.10/Thay đổi.
Vương Thụ Dân không vui là mấy. Chẳng biết Nhất Trung là chốn quái quỷ gì mà Tạ Nhất vốn luôn rất thân thiết với cậu ta, sau nửa năm không về nhà, liền thay đổi thành một người khác. Nụ cười cứng ngắc nhạt nhẽo, điệu bộ câu nệ nhác chừng. Rành rành là ý cự tuyệt xa lánh.
Đúng, đích xác là cự tuyệt. Với người khác thì bình hòa khách khí, còn đối với Vương Thụ Dân lại một mực né tránh.
Trọn kì nghỉ đông, Tạ Nhất hoặc là ở suốt trong nhà đọc sách hoặc ra ngoài làm thêm. Việc khiến Vương Thụ Dân sinh bực chính là, Tạ Nhất không nói cho cậu ta biết nơi mình làm việc. Mỗi lần cậu ta tìm tới cửa thì Tạ Nhất đều trăm phương ngàn kế khách khí lãng tránh rồi đuổi đi.
Trước đây Tạ Nhất không phải như vậy, Vương Thụ Dân nghĩ. Tạ Nhất trông thì ngoan ngoãn đấy nhưng tính nết thì cố chấp bướng bỉnh lại chẳng được mấy phần kiên nhẫn. Tuy vậy chưa bao giờ viện cớ mượn lý do, phàm mà không thích liền trợn mắt nói, “Tôi lười không thích đi đấy, rồi sao nào?” Còn bây giờ thì khác rồi… Nói sao ta, trông có vẻ người lớn thích làm dáng hơn, phải không nhỉ?
Hệt như tự giam hãm mình trong một ***g thủy tinh khép kín vậy.
Vương Thụ Dân chính vì vậy mà càng bực bội, suốt kì nghỉ đông chẳng có lấy một ngày dễ chịu.
*
Gần cuối năm, người lớn ai cũng bận chuyện của mình, chẳng hơi đâu để ý việc giận hờn con nít.
Ngày nghỉ bao giờ cũng ngắn chẳng tày gan, làm người ta phát giận. Điều này thì tâm lý học thường gọi là “lỗi giác thời gian”, tức không có ý thức về ngày tháng… Mà thôi mặc kệ đi, tóm lại đại ý là ngày vui nhanh chóng qua mau, Tạ Nhất lần nữa thu dọn hành trang.
Đương thu dọn được nửa chừng thì cậu lại thẫn thờ ngẩn ra, ngẫm nghĩ đôi điều xa vắng, năm cũ đi năm mới lại, bản thân trước sau vẫn lẻ loi cô độc, bây giờ lại phải quay về trường học.
Đối với con nít mà nói, trường học là nơi lưu trữ hồi ức, là chốn tiêu hao phần lớn đời thanh xuân tươi đẹp. Ấy nhưng với một số ít mà nói, đấy lại là chỗ buồn thương câm nín, áp lực bao giờ cũng tứ phía bủa vây, chẳng được bấy nhiêu vui vẻ.
Những vết kim đâm trên cánh tay đã nhiễm trùng, bắt đầu có dấu hiệu làm mủ, mơ hồ sinh đau. Tạ Nhất cuốn ống tay áo lên, sững ra nhìn những vết kim nọ. Phải chăng sách vở đã khiến mình ngu muội đi, học mãi vẫn không có gì vào đầu?
Thốt nhiên lại ngẫm tới mùa hè cấp Hai năm ấy, tình cờ bắt gặp một tên nghiện trong toilet. Gã đàn ông vì trốn cảnh sát nên lén mò vào trường học, người ngợm xanh xao vàng vọt, nhãn thần mông lung mờ mịt. Người ta nhìn vào gã chỉ thấy mùi tử khí bốc cao. Trong toilet tối tăm hôi thối, Tạ Nhất nhìn gã ngồi co ro trong xó tường bẩn thỉu, đầu tóc xơ xác, da dẻ xanh xao. Gã liếc Tạ Nhất một cái rồi liền cúi mặt, run rẩy đâm kim tiêm vào cánh tay.
Cánh tay đầy những vết thâm kim, rũ rượi buông thõng xuống đất.
Tạ Nhất vẫn còn nhớ ánh nhìn buông xuôi tuyệt vọng của gã đàn ông đó, hoàn toàn chẳng có một chút sinh khí hay chút ý muốn giãy giụa nào.
Tại xó góc tăm tối bẩn thỉu không kẻ nhìn thấy, một mình co ro quẫy đạp trong tuyệt vọng.
Đúng lúc này lại vang lên tiếng đập cửa. Tạ Nhất giật mình tỉnh lại, nhớ rằng ban sáng lúc Tạ Thủ Chuyết bỏ đi thì không khóa cửa. Cậu vừa tính bỏ ống tay áo xuống, thế nhưng áo quần mùa đông nhiều lớp lại dày cộm, làm mãi cũng không xong.
Bấy giờ Vương Thụ Dân cũng đã bước xộc vào nhà, miệng còn chưa kịp mở liền trông thấy cảnh Tạ Nhất cuống cuồng kéo tay áo xuống, phút chốc liền ngây dại ra.
Một lúc sau, Tạ Nhất mới hồi thần, nhếch miệng cười một tiếng, chậm rãi thả tay áo xuống. Vương Thụ Dân ngồi xổm dưới đất, nắm kéo lấy tay Tạ Nhất, nhíu mày hỏi, “Ai làm hả?”
Bàn tay lạnh lẽo chạm lên những lỗ kim đã thâm tím, làm Tạ Nhất theo phản xạ mà giật nảy người lại. Những đớn đau khi tự mình đâm kim vào người trong những đêm buồn tủi như lần nữa trỗi dậy kích thích thần kinh. Đoạn Tạ Nhất vội rút tay ra khỏi tay Vương Thụ Dân, cúi đầu đáp, “Không ai hết. Là vết tiêm vắc-xin thôi.”
Câu nói này đúng là đã xem thường chỉ số thông minh của Vương Thụ Dân, khiến con cọp con là cậu ta nóng giận, túm lấy bàn tay bị thương của Tạ Nhất mà quát, “Nhảm vừa thôi. Thằng cha lang băm nào mà đủ khả năng chỉ tiêm vắc-xin thôi lại để nhiều vết kim như vậy? Nếu có tiêm vắc-xin thì cũng tiêm có nơi có chỗ, ai lại tiêm bừa bãi như thế! Tạ Nhất cậu…”
Lời còn chưa cạn ý thì tay đã bị hất ra. Tạ Nhất kéo tay áo lại, đứng bật dậy, nghiêng người tránh né, gục đầu cúi mặt, mắt lạnh lẽo nhìn Vương Thụ Dân, như thể mọi sự chẳng liên quan gì tới đối phương. Cậu ta chẳng qua chỉ là người lạ khoái chõ mõm vào chuyện bao đồng.
Vương Thụ Dân bị ánh mắt kia làm cho sững sỡ ra, nhất thời quên tiếng nói.
Tạ Nhất thu lại ánh nhìn, ngồi xuống tiếp tục thu dọn hành lý, không mặn không nhạt nói, “Chuyện can gì tới cậu chứ?”
Vương Thụ Dân bị chọc giận, sau một lúc cố kìm nén cơn tức mới hỏi, “Cậu.nói.cái.gì? Tạ Nhất cậu nói cái gì? Lặp lại lần nữa xem sao?”
Tạ Nhất hừ một tiếng, vẫn không ngẩng đầu lên. Vương Thụ Dân đứng bật dậy, tức tối bỏ đi, khi ra cửa còn không quên đá một cái cho bõ tức.
Tạ Nhất ở lại, khóe miệng còn đeo ý lạnh nhạt, ấy nhưng nhãn thần đã đầy ắp đau khổ, tâm tình càng lúc càng bi thương. Mọi thứ trước mặt chợt nhòe đi. Cậu vội vã vươn tay xoa mắt. Đầu ngón tay dính dấp vệt nước nóng hổi. Ừ, cứ đi đi, càng xa càng tốt. Cậu nghĩ. Tôi là một tên biến thái, đàn ông lại đi thích đàn ông. Tới Tạ Thủ Chuyết còn đàng hoàng hơn tôi, còn sạch sẽ hơn tôi.
Phải chăng bây giờ Vương Thụ Dân đang nghĩ Tạ Nhất cậu là tên khốn vong ân phụ nghĩa? Ít ra còn đỡ hơn là một kẻ biến thái mà phải không?
*
Vương Thụ Dân đạp cửa nhà Tạ Nhất xong, đi xuống cửa chung cư, bất chợt nhớ ra mục đích tới tìm Tạ Nhất. Cạnh Lục Trung vừa mở một tiệm sách nhỏ, bán rất nhiều sách cũ, hiện đang giảm giá, ông chủ thì lại không chịu cẩn thận trông coi, vì bởi Lục Trung thì làm gì có đứa nào lo học. Những quyển sách hạ giá kia, vốn là muốn dẫn Tạ Nhất đến xem.
Vương Thụ Dân giậm chân mà đi, cơn buồn bực không dằng xuống đặng. Mấy năm nay, dầu Tạ Nhất có lạnh lùng, nhưng chưa bao giờ nói lời nào hắt hủi, có chuyện liền nói, cho rằng có không kiên nhẫn cũng chẳng khi nào phũ phàng như thế. Vương Thụ Dân cắm hai tay trong túi quần, mắng một câu, “Chẳng qua chỉ là đậu Nhất Trung thôi, ngon lành gì mà không coi ai ra gì!”
Gió bấc thổi lùa tới, Vương Thụ Dân rùng mình một cái, rụt cổ kéo áo bông lên cao. Tạ Nhất chết tiệt, vui vẻ không muốn chứ gì! Được rồi, tôi mà còn quan tâm tới cậu thì liền làm con rùa!
Vương Thụ Dân một mình tới hiệu sách cạnh Lục Trung. Vì từ ngoài lạnh bước vào chỗ ấm nên đầu óc nhất thời cũng mụ mị đi đôi chút, thầm nghĩ, điên rồi, một mình tới nhà sách làm gì, trộm sách xé ăn à?
Ông chủ đeo chiếc kính lão ngước đầu lên nhìn cậu ta một cái lại cúi đầu tẩn mẩn đọc từng chữ trong quyển sách ố vàng.
Vương Thụ Dân quét mắt nhìn cửa hàng một vòng, chẳng có lấy nửa bóng tiểu thuyết võ hiệp đâu, toàn là truyện sến súa và sách tham khảo. Ngoài ông chủ già ra thì chỉ có một nữ sinh đang đứng đưa lưng về phía cậu ta. Cô gái dáng cao ráo, mảnh khảnh, tóc dài đen nhánh buông xõa sau lưng. Vương Thụ Dân trợn mắt nhìn thật kĩ, nom quen quen. Hình như là hoa khôi Lục Trung, tên Lạc Linh hay Đan Linh gì đó, nghe đồn là bậc tài nữ anh thư rất mực.
Cô nàng chỉ mất mười phút để hoàn thành bài thi tiếng Anh, mất mười lăm phút để xong xuôi bài thi Toán. Là hạc giữa bầy gà. Mỗi cọng lông sợi tóc đều nghiễm nhiên gào thét “Ta đây khác các người.”
Đối với nam sinh học phổ thông mà nói, hoa khôi là một sinh vật cần quan sát để ý và khám phá. Vương Thụ Dân như vô ý mà ngắm nhìn cô nàng nhiều một chút. Đúng lúc thấy bìa sách trên tay hoa khôi tên Lạc Linh hay Đan Linh gì đó trông quen quen. Nhìn kỹ lại thì đúng là cuốn Hồng lâu mộng ấn bản thời kì đầu.
Vương Thụ Dân bất giác nghĩ tới chuyện, quyển sách này Tạ Nhất đã nhiều lần nhắc đến, có lần còn trông thấy ở hiệu sách Tân Hoa một quyển bìa cứng rất đẹp, ấy nhưng giá lại quá đắt. Tạ Nhất cầm lên lại bỏ xuống mấy bận. Vương Thụ Dân thích chí, nghĩ rằng nếu mua quyển sách này về, Tạ Nhất mười mươi sẽ xum xoe lại mà gọi cậu ta một tiếng anh này anh nọ, nên liền phấn khích mà nói, “Ông chủ, quyển này còn cuốn nào nữa không?”
Hoa khôi Lạc Linh hay là Đan Linh gì gì đó bị một tiếng quát của Vương Thụ Dân làm giật mình ngước đầu lên, đôi mắt của cô nàng tròn xoe đen nháy lại trong sáng, bất giác khiến Vương ta thấy quen thuộc vô cùng. Vương Thụ Dân gãi đầu, hắng giọng ho một tiếng, “Ha ha, sorry heng…”
Ông chủ hiệu sách biếng lười đáp, “Sách chỗ tôi mỗi tựa đề chỉ có một bộ, không dư dả gì đâu.”
Vương Thụ Dân nhăn mặt, rủa thầm một tiếng, ôi cái tiệm cùi bắp, có muốn làm ăn không đây? Sớm muộn gì cũng đóng cửa thôi!
“Bạn muốn mua cuốn này hả?” Hoa khôi hỏi, “Bạn là học sinh… Lục Trung?”
Được rồi, coi như cô nàng này có mắt và Lục Trung không phải ai cũng không biết đọc. Vương Thụ Dân hít sâu một hơi, mong rằng hình tượng của mình sẽ được nâng cao lên một chút, đoạn sờ mũi, ưỡn ngực, bày đặt phong nhã mà nói, “Ừ, tôi rất thích văn học cổ điển.”
Đúng là không biết xấu hổ, nói chẳng sợ cắn đứt lưỡi mà!
Hoa khôi nghe thế mắt liền sáng rực, “Bây giờ chẳng còn nhiều người thích văn học cổ điển nữa!”
“Không cần biết là thời đại nào nhưng con người không thể quên đi nguồn cội. Thanh niên chúng ta tuyệt đối không được quay lưng lại với tri thức trí tuệ tự ngàn đời của cha ông…” Ngón nghề tán gái và công phu chém gió thường có quan hệ họ hàng với nhau. Vương Thụ Dân bắt đầu mở máy hát, trái một chưởng phải một chiêu, lúc thì kinh kịch hồi thì thi ca, nom rất ra dáng văn sĩ.
Có thể vì bởi Lục Trung lưu manh quá nhiều, nên khi bắt gặp thành phần không phải lưu mạnh thì Hoa khôi phấn khích lắm. Bình thường phải nhìn chú hề nhiều quá, bây giờ tìm thấy người bình thường thì liền coi người ta như là siêu nhân. À quên nữa, Hoa khôi tên là Lạc Linh chứ không phải Đan Linh, thông tin này là lúc vô tình chém gió thì Vương Thụ Dân biết được.
Hả? Bạn nói gì? Hồng Lâu Mộng? Chặc chặc, Bây giờ Lục Lâu Mộng (Tên một bộ tiểu thuyết ngôn tình. Khi tìm kiếm thì thấy có nhiều kết quả có tựa đề tương tự, nhưng vì không biết đích xác tên tác giả nên không biết Lục Lâu Mộng được nhắc đến này là phiên bản nào ==) còn không khiến thanh thiếu niên có nửa điểm hứng thú nữa là. Vương Thụ Dân vừa chém gió nước bọt văng tung tóe đầy trời với Hoa khôi vừa âm thầm nghĩ, Tạ Nhất khốn kiếp nhà cậu dám coi tôi chẳng ra cây đinh gì, tôi lấy được sách về cũng không cho cậu xem!
Nửa tiếng sau, Vương Thụ Dân nhờ tài năng chém gió phây phây chẳng ngay bão tố của mình đã được bang cho vinh hạnh hộ tống người đẹp về nhà. Ông chủ tiệm sách đứng nhìn mà cứ cười mỉa suốt.
Nói gì thì nói, người ta cũng là hoa khôi của trường, Vương Thụ Dân tâm tình phơi phới như thể bước trên mây ngàn. Thế nhưng ông bà có câu, vui quá hóa sầu.
Vừa rời khỏi hiệu sách chẳng bao xa thì đã bị rơi vào tầm ngắm của bọn xấu. Đêm đông giá rét lạnh lẽo, mỹ nhân ngon lành như này dễ dàng trở thành miếng mồi của đám lưu manh.
Một nhóm thanh thiếu niên chừng bốn năm người xông tới bao vây lấy hai người.
“Tao nói chú em, người đẹp thế này mà mày định hưởng một mình à?”
✧
.11/Đi xa.
Anh hùng cứu mỹ nhân? Nuốt chẳng trôi cơn nghẹn? Xúc động là ma quỷ?
Thời niên thiếu chẳng biết đã đánh nhau bao bận, còn bằng lý sao tại sao, thì mươi mười năm sau nghĩ lại Vương Thụ Dân cũng chẳng rõ, chỉ thấy mọi chuyện bị phủ một lớp bụi mù. Đánh nhau với cậu ta mà nói, tần suất còn nhiều hơn cả việc nhà họ Vương ăn thịt kho tàu.
Ẩu đả cũng giống như đi đường thì đùng một cái té ngã. Dưới tình huống này, mọi người nên làm gì, sợ là còn hơn cả skilful method*, ót gáy đập xuống đường, cột sống bị vặn gãy, trong điện ảnh.
(*Nguyên văn là “寸劲儿/thốn kính nhi”, theo như baike thì đây là một thuật ngữ dùng trong phim ảnh, phút cuối cùng trước khi kết thúc cảnh phim thì diễn viên sẽ vận dụng toàn bộ sức mạnh/tài năng mà làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật, cũng như là làm sáng hành động của nhân vật lên, làm điểm nhấn cho bộ phim. Và chỉ có diễn viên tài năng mới có thể thành thạo làm được cái “thốn kính nhi” này. Từ tiếng anh cũng là do baike huynh dịch. Chẹp =,.= chỗ này hơi bị xoắn, bà con nào có cách hiểu khác thì chỉ giúp mình, mình xin đội ơn vạn bội!!!)
Vương Thụ Dân bấy giờ đánh nhau còn hơn cả kỹ năng skillful method trong truyền thuyết.
Vùng lân cận Lục Trung vốn chẳng có người trông coi, thế nhưng chẳng biết vì nguyên do gì, có thể là tại ý thức trách nhiệm với xã hội đột ngột trỗi dậy, mà có dân phòng đi tuần, nhân tiện bắt bớ thành phần khả nghi.
Vì vậy mà Vương Thụ Dân… “trúng độc đắc”.
Đêm đông khắc nghiệt bị dân phòng trói gô cổ nhốt trong ***g giam có lò sưởi ấm áp… Ok là nói hơi quá, chính xác thì, trong ***g giam rách nát chẳng có lấy cái lò than, khuyến mãi thêm tứ bề gió lùa phây phây. Tình cảnh như vầy còn chưa đủ thê lương vậy thì xin kể thêm rằng, Vương Thụ Dân đầu sưng một cục to tổ chảng, con mắt bị rách máu chảy lấm lem, mặt mũi bầm dập hơn cái nùi giẻ, khiến Giả Quế Phương suýt thì chẳng nhận ra.
Tại sao chỉ mỗi Dân ta là bị nhốt?
Hỏi rất hay! Dân phòng chỉ có một người, với tình hình lúc đó thì chỉ tóm được một tên. Cái bọn du côn đó vừa nghe tiếng còi thét lên thì liền chạy nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng, xem ra kĩ năng thoát thân này là được rèn luyện qua những lần đấu trí đánh nhau với người ta đây mà.
Cái gì? Nhân chứng?
Ồ, chuyện là tại Vương Thụ Dân ngu thì chết chứ bệnh tật gì. Trước khi đánh nhau, cậu ta vô cùng phong độ mà bảo hoa khôi Lạc Linh chạy trước, báo hại chẳng ai chứng kiến được cảnh anh hùng khí phách của cậu ta mà đứng ra minh oan giải thích.
Lại nói về chuyện chính, sáng hôm sau khi Giả Quế Phương và Vương Đại Xuyên nhận được điện thoại của ủy ban phường liền tức tốc chạy đi đón con. Đến nơi chỉ thấy con trai nhà mình đầu u một cục, mình mẩy dơ dáy máu me, chỗ bị thương chỉ qua loa xử lý, ngồi một đống trong góc nhà. Giả Quế Phương mắt liền đỏ au lên. Bình thường thì bà hùng hổ dữ dằng, thế nhưng cũng là mẹ người ta, có người mẹ nào thấy con mình bị vậy mà kìm nước mắt cho nổi?
Sắp sửa khai giảng thì bắt gặp đánh nhau gần trường học, Vương Thụ Dân ơi Vương Thụ Dân, số của cậu có cần đen tới thế không?
Vốn dĩ đây chỉ là một chuyện giản đơn, hành vi của Vương Thụ Dân đường đường là anh hùng cứu mỹ nhân, thấy người gặp nạn liền rút dao tương trợ. Trong xã hội Thạch Sach thì ít Lý Thông thì nhiều này nên được khen ngợi mới đúng, thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ không người làm chứng.
Về hoa khôi Lạc Linh kia, đêm hôm về nhà thì liền bị ba mẹ cấm cửa. Gia đình cô nàng là nhà có danh tiếng ở Bắc Tân, có người cậu ruột là lãnh đạo cấp cao của quận vốn chẳng ưa gì bọn Lục Trung, đang tính toán chuyển trường cho cháu. Nay chuyện này xảy ra cũng nhân đó mà làm thủ tục chuyển trường cho xong.
Cảnh sát? Thôi bỏ mộng đi! Người ta là con gái nhà tử tế lại còn chưa thành niên, làm gì có quan hệ với phường lưu manh bụi đời như các người? Đúng là mắt chó mà! Dẹp, không thả cho về!
Một lãnh đạo cấp cao quen một lãnh đạo bên bộ giáo dục; lãnh đạo bộ giáo dục lại quen cục trưởng cục cảnh sát. Tất cả đều là con ông cháu cha dây mơ rễ má với nhau, không phải đối tượng mà phó thường dân như chúng ta chạm tay tới nỗi.
Đường đường là một người đàn ông nặng một trăm tám chục cân, nói năng hay ngáy ngủ đều vang rền như sấm dậy, hai cánh tay to bè tựa hai cái cánh quạt là Vương Đại Xuyên vậy mà bây giờ chỉ còn biết ngồi rúm ró trong xó hút thuốt. Hai chỏm tóc phía Thái Dương chỉ một đêm liền như bạc trắng.
Đúng là thói đời mà!
Nhà họ Vương sau khi chạy vại tận dụng hết mọi mối quan hệ mới có thể biến việc này từ to thành nhỏ. Vương Thụ Dân cuối cùng cũng bình an được thả ra, bình an vào bệnh viện băng bó vết thương, rồi bình an về nhà nhập học… Song le theo sự tha về đó là một an phạt không nhẹ chút nào.
Trong những ngày Vương Thụ Dân nằm viện, Tạ Nhất gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm xin nghỉ một tuần, rồi bịa đại một cái cớ lừa Giả Quế Phương và Vương Đại Xuyên. Tạ Nhất mỗi bữa đều mang theo sách vở và cơm nước vào bệnh viện chăm sóc cho Vương Thụ Dân. Sao? Vụ cãi nhau hôm trước hả? Ôi trời, ai mà nhớ mấy chuyện giận hờn vặt vãnh đó chứ!
Con hổ con suốt ngày chạy nhảy đùng một cái liền trầm mặc hẳn đi. Trong thế giới của Vương Thụ Dân, trắng là trắng, đen là đen, đúng là đúng, sai là sai. Thiếu niên từ bé đã ảnh hưởng tư tưởng từ những quyển tiểu thuyết võ hiệp, lúc nào cũng sùng bái bậc anh hùng hào kiệt, khẳng khái chân thành, rạch ròi cừu hận.
Thế nhưng đó cũng chỉ là những điều ảo tưởng người ta dựng nên, chú bé ngốc ạ!
Có đôi khi Vương Thụ Dân không thể chịu đựng nổi nữa, nắm tay Tạ Nhất mà rằng, “Cậu nói xem sao con nhỏ đó lại như vậy? Cậu nói xem bộ đứng ra nói lời công bằng là cô ta chết à? Cậu nói xem tôi chẳng làm gì sai cả… Cậu nói xem…”
Khi nói, hai mắt chẳng nhìn thẳng vào Tạ Nhất, chỉ miên man ngó bầu trời vẫn một màu xám xịt như thể chẳng tươi sáng lên nỗi. Tạ Nhất cũng không nói năng gì. Đầi óc cậu còn phiễn não hơn Vương Thụ Dân nhiều, về chuyện Tạ Thủ Chuyết, về Nhất Trung, về… Cảm tình sâu nặng dành cho Vương Thụ Dân đó cả đời cũng sẽ không nói ra.
Có bao nhiêu người có thể phong lưu thích chí rong ngựa đi tẫn thành Trường An ngắm cảnh xem hoa? Đừng ngu ngơ khờ khạo nữa các cậu bé ơi!
Một tuần sau, Tạ Nhất quay về Nhất Trung, còn Vương Thụ Dân lại thấy bản thân có cố gồng lên học hành cũng chẳng ý nghĩa gì. Bèn lựa một ngày đẹp trời mà ngồi xuống thưa chuyện với Vương Đại Xuyên, “Ba, con có chuyện này muốn bàn với ba.”
Khi đó Vương Đại Xuyên còn không biết cái gì là “man to man”, chỉ là bị khí thế của thằng con trai mình làm cho sững ra.
Vương Thụ Dân hít sâu một hơi rồi nói, “Ba, con không muốn đi học nữa!”
Hai mắt Vương Đại Xuyên trợn tròn đỏ rực như thể cái ***g đèn, tay chân nhanh hơn trí óc, cúi người lượm chiếc dép lên ném vào đầu Vương Thụ Dân, “Mày nói gì? Ngon thì nhắc lại tao nghe!”
Vương Thụ Dân lách người tránh đi, nhăn mặt nói, “Ba, ba đừng nóng, bình tĩnh nghe con nói cái đã…”
“Tao nghe mày nói? Nghe mày nói cái đách ấy! Thằng mất dạy mày! Loạn rồi! Mày không đi học thì làm cái gì?”
Giả Quế Phương nghe thấy tiếng quát tháo liền chạy ùa từ nhà bếp ra, đứng ở cửa nhìn hai cha con giương cung bạt kiếm với nhau.
Thân hình cao to vạm vỡ của Vương Đại Xuyên với người thường mà nói thì có tính uy hiếp rất lớn, ấy nhưng Vương Thụ Dân lại chẳng sợ, cố rướn cổ ngưỡng đầu lên đáp, “Ba, Lục Trung không như Nhất Trung, một năm có được mấy người đậu Đại học? Hồi năm trước thi vào cao đẳng cũng chỉ có mỗi một người đậu vớt vào cái trường ghẻ ở Bắc Tân. Con nếu mà cứ bám vào mấy cái lý luận cùi đó thì ba năm nữa ra đời biết làm gì ăn!?”
Vương Đại Xuyên chỉ trợn mắt liếc thằng con, không có dấu hiệu xấn lên dùng bạo lực trấn áp hay dạy dỗ. Giả Quế Phương đứng ở đằng xa nhìn tình cảnh này, chỉ thấy con trai mình thật sự đã lớn rồi, từng chữ thốt ra cũng hệt như ba nó hồi trẻ, đến cả vóc người cũng giống. Hai người đứng kế nhau, đến cả ánh mắt cũng rập khuôn.
Bà phủi bột mì dính trên tay, ho một tiếng, đi tới giữa hai cha con, “Vậy con nói xem, con không đi học thì muốn làm cái gì? Buôn bán hay đi làm thuê?”
“Con muốn nhập ngũ!” Vương Thụ Dân đáp, chẳng đợi Giả Quế Phương phản bác thì một đường mà tiến, “Con đã hỏi thăm rồi, bộ đội rất dễ vào, chỉ cần kiểm tra đủ sức khỏe và đủ tuổi là được. Đi hai năm trở về, nhà nước sẽ an bài cho công ăn chuyện làm.”
Trên gương mặt thiếu niên có một vẻ kiên định đến lạ. Giả Quế Phương và Vương Đại Xuyên nhìn nhau. Nhập ngũ? Ý này cũng không tồi, chỉ cần bản thân không sợ cực sợ khổ là được.
*
Khi Tạ Nhất hay chuyện này thì Vương Thụ Dân đã hoàn thành thủ tục nhập ngũ. Xin vào quân đội không khó, chỉ cần đủ tiền, tốn vài ngàn đồng cậy nhờ người ta, rồi chuẩn bị nọ kia liền có được một chân.
Vương Thụ Dân to tiếng nói qua điện thoại, “Quân đoàn giải phóng biết không? Sau này tôi cũng là người trong đội quân đó, đây không phải cũng xem như một loại thử thách sao, xem thử ai là người giỏi hơn? Ha ha, sau này anh đây…”
Ống nghe điện thoại cầm trong tay như thể nóng rần lên, khiến Tạ Nhất rối bời.
Cậu bỗng nhiên nhớ tới, cái người đang lải nhải không dứt trong điện thoại là người vô cùng thân quen với mình, thế nhưng lập tức sẽ phải cách xa vạn dặm. Hai năm… Nghĩa là rất dài rất lâu không về nhà. Nghỉ hè và nghỉ đông cũng chẳng thể thấy mặt.
Vương Thụ Dân vô tư nói tiếp, “Chúng ta một văn một võ, tới lúc đó rồi xem đứa nào dám khi dễ ba mẹ tôi!”
Phải, là ba mẹ của cậu…
“Cậu đừng có nhớ thương tôi quá, ráng lo học hành, mai này nếu anh đây mà thành đại tướng thì sẽ quay về chiếu cố cậu!”
Tạ Nhất chỉ thấy Vương Thụ Dân càng lúc càng cách thế giới của cậu càng xa. Người mỗi ngày một lớn lên, hai đứa trẻ ngày xưa cùng nhau chơi đùa tự có số phận của riêng mình, ai cũng phải truy đuổi tiền đồ, thế gian bốn bể muôn phần, mãi mãi chẳng nhỏ hẹp như trong cổ thi đã tả.
Chúng ta chỉ là phàm nhân chứ không phải Vương Bột họa nên Đằng Vương các tự, chẳng thể là người quân tử dầu cách thiên nhai vạn đặm cũng như gần trong gang tấc, phân ly thì há là gì, âu cũng là chuyện đùa thôi.
Tạ Nhất cúp máy xong thì liền thất thần, tâm trí trống rỗng. Như vậy cũng tốt, lâu ngày không gặp biết đâu sẽ quên được Vương Thụ Dân, quan hệ đôi bên cũng nhạt phai dần dần… Biết đâu, Tạ Nhất không còn thích Vương Thụ Dân nữa… Biết đâu sẽ trở lại thành người bình thường… Biết đâu sẽ…
Biết đâu chừng…
Mùa xuân năm mười sáu tuổi đó, cậu đi trên đường xán lạn, tôi bước qua cầu khúc khuỷu.
✧
.12/Lời tiên đoán.
Quân đội ư, ừ cũng là một nơi tốt. Đàn ông phải đi bốn bể, tay mang súng, vai gánh hành trang, miệng đếm một hai một hai, thời gian uốn nắn rèn đúc ra khí chất nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.
Giả Quế Phương trăm dặn ngàn dò, sợ là một khi con trai rời khỏi đôi cánhchở che của mẹ thì bị gì oan khuất thua thiệt. Vương Thụ Dân thì cứ bình tĩnh như thường, chẳng ngại cực hay khổ. Ngày xưa cha ông trường chinh hai vạn năm, họ chịu được cớ gì mình lại không? Người xưa nói, không ăn khổ sao biết được mùi hạnh phúc.
Những tân binh thì được đội trưởng huấn luyện. Trong nhóm loại người gì cũng có, đúng với kiểu năm châu bốn bể đều là anh em. Có một cậu nhóc tên Hà Tiểu Binh, vừa nghe danh liền biết chẳng có tiền đồ to lớn gì, nhìn mặt là thấy chưa đủ tuổi, cằm còn chưa mọc cả lông măng. Sau khi hỏi han thì biết là do học không nổi cấp Hai, nhờ người ta sửa hộ khẩu, nâng tuổi lên, rồi xin vào quân ngũ, đi lính hai năm xong thì về nhà, được chính quyền lo cho công ăn chuyện làm, hoặc là tới xí nghiệp gia đình làm việc cũng được.
Còn có một người anh em tên Lý Ái Quân, từ trên núi xuống, nguyên danh Lý Cẩu Đản, nhưng đã tự đổi tên khi vào quân đội, tiếng phổ thông nói không rành lắm, được cái tính tình tốt bụng nhiệt tình, khuyết điểm duy nhất là ăn cơm hơi bị nhiều. Ngày đầu tiên tập huấn, một nhóm trai tráng ngồi xe mệt nhọc, thấy cơm thì ăn như quỷ đói, thế nhưng tới khi đồng chí Lý Ái Quân cầm đũa lên thì ai nấy cũng phải choáng váng nhìn, tới cả đội trưởng suýt rớt cả tròng mắt ra.
Lý Ái Quân vô cùng yêu mến với thức ăn, chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã giải quyết xong mười lăm cái màn thầu cùng một nồi cháo lớn, khiến các anh em còn lại chẳng ai được no bụng.
Vương Thụ Dân lần đầu được rửa mắt, thầm nghĩ quả nhiên là bộ đội, toàn là kẻ khác người.
Chỗ tập huấn đặt cạnh một bờ suối nhỏ ở Liêu Ninh, sinh hoạt hết sức gian khổ, phần ăn mỗi bữa còn chưa tới bảy đồng tiền, suốt ngày cháo rau dưa cải. Ăn uống nghèo nàn như vậy khiến Vương Thụ Dân nghĩ mình sắp sửa sánh bằng cư dân ở Châu Phi rồi. Có người anh em còn sửa lời quân ca thành “Anh là gốc cải ngọt đến từ đất xanh~~”
Bất quá, mấy lời than thở rền rĩ đó chỉ phát xuất từ miệng những cậu ấm chơi bời trác táng như Vương Thụ Dân thôi. Còn như Lý Ái Quân thì khác, Lý ta nhiều lần nói cho cả đội nghe về chuyện quê mình, nhà nhà dăm bữa nửa tháng cũng chẳng có lấy một bữa ăn no, cháo rau dưa cải có là gì? Có ăn rồi còn kén cá chọn canh, đây là hành vi chỉ có bọn thiếu gia chưa bao giờ biết khổ làm thôi.
À, nói vậy thì nhìn chung chỉ có mỗi mình đồng chí Lý Ái Quân là từng biết mùi cực khổ thôi.
Từ sáng sớm tới chiều tối chỉ có mỗi một báo cháo trắng mà phải chạy việt dã năm ngàn mét, hại các tân binh chạy xong đều bủn rũn tay chân mình mẩy, chỉ hận là sao không long hết tứ chi ra cho rồi. Dần dần, Vương Thụ Dân cũng hiểu ra vì sao mặt mày đội trưởng lúc nào trông cũng như táo bón vậy, cả ngày ngoài bới móc ra thì cũng chỉ là bới móc.
Cả đám lính mới đều chịu không nổi, nhịn riết muốn nổi khùng.
Năm đầu đi lính áo quần lúc nào cũng ngai ngái mùi chua, giặt hoài chẳng phai hương, nội y ngoại trừ ngủ thì chẳng đời nào được cởi xuống.
Đương nhiên, vấn đề này Vương Thụ Dân chỉ than van cho mình Tạ Nhất nghe. Những khi gọi điện về nhà, tới cả Vương Đại Xuyên cậu ta cũng không hé môi than khổ lấy nửa lời, bao giờ cũng cười ha hả bảo bộ đội tốt lắm, ăn uống ngon lành bổ dưỡng.
Cha mẹ tuy còn trẻ, nhưng Vương Thụ Dân đã học được kỹ năng chỉ kể chuyện tốt không nói chuyện xấu cho họ nghe. Đôi lúc nghĩ lại thấy may mắn, may mắn là mình có Tạ Nhất làm bạn từ bé, có gì khổ sở cũng có thể kể cho đối phương nghe. Người kia trước nay chỉ toàn im lặng lắng nghe, quá lắm thì không mặn không nhạt mà đáp, “Ai biểu cậu chọn con đường này, ngu thì chịu đi!”
Lúc ấy Vương Thụ Dân sẽ cười khúc khích lên. Thật ra cậu ta không hề hy vọng mình sẽ được an ủi vuốt ve khi than vãn thế này. Đường đường là đàn ông con trai, đầu quân bảo vệ tổ quốc, làm dáng làm eo thế này thì coi sao được.
*
Thoáng một cái liền hết hai năm, nói thiệt chứ chẳng ngoa. Nhắm mắt mở mắt liền thấy bóng câu qua cửa. Hai năm trước Vương Thụ Dân nghĩ, khi nào xuất ngũ liền được người ta xếp cho công ăn chuyện làm, làm một chức nhàn nhã trong cơ quan nào đó, sớm sớm chiều chiều thong thả, rồi qua hết một đời như ba mẹ cậu ta. Thế nhưng hai năm sau thì Vương ta lại không muốn rời khỏi quân ngũ.
Bắc Tân là một nơi phồn thịnh. Xe cộ đông đúc nhà cao ốc ***g lộng. Một nơi bé tí lại chật ních người với người, ai cũng vội vàng đi lại, thời gian như để lại ấn ký trên gương mặt của mỗi người. Đàn ông thì bụng càng ngày càng bự. Đàn bà thì nếp nhăm mỗi lúc một dày. Ngày ngày quanh đi quẩn lại toàn chuyện thức dậy đi làm, ngồi xe về nhà, rồi vội vàng đi siêu thị mua thức ăn.
Vương Thụ Dân nghĩ, lẽ nào cam nguyện trôi qua một đời như thế?
Cậu ta gọi điện cho Tạ Nhất, đầu dây bên kia im lặng một lúc lâu mới đáp, “Nếu cậu muốn ở lại trong quân đội thì cứ ở đi, mà tôi nghe nói là còn phải thi tuyển gì đó đúng không? Nếu cậu cần thì cứ nói, tôi gửi tài liệu sang cho cậu tham khảo. Đề thi vào trường quân đội dễ hơn là thi lên đại học.”
Lúc nói chuyện với nhau, Vương Thụ Dân hồ như chẳng thể nhớ nổi dánh người mảnh gầy và đôi mắt tươi tắn hàm sắc hoa đào của cậu bạn thơ ấu kia. Tạ Nhất càng lúc càng ít nói, ngữ khí cũng bình tĩnh ôn hòa, giọng nói thì trầm thấp đáng tin, hệt như một người đàn ông vậy. Rời nhà ra tỉnh học, lẽ nào thật sự biến một cậu bé nhanh chóng lớn lên, không riêng gì quân đội, mà còn là trường học nữa.
*
Kỳ thi Cao đẳng Đại học rơi vào mùa hè tháng Bảy, lòng người cứ miên man lo nghĩ, phiền não hơn cả tiếng ve râm ran trên những hàng cây ven đường. Phố sá dường như cũng bị nắng hun nóng, tỏa ra những lớp khói mỏng mảnh thỉnh thoảng cuộn lên, tựa như bụi mù sa mạc.
Một lễ thành niên đầy khắc nghiệt.
Ba năm nỗ lực, thành bại trong một giờ.
Phía bên ngoài trường thi phụ huynh đứng bu đông như mối, người cầm dù, người cầm chai nước khoáng mát lạnh. Ai nấy cũng mỏi mắt hy vọng trông ngóng vào hai cánh cổng khép kín. Giáo viên chủ nhiệm vất vả lắm mới đưa cả lớp vào trường, xếp cho mọi người đứng thành một vòng tròn, vì người quá đông nên phải đứng nghiêng sang một bên, cùng chung lòng bắt tay nhau hô, “Ban Tư nhất định thi tốt!”
Một tiếng hét nhất tề vang lên, khiến người lớn đứng ngoài cổng trường phải nhón chân lên nhìn mấy bận. Đến cả người chẳng hòa hợp với đám đông như Tạ Nhất cũng tham gia vào, mọi người chẳng cần biết thân hay quen miễn chạm mặt liền vươn tay vỗ vai nói với nhau một câu “Cố gắng lên!”
Lúc còn học trung học thấy các anh chị phổ thông thì thầm nghĩ chẳng biết tới bao giờ mình mới bằng họ, đến khi lên cấp Ba rồi thì lại thấy thời gian trôi đi như mắc cửi, chỉ tiếc sao tháng ngày không chầm chậm trôi qua, thế nhưng tới lúc ngồi trong trường thi rồi thì tâm tình bình tĩnh đến lạ.
Thi xong, Tạ Nhất về phòng ngủ tổng vệ sinh lần cuối, thu dọn hành trang về nhà. Lúc sắp xếp vật dụng thì thấy tấm ảnh nhét dưới đáy ba lô, hình hai cậu thiếu niên đứng vai kề vai, miệng nở nụ cười rực nắng. Đó là hồi tốt nghiệp cấp Hai, một bạn nhà giàu trong lớp tài trợ chụp ảnh cho mọi người. Là tấm ảnh duy nhất Vương Thụ Dân và Tạ Nhất chụp cùng nhau.
Có người từng bảo, khoảng cách xa sinh ra cái đẹp, cự ly gần nảy sinh cái tình. Thế nhưng từ đây đến đó cự ly đã kéo dài mãi ra mà cảm tình vẫn chẳng thể phai nhạt, ngược lại càng mạnh mẽ sinh trưởng.
Nhĩ xanh tôi hái, hái hoài
Giỏ tre nghiêng nắng rớt ngoài bên hiên
Nhớ anh tôi nhớ trường miên
Giỏ kia bỏ lỡ giữa viền chiêm bao.
Núi xa tôi muốn lên vì
Ngựa nay đang bệnh há bì nương cao
Bình vàng tôi rót rượu đào
Say rồi chẳng thấy dạt dào tương tư.*
(Trên là quyển nhĩ 1 và dưới quyển nhĩ 2, trong Chu Nam – Quốc Phong – Kinh Thi. Quyển nhĩ là một một loại rau nhĩ, lá có hình như tai chuột. Thiệt tình là phải lao tâm khổ tứ với cái đoạn này ;__;)
*
Nguyện vọng thứ nhất của Tạ Nhất là một trường Đại học ở thành phố phía Nam, cách nhà xa vạn lý, nghe đâu bốn mùa xuân ấm vắng mặt đông hàn, vườn trường tứ phía có cỏ hoa giăng lối.
Tạ Nhất muốn rời thành phố này, rời khỏi những kí ức có dính dáng đến Tạ Thủ Chuyết, đến một nơi chẳng người biết cậu là ai.
Nỗi tự ti che lấp đó, riêng mình Tạ Nhất hiểu.
Một tháng đợi chờ kết quả tưởng chừng như dài hàng thế kỉ. Đám học trò trong thời gian chờ đợi chẳng biết làm gì ngoài việc bốc lịch đếm từng giây, vừa mong vừa sợ ngày có kết quả.
Suốt thời gian đó Tạ Nhất đều chăm chỉ đi làm, cậu bây giờ đã thành niên, muốn tìm việc làm cũng dễ hơn so với hồi còn bé. Mỗi ngày đều là một lịch trình dài đăng đẵng, sáng ra công trường phụ hồ, chiều lau dọn ở Mcdonald, tối thì làm vệ sinh ở tiệm Karaoke.
Cứ thế trải qua một tháng, có người sầu có người vui.
Ông trời cuối cùng cũng chịu mở mắt một lần, ngày có giấy báo thi, Tạ Nhất ngồi xe đò mất một tiếng đồng hồ lội lên Nhất Trung. Giáo viên chủ nhiệm ngồi chờ ở phòng giáo viên, đưa cho cậu một cái phong bì màu đỏ sậm, vui mừng khôn xiết mà kéo tay cậu nói liên miên một hồi.
Trường mà Tạ Nhất thi đậu là một trường hạng trung, không danh tiếng gì mấy, chuyên về y và dược, thế nhưng với Tạ Nhất mà nói thì kết quả thế này là được rồi.
Học sinh trong số hai mươi sáu hạng đầu đều đậu vào trường có danh, Tạ Nhất đứng hàng hai mươi bốn, trước sau nhịp độ ổn định, thành tích lẫn nguyện vọng đều đạt thành như sở nguyện.
Chủ nhiệm biết tình cảnh nhà Tạ Nhất, trước khi đi thì thở dài, vỗ vai khích lệ, “Tạ Nhất, cô chỉ có thể đưa em đi tới đây, con đường sau này phải do em tự bước. Con người sống trên đời, không thể cứ tranh hơn hiếu thắng, khi nào cần thì phải biết nhún nhường. Thế nhưng tuyệt đối không được cúi đầu. Tinh thần không thể như cái can nước bị thủng được!”
Tạ Nhất cúi đầu đáp, “Em hiểu ạ!”
Chủ nhiệm ngừng một lúc, lại nói, “Sau này tới học ở nơi xa nhà như thế, hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng em phải nhớ, dầu có ra sao cũng không được từ bỏ. Nếu có lần đầu bỏ cuộc ắt sẽ có lần thứ hai, thứ ba và nhiều lần nữa… Con gái cô học tâm lý học, nó bảo đây là hiệu ứng domino… Nhớ nhé, chỉ có mình mới hiểu được mình thôi. Cô biết em là một người tài giỏi, có tiền đồ.”
Tạ Nhất trước nay chưa từng nghe ai nói thế với mình, nên ngạc nhiên ngước đầu nhìn mãi người cô giáo già trước nay mang tiếng khó tính.
Chủ nhiệm lại cười bảo, “Thật đấy, cô sống từng tuổi này, chưa bao giờ nhìn lầm ai. Em chắc chắn sẽ có tương lai xán lạn. Em hãy nhớ lời hôm nay, mười năm nữa em quay lại đây, để xem lời cô nói đúng không.