũ liên miên không ngừng, chờ đợi có trật tự để tiến vào bến cảng tháo gỡ hàng hoá. Có một bộ phận thương thuyền trọng lượng nhỏ, từ trong hàng ngũ đi ra, đến bến phụ trợ ở phía bắc thành để tháo dỡ hàng hoá. Vì dung lượng tháo dỡ hàng hoá ở bến cảng thành Trâm Hương dù sao cũng có hạn, quân Lam Vũ không thể không xây dựng thêm nhiều bến cảng phụ trợ khác ở bên cạnh. Ở phía bắc, Long Nha chiến hạm của hải quân Lam Vũ như ẩn như hiện tới lui tuần tra, cảnh giác bảo vệ sự an toàn của những thương thuyền này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.