.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội
Sự xuất hiện và hoành hành của quân Hồng Bàng tất nhiên nhanh chóng được báo lên triều đình Larati. Ban đầu triều đình định không để ý mà chỉ cho quân địa phương tự diệt vì nghĩ rằng đây chỉ là bọn cướp quá táo tợn, thế nhưng sau khi hịch văn bố cáo mà Hoàng Anh Kiệt cho người đọc khắp làng mạc được báo về, mọi việc thực sự làm triều đình Larati hoảng.
- Bọn này là cánh quân tiên phong của Liên Quân Phạt Chiêm của người Chân Lạp- Ai Lao- Lão Qua- Bồn Man- Hồng Bàng cùng nhau tụ họp. Chỉ huy quân tiên phong là Quốc Vương của Hồng Bàng Hoàng Anh Kiệt và Giám Quân của Ai Lao Dương Thế Thiện.- Một vị võ quan đọc to chiến báo vừa được tổng hợp
- Lão tướng quân, ông thấy chuyện này thế nào?- Vua Kasen hỏi với sự lo lắng thấy rõ. Là một vị vua trẻ, chưa kinh qua nhiều biến cố nên vị vua này không giữ nổi bình tĩnh
- Bệ hạ không cần quá lo lắng, thần thấy rằng đám người này tuy đánh phá rộng khắp nhưng mục tiêu thường đều là những chỗ không có quân đội hoặc chỗ ít quân, chứng tỏ chúng đang cố phô trương thanh thế.- Trui Heola- một vị tướng quân đã phò ta 3 đời vua của Larati, người đá kinh qua trăm trận chiến thì bình tĩnh phân tích mọi thứ. Các quan văn võ cũng hết sức đồng ý.
- Chúng đang phô trương thanh thế tức là chúng muốn ta phải e ngại không dám có hành động quyết liệt, vậy thì khả năng là bọn này cũng chỉ có một lực lượng khá nhỏ.
- Tin báo về còn cho thấy chúng đang gấp rút đóng thuyền, có lẽ chúng cướp phá một trận nhưng sợ ta phản ứng nên mới giả hiệu thảo phạt chúng ta.
- Nhưng nếu thế thì chúng còn bắt bọn nô lệ dựng lên những hệ thống phòng thủ để làm gì nhỉ?
- Đó mới là đòn đánh lạc hướng cao tay của bọn nó! Tôi nghĩ bọn nó đang muốn tranh thủ thời gian để chuyển hàng hóa trong cảng đi tiêu thụ. Bọn này là bọn cướp táo tợn nhất tôi từng thấy vậy
- Nếu thế thì ta phải nhanh chóng cho thủy quân bao vây đường biển lại không cho chúng nó chạy, rồi cho quận bộ đánh tới, diệt gọn bọn nó.
- Trước mắt ta không nắm được sát sao tình hình của chúng, nhưng nếu để lâu không đánh thì ta sẽ càng thêm bị động, người dân giao động. Nếu chúng thực sự là quân tiên phong của liên quân mà người Chân Lạp đứng ra tổ chức, chúng sẽ tuyển mộ được thêm một số tên giặc cỏ, lính đánh thuê, thậm chí là người dân vào quân đội.
- Nhưng nếu thực sự chúng là tiên phong của liên quân mà Chân Lạp tổ chức, vậy thì trung quân đâu?
- Trung quân ư?
- Đúng thế, nếu giả dụ rằng hịch của chúng nói thực thì chúng chỉ là tiên phong thôi, mà trung quân chưa xuất động.
- Chân Lạp, Bồn Man, Lão Qua, Ai Lao đều chỉ có giáp ta đường bộ, nhất là phía bắc, vậy thì khả năng chúng đánh ta ở đó là rất cao. Nếu ta cho quân tập trung vào bọn này thì sẽ lơi là phòng thủ ở đó. Như vậy thì ta sẽ bị chúng tổng lực tấn công từ phía bắc.
- Chẳng lẽ ta không thể làm gì ư?
- Nếu như bọn kia là tiên phong thì việc ta điều binh tới tiêu diệt chúng sẽ là mắc bẫy. Thần xin bệ hạ hãy lệnh cho các cánh quân ở biên giới phải đề cao cảnh giác.
- Thần lại cho rằng đây là một lợi thế cho chúng ta.- Lão tướng quân Trui Heola phản bác- Chúng không biết được là ta đã nắm được kế hoạch của chúng, nên ta có thể tương kế tựu kế dụ chúng vào sâu rồi đánh một trận diệt sạch.
- Nhưng làm thế nào mới dụ được chúng vào sâu để diệt?
- Thần xin bệ hạ cho một đạo mật lệnh để điều động đại quân biên ải theo lệnh của thần- Vị tướng già bắt đầu trình bày kế hoạch- Sau đó thần giả hiệu như tập trung quân để đánh cứu nguy cảng Larati nhưng thực chất là thần ém quân dọc đường, từng nhóm nhỏ một, để địch không phát hiện ra. Khi nào quân ta còn khoảng 2000 quân, thì thần sẽ cho một viên tướng dũng mãnh đưa đạo quân đó tới gần cảng Larati, mộ một đám tân binh giả làm quân chính quy của ta để đánh vào cảng. Hễ chúng chỉ là bọn hải tặc thường thì thấy thanh thế quân ta ắt phải chạy ngay, nhược bằng không tất là có việc đại quân của chúng đi đường bộ mà sang. Thần và các con trai xin chỉ huy toán quân đó chờ quân địch đi sâu vào đất của ta là khóa đầu khóa đuôi, diệt gọn một trận.
- Kế sách của lão tướng quân quả thực rất khá, nhưng để chúng đi vào sâu trong đất ta thế này, liệu có gì nguy hiểm!
- Đại vương, xưa nay trộm cướp có thể chờ đợi người lành 1000 ngày đợi lúc sơ hở, nhưng kẻ thiện lương nào có sức mà đề phòng 1000 ngày. Chi bằng sớm dụ được tên cướp, đánh nó một trận cho nó và những tên khác lo sợ, mà không dám tơ tưởng tới nữa, thì là được nhàn thân.
- Lão tướng quân nói vậy là hết sức đúng đắn, chúng thần xin bệ hạ đồng ý ạ.
- Được, vậy xin lão tướng quân hãy giúp nước ta đánh tan quân địch, để bảo vệ nước non ta một dải thanh bình.- Trước những ý kiến hết sức lạc quan và nhất trí của bá quan, vị vua trẻ Kasen của Laja vui mừng hết sức, viết lấy chiếu lệnh đưa cho lão tướng quân trung thành.
- Thần xin vâng mệnh.- Trui Heola quỳ lạy vâng lệnh.
Sau khi nhận được mật lệnh tối cao, Trui Heola ngay tức thì cùng 5 người con trai của ông ta ngày đi đêm nghỉ tới những doanh trại quân đội gần biên giới phía bắc của Laja. Sau khi đến nơi, một mặt ông ta phổ biến kế hoạch, nhanh chóng mang đi một bộ phận lớn quân đội từ các quân doanh biên phòng, một mặt nhanh chóng cho thám báo ngày đêm hoạt động, dò xét tình hình xung quanh biên giới. Cuối cùng, sự hoạt động của liên quân cũng bị phát hiện, Trui cũng lập tức tiến hành kế hoạch, bắt đầu hành quân về cảng Larati.
Đúng như dự đoán của Trui, liên quân của Chân Lạp sau khi ông ta đi đã bắt đầu có những sự chuẩn bị về lương thảo và đường xá, chứng tỏ sự phòng bị của ông ta là đúng. Không cần phải suy nghĩ lâu thêm, Trui thực hiện kế hoạch. Tại những khu vực ông ta đi qua, lính địa phương và lính chính quy nhanh chóng tráo đổi thân phận, nên đoàn quân vẫn đông y như ban đầu, chỉ có chất lượng là suy giảm một chút. Dẫu vậy, với quân số lên tới 10 000 người: 400 kỵ binh, 50 thớt voi ( 1 voi có 1 quản tượng và 1 chiến binh= 200 người), 8000 bộ binh, 1400 cung thủ, thì việc bao vây 4000 quân tiên phong của Hoàng Anh Kiệt vẫn là dễ dàng với một vi tướng lão luyện như ông ta.
Về phía quân tiên phong, nghe tin 10 000 quân đối phương đang kéo tới, quân của Dương Thế Thiện bắt đầu lo lắng, nếu khôn phải họ Dương liên tục cảnh cáo, sợ là có kẻ đã chạy trốn. Trái lại quân Hồng Bàng không tỏ thái độ gì lắm, từ những người thân vệ của hoàng Anh Kiệt đến những anh lính Chiêm Thành mới nhập ngũ không quá nửa năm. Sự kỷ luật, rèn giũa trên những thao trường quân sự nghiêm ngặt đã tạo nên sự khác biệt.
Dù rằng hoàn toàn tự tin vào công sự mình đã xây dựng tại cảng, Hoàng Anh Kiệt vẫn mời Dương Thế Thiện tới bàn bạc việc đánh giữ ra sao.
- Ngài muốn đánh một trận phủ đầu chúng ư?- Hoàng Anh Kiệt ngạc nhiên hỏi lại.
- Đúng thế, địch mới tới, chưa có doanh địa, lại hành quân từ xa, binh sĩ đánh trận liên tục thắng lợi, sĩ khí dâng cao, lấy nhàn thắng mệt là điều cốt yếu khi này. Hơn nữa ta cũng đã chiêu mộ được rất nhiều sơn tặc, lính đánh thuê, du dân ở Chiêm Thành, tính ra tổng quân số cũng phải được 1500 người, vậy là ta đã có gần 6000 người, khoảng cách binh lực không quá xa vời.
- Dương giám quân nói có lý lắm, nhưng ngài nên biết rằng quân ta tuy đánh trận nhiều, song lại chưa từng hợp đồng tác chiến, phối hợp e rằng có sự khiên cưỡng.
- Quân địch từ xa tới đang mệt mỏi, quân ta khỏe mạnh hơn, dù có bị vấp váp cũng còn có thể lấy lại thế chủ động. Chờ khi chúng đã chuẩn bị đủ đầy, quân ta tấn công mà có sự sai lầm thì sao vực lại nổi.
- Ý của ngài thì tôi rất hiểu, vậy thì mai ta sẽ cho toàn quân ra trận thủ đánh tổng lực để xem xét tình hình. Nhưng khi đã đánh tổng lực, tất nhiên sẽ có những tình huống nguy cơ khó lường, lúc đó không thể để quân sĩ có sự hỗn loạn. Muốn như thế thì chỉ huy phải thống nhất. Ta và ngài, ai là người có quyền đó.
- Việc này còn phải hỏi sao, Dương đại nhân là Giám Quân, có trách nhiệm giám sát toàn bộ quân đội, nên việc chỉ huy phải do…- Một tên lính của Dương Thế Thiện chen miệng vào ngay
- Bậy bạ. Việc chiến tranh có phải chuyện đùa đâu, đại vương Hoàng Anh Kiệt là người trải trăm trận chưa bại lần nào, nếu ngài ấy không cầm quân thì mới là có vấn đề. Trong khi đó Dương Giám Quân đã đánh trận nào chưa?- Đào Văn Bác lập tức chặn họng kẻ xấc xược.
- Đánh trận ta chưa từng, nhưng ta xin hỏi vị Hồng Bàng vương rằng ngài đã đọc Tam Thao Lục Lược hay binh pháp nhà nào?
- Thú thực là tôi chưa từng đọc bất kì sách nào về binh pháp?
- Vậy thì thực đáng tiếc, ngài nên biết đọc một cuốn sách như đi vạn dặm đường, ta đọc qua Tam Thao Lục Lược, Binh Pháp Tôn Tử, các loại sử sách chiến trận nhiều vô số kể, nếu ngài không tin thì chúng ta cùng làm một trận so tài nho nhỏ.- Dương Thế Thiện mỉm cưới nói, giọng không có thể hiện chút cao ngạo nào, nhưng toàn bộ những lời ông ta nói thì rõ rành rành ý chê bọn nhà quê như Kiệt đánh thắng nhờ cái dũng thất phu, làm sao chỉ huy được ông ta.
- So tài thì xin miễn đi, Kiệt tôi đến Tứ Thư Ngũ Kinh cũng chưa học hết, chơi mấy trò đánh trận trên bàn giấy chỉ tổ tủi hổ chúng mà thôi. Ngày mai tôi xin nghe chỉ thị từ ngài.- Hoàng Anh Kiệt đáp lại, tuy có hơi đốp chát việc Dương Thế Thiện chỉ là loại hành binh trên giấy, nhưng cũng tỏ ý vâng mệnh.
- Vậy thì tốt!- Dương Thế Thiện cũng biết lời mình nói hơi quá, nên sau khi xác nhận rằng đối phương sẽ tuân lệnh, thì cũng bỏ qua sự châm biếm của Kiệt. Dù sao sự châm biến ấy cũng nhẹ nhàng.
Dương Thế Thiện bắt đầu trình bày kế hoạch tác chiến của ông ta, cũng không có gì quá phức tạp trong một cuộc chiến tranh mặt đối mặt khi quân số có thể lên đến hai vạn người. Theo ý của Dương Thế Thiện thì quân của Kiệt sẽ án ngữ trung tâm trận này, vừa đánh vừa dụ địch trong địa hình đã có sẵn, một địa hình hoàn toàn có lợi cho việc dụ địch: quân ta không bị phô đội hình, nhưng cũng không có địa thế hiểm yếu để thủ, giúp địch có thể tiến sâu. Khi địch đã vào sâu thì ông ta dẫn quân đánh tạt sườn chúng.
Hoàng Anh Kiệt và Đào Văn Bác nhìn Dương Thế Thiện cùng tên tùy tùng đi khỏi phòng họp với vẻ đăm chiêu. Hồi lâu sau, có lẽ không còn nhịn thêm được nữa, Đào Văn Bác hỏi
- Cậu thực sự tin vào tài cầm quân của Dương Thế Thiện?
- Không! Nhưng anh có cách nào để buộc những kẻ thuộc quyền của gã nghe lời ta sao! Nếu có thì ta sẵn lòng nghe rồi đó!
- Hề hề hề! Vậy mai ta sẽ làm thế nào, nghe theo lời hắn hay chỉ giả vờ…
- Ta sẽ đánh thật, vì đây là cơ hội tốt cho chúng ta luyện binh. Gọi các chỉ huy của ta vào đi, ta sẽ họp bàn dựa theo kế hoạch mà vị Giám Quân kia đưa ra.
Cuộc họp sau đó với các chỉ huy về kế hoạch tấn công này, các chỉ huy cũng tỏ ra đây là một trận đánh tương đối ổn, không có gì sai lầm trong các ý đồ lẫn chiến lược: đánh một đòn phủ đầu khiến địch sợ hãi, không dám đánh tiếp mà phải tụ tập thêm binh sĩ để vây diệt, giúp bào mỏng lực lượng của Laja theo ý đồ ban đầu, đồng thời cũng giúp binh sĩ quen việc đánh hiệp đồng tác chiến. Nhng cái họ lo nhất là đạo quân của dương Thế Thiện còn có những tên thổ phỉ, lính đánh thuê, tù,… Bọn này thấy lợi thì ùa ra, thấy hại thì chạy tán loạn. Nếu địch có đủ khả năng vặn ngược thế trận, khiến đám này hoảng loạn mà phá đội hình, liệu chúng có khiến kẻ địch nhân lửa thổi gió, một trận đánh thọc sâu vào đội hình của quân ta. Nếu tình huống đó xảy ra thì ta có cách nào để ứng đối.
- Việc của ta là dụ địch và chịu thế công lúc đầu, từng đó việc đã mệt thấy mẹ rồi, lao lên tranh công làm gì!
- Đúng thế, chúng ta đã đánh trận trước, lúc sau tụt lại nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ cũng không thể trách được.
- Nếu thắng thì ta làm hết phận sự, không có công lao cũng phải có khổ lao còn nếu mà có biến thì ta cũng tự giữ được mình.
- Được đấy!
Cuối cùng mọi người nhất trí với nhau một việc là chỉ lo làm tốt việc được giao: du địch, còn phản kích và truy kích tới đâu thì Dương Thế Thiện tự lo. Đồng thời công sự cũng phải được tái kiểm tra và gia cố trong đêm, tránh việc bất ngờ gì đó xảy ra.
Sáng hôm sau, gà chưa gáy, quân Hồng Bàng đã dậy nổi lửa nấu cơm, binh sĩ nhanh chóng ăn lửng dạ rồi bắt đầu tập kết, hành quân nhanh tới khu vực dự định chiến đấu. Dù rằng chỉ là nơi đón đánh và dụ địch, họ cũng cẩn thận chiếm cao điểm để quan sát, làm phong hỏa đài báo tin khẩn và trinh sát thật kỹ mọi ngóc ngách. Đến khi quân Hồng Bàng làm hết, thì quân của Dương Thế Thiện mới bắt đầu dậy, ăn uống,… Nhưng thế vẫn chưa là gì, vì mọi thứ còn sớm chán với quân Chiêm La. Tiếng là hành quân thần tốc nhưng hình như phải tới gần 9 giờ sáng, họ mới có thể tiếp tục hành quân. Và khi trời trưa trầy trưa trật, hai bên mới thấy mặt nhau.